Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Bãi sau của đảo Bidong về đêm hơi im lìm vắng lặng, một màng đêm bao trùm hòn đảo nhỏ bé. Xa xa những ánh đèn của tàu đánh cá Mã Lai rải rác chung quanh đảo như những ánh lửa của ma trơi, chập chờn lúc ẩn, lúc hiện. Gió mùa đông lành lạnh thổi, tạo nên những cơn sóng nhỏ, nhè nhẹ vỗ vào vách đá như những lời than thân trách phận của các oan hồn bị hải tặc cướp đi mạng sống.
Hai thầy trò Long ngồi thu mình trên mỏm đá để đón mua cá từ tàu Mã Lai. Long hỏi Ân:
- Làm sao mình biết được tàu nào có cá bán mà đón mua? Hơn nữa tụi Mã Lai nó làm sao mà biết được có người đón nó mà nó tới bán cá cho mình?
- Tháng trước tụi em đang câu cá phía sau đảo, tình cờ gặp một thằng Mã Lai gốc Tàu. Nó hỏi: "Muốn mua cá không, sáng nó đem tới bán cho", rồi nó cho tín hiệu liên lạc mỗi khi nó đến. Từ hôm đó đến nay đêm nào nó cũng tới bán cá.
- Có khi nào nó không tới hông? Long hỏi:
- Cũng có. Nhưng nó không tới thì cũng thế đứa khác tới, thầy khỏi lo chuyện đó.
- Bộ người Tàu nhiều lắm sao?
Thằng Ân cười cười trả lời:
- Không tụi nó là người Mã Lai.
Long ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Em biết tiếng Mã Lai hay tiếng Anh sao?
Ân cười hì hì:
- Bí mật, chừng nào gặp thì thầy biết liền.
Nói xong Ân cầm cây đèn pin bấm chớp tắt 2 lần, chừng một phút sau nó quay qua chỗ khác tiếp tục làm y như vậy. Long thắc mắc hỏi nó:
- Em làm trò khỉ gì vậy?
- Em đang ra tín hiệu tìm tàu quen. Tín hiệu của mình là 2,5,3 thầy nhớ nghen.
Long tò mò hỏi tiếp:
- 2, 5, 3 là cái quái gì vậy?
- Tức là khi mình nhá cho nó 2 lần, nó đáp lại mình 5 cái, nếu an toàn mình nhá tiếp cho nó 3 cái nữa.
Long vẫn chưa hết thắc mắc:
- Tại sao lại có chuyện an toàn với lại không an toàn ở đây?
Ân giải thích thêm:
- Tụi cảnh sát Mã Lai thường tịch thu hàng hóa, nhất là vào buổi tối.
- Ủa! Buổi tối cũng có mua bán nữa à?
- Thầy không biết sao? Buổi tối mua bán nhiều mặt hàng lắm, nhưng cảnh sát Mã Lai cũng bắt nhiều hơn, nên em không muốn mạo hiểm, mua cá buổi sáng vẫn an toàn hơn.
Ân tiếp tục ra tín hiệu thêm mấy lần nữa cho tới khi nhận được 5 lần nhá lại của phía tàu cá Mã Lai. Chiếc tàu to tướng lù đù xuất hiện cách bờ chừng non 100 mét. Hai thầy trò nhanh chóng lội ra. Trên tàu cá hôm nay không có người Mã Lai gốc Tàu. Thằng Ân lăng xăng xem cá rồi rút tấm carton trên tàu viết con số 2 tổ bố đưa cho tên ngư phủ xem, nó lắc đầu lia lịa rồi viết lại con số 3 đưa cho Ân, thằng Ân cũng lắc đầu, nó cầm con cá lên rồi đưa ngón tay út (chắc ý nó nói con cá nhỏ bằng ngón tay) nó tiếp tục đưa tờ carton cũ với con số 2. Lần nầy thằng Mả Lai vẽ thêm vào đó 1/2 nữa. Ân vẫn lắc đầu, nhưng nó vẽ thêm 100 kg phía dưới.
Sau khi cân 100kg cá vào hai bao ny-long lớn nó còn chỉa thêm 2 con cá thu rồi mới chịu trả tiền. Hai thầy trò bè hai bao cá vào bờ. Hai chân vừa chấm đất Long nhìn lại thì Ân đã đến bờ trước rồi, nó đang lom Khom kéo bao cá lên bãi, rồi chạy về phía Long hỏi:
- Thầy ổn không vậy?
Long cười thành tiếng:
- Chuyện nhỏ như con thỏ, nhằm nhò gì, thầy lội sông từ thuở còn bú vú mẹ mà, ở dưới nước 2, 3 giờ liền còn chưa nhằm nhò gì huống chi chưa đầy một giờ.
Nó làm thinh không nói gì, nhưng hình như không mấy tin cho lắm.
Hai thầy trò ngồi nghỉ mệt trên bãi các. Ân hỏi Long:
- Thầy muốn sao? Sang lại cho người ta ở đây, hay là vác cá về chợ bán?
- Có ma nào ở đây đâu mà sang với giàu?
Long chưa nói dứt câu thì ba, bốn ánh đèn chạy tới.
- Sao? Được bao nhiêu cá? Có bán không vậy?
Ân đưa mắt nhìn Long như dò hỏi ý, chàng gật đầu.
- Bán, bán hết.
Bốn, năm cái miệng nhao, nhao lên:
- Bao nhiêu một kí vậy?
Ân lẹ làng trả lời trước như sợ Long làm hỏng giá:
- 100 kí cá trong 2 bao mỗi kí giá 5 đồng, mua hết mới sang còn không thì tụi tui vác về chợ.
Một phút yên lặng trôi qua rồi có người trả giá .
- Ba đồng rưởi đi, 3$50 tui cân hết cho. Long mừng rân trong bụng nhưng thằng Ân thì tỉnh bơ trả lời:
- Hôm qua tui cân ở chợ 5$50 .
Người mua hàng vẫn kỳ kèo trả giá:
- Tiền công vác 1 bao hết 10 $ rồi, rủi xui xẻo gặp tụi Mã Lai hốt hàng tụi tui cụt mất vốn sao? Bốn đồng đi đại ca, 4$ tụi tui chặt đẹp.
- Dứt giá 4$50 tui tôi tặng lại 20$ tiền công vác.
Vài người khác nói chen vào:
- Tính sao ông? Có mua không? Nếu không thì đi ra cho người khác làm việc, bộ tính chờ cho lính tới bắt à?
Như sợ mấy người khác cướp mất cơ hội, anh ta vội vàng trả lời luôn:
- Được rồi chặt đẹp luôn.
Giao cá xong Ân tiếp tục bấm tín hiệu ra tàu rồi hỏi Long:
- Trời còn sớm, chưa tới sáng, thầy có muốn chơi thêm lần nữa không?
- Sao lại không? Có chết thằng Tây nào đâu mà sợ?
Thế là 2 thầy trò lội trở ra tàu cá, tái diễn lại màn cũ thêm lần nữa, nhưng lần nầy họ vác cá thẳng về chợ bán cho bạn hàng chợ, chứ không sang lại trên bãi như lần đầu.
Sau khi tính toán tiền nông xong, Ân trao lại cho Long 250 $ tiền lời, nó vui vẻ nói:
- Hôm nay mới ra quân trận đầu mà đại thắng mùa xuân rồi, thầy đúng là ốm mà không yếu chút nào.
Long cười hồn nhiên:
- Cám ơn em đã hết lòng giúp đở thầy.
Rồi Long trao lại cho nó 50$ và nói tiếp:
- Công em nhiều hơn lấy thêm đi.
Ân nhất định từ chối, rồi hẹn lại ngày mai 3 giờ sáng gặp nhau tại chỗ cũ.
Long cầm con cá thu trên tay, lững thững tới nhà Ngọc đinh tặng cho bạn, nhưng chưa đến cửa thì Ngọc đột nhiên xuất hiện, nét mặt rạng rở như vừa trúng số độc đắc.
- Tao vừa có tên trong danh sách đi định cư ở Úc sáng nay, mầy với tao đi tìm người mua nhà, bán căn nhà tao liền, chớ không thôi nó gọi đi thình lình thì bố tao cũng trở tay không kịp.
- Chúc mừng mầy nghen, nhưng mà đi uống cà phê trước đã, còn chuyện bán nhà thì dễ thôi, chỗ tao nằm có biết bao nhiêu người tìm mua.
Hai đứa vào quán cà phê ở khu A tâm sự một lúc Ngọc nóng lòng nói:
- Lẹ lên đi, tìm cho ra người mua nhà trước đã, tao còn phải từ giả bà con bên vợ nữa.
Long dẫn Ngọc tới chỗ trọ của những người mới tới. Một đám người đang nằm la liệt như cá mòi trong hộp, trên những tấm cao su dùng làm chiếu, dưới những gốc dừa rợp bóng mát. Đang đi ngon lành thì có ai đó gọi:
- Thầy! Thầy đi đâu vậy?
Long quay đầu lại. À, thì ra là cô học trò cũ vừa mới gặp hôm qua.
- Tôi đang đi tìm người mua nhà, để bán nhà dùm người bạn. Gia đình em có cần không?
- Em không biết, chắc phải hỏi má mới rõ được.
Ba người đến gốc dừa kế khu chợ. Gia đình Mỹ Ngọc có 5 người đi chung trong chuyến nầy.Ý Tư, Chế My, Thông, Mỹ Ngọc và bé Như Quyên. Má nàng cho biết tàu bi ̣cướp tới 2 lần, nhưng chủ tàu giấu vàng trong vỏ tàu chắc là còn nhiều lắm, nghe đâu đang tìm mua nhà. Bà dắt Minh Ngọc đến gặp thẳng chủ tàu để nói chuyện mua bán.
Trong khi chờ đợi Minh Ngọc dắt chủ tàu đi xem nhà, thì Long cũng hỏi thăm hoàn cảnh gia đình của học trò mình cho biết.
Má Mỹ Ngọc rơm rớm nước mắt than khổ:
- Bị cướp sạch hết rồi thầy ơi. Bi giờ không biết làm sao mà sống đây? Hai ngày nay trời nắng còn đở khổ, chứ mưa xuống là có nước chết luôn. Tui đã đi tìm hết những người quen mượn đở chút ít tiền để xoay sở, nhưng không ai cho mượn hết. Hỏi ai họ cũng trả lời giống nhau "có đâu mà cho mượn"
Long lặng thinh như để chia sẻ nỗi đau, mất mát của người thiếu phụ. Một lúc sau bà tiếp tục tâm sự:
- Còn thầy? Cùng đi cả gia đình hay đi một mình vậy?
- Dạ đi với mấy đứa bạn, nhưng tụi nó đi chung với gia đình.
Anh chàng Thông bổng chen vào:
- Vậy là cu-ki rồi. Thầy đang ở đâu vậy? Có chỗ ở chưa? Hay vẫn nằm chờ dừa khô rụng như tụi nầy?
Thấy anh ta vui tính Long cũng nói chơi cho không khí bớt tẻ nhạt:
- Vẫn đang nằm đếm xem một tàu dừa có bao nhiêu lá, cây dừa ở gần đồn cảnh sát Mã Lai đó, ông có rảnh thì đến đếm phụ tôi.
Lúc sau Minh Ngọc và ông chủ tàu đã thỏa thuận chuyện mua bán nhà xong thì trở lại. Hai đứa từ giả gia đình Mỹ Ngọc rồi ra về. Long trao con cá thu cho Minh Ngọc nói:
- Tao chừa cho vợ chồng mầy đó.
- Nhưng mà tao không lấy đâu. Hôm nay chắc bên vợ tao tổ chức tiệc tùng liên hoan, bởi vì chưa biết lúc nào rời đảo. Tao với mầy không biết có còn gặp lại nhau nữa không?
Rồi Minh Ngọc siết chặt tay Long nghẹn ngào nói tiếp:
- Tạm biệt nghen, hy vọng có ngày mình còn gặp lại.
Rồi Ngọc biến nhanh đi như cố dấu những giọt nước mắt sắp trào ra. Long thẩn thờ nhìn con cá thu trên tay.
Ôi! Ở đời hợp rồi tan, tan rồi hợp như một giấc mơ, mới gặp đó, thấy đó rồi mất đó. Long đem 2 con cá tặng lại cho gia đình Mỹ Ngọc, rồi trở về chỗ cũ trải tấm cao su dưới gốc dừa nằm đếm lá dừa khô...
(Còn tiếp... Mời các bạn xem tiếp kỳ 4)
Lanh Nguyễn
Bãi sau của đảo Bidong về đêm hơi im lìm vắng lặng, một màng đêm bao trùm hòn đảo nhỏ bé. Xa xa những ánh đèn của tàu đánh cá Mã Lai rải rác chung quanh đảo như những ánh lửa của ma trơi, chập chờn lúc ẩn, lúc hiện. Gió mùa đông lành lạnh thổi, tạo nên những cơn sóng nhỏ, nhè nhẹ vỗ vào vách đá như những lời than thân trách phận của các oan hồn bị hải tặc cướp đi mạng sống.
Hai thầy trò Long ngồi thu mình trên mỏm đá để đón mua cá từ tàu Mã Lai. Long hỏi Ân:
- Làm sao mình biết được tàu nào có cá bán mà đón mua? Hơn nữa tụi Mã Lai nó làm sao mà biết được có người đón nó mà nó tới bán cá cho mình?
- Tháng trước tụi em đang câu cá phía sau đảo, tình cờ gặp một thằng Mã Lai gốc Tàu. Nó hỏi: "Muốn mua cá không, sáng nó đem tới bán cho", rồi nó cho tín hiệu liên lạc mỗi khi nó đến. Từ hôm đó đến nay đêm nào nó cũng tới bán cá.
- Có khi nào nó không tới hông? Long hỏi:
- Cũng có. Nhưng nó không tới thì cũng thế đứa khác tới, thầy khỏi lo chuyện đó.
- Bộ người Tàu nhiều lắm sao?
Thằng Ân cười cười trả lời:
- Không tụi nó là người Mã Lai.
Long ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Em biết tiếng Mã Lai hay tiếng Anh sao?
Ân cười hì hì:
- Bí mật, chừng nào gặp thì thầy biết liền.
Nói xong Ân cầm cây đèn pin bấm chớp tắt 2 lần, chừng một phút sau nó quay qua chỗ khác tiếp tục làm y như vậy. Long thắc mắc hỏi nó:
- Em làm trò khỉ gì vậy?
- Em đang ra tín hiệu tìm tàu quen. Tín hiệu của mình là 2,5,3 thầy nhớ nghen.
Long tò mò hỏi tiếp:
- 2, 5, 3 là cái quái gì vậy?
- Tức là khi mình nhá cho nó 2 lần, nó đáp lại mình 5 cái, nếu an toàn mình nhá tiếp cho nó 3 cái nữa.
Long vẫn chưa hết thắc mắc:
- Tại sao lại có chuyện an toàn với lại không an toàn ở đây?
Ân giải thích thêm:
- Tụi cảnh sát Mã Lai thường tịch thu hàng hóa, nhất là vào buổi tối.
- Ủa! Buổi tối cũng có mua bán nữa à?
- Thầy không biết sao? Buổi tối mua bán nhiều mặt hàng lắm, nhưng cảnh sát Mã Lai cũng bắt nhiều hơn, nên em không muốn mạo hiểm, mua cá buổi sáng vẫn an toàn hơn.
Ân tiếp tục ra tín hiệu thêm mấy lần nữa cho tới khi nhận được 5 lần nhá lại của phía tàu cá Mã Lai. Chiếc tàu to tướng lù đù xuất hiện cách bờ chừng non 100 mét. Hai thầy trò nhanh chóng lội ra. Trên tàu cá hôm nay không có người Mã Lai gốc Tàu. Thằng Ân lăng xăng xem cá rồi rút tấm carton trên tàu viết con số 2 tổ bố đưa cho tên ngư phủ xem, nó lắc đầu lia lịa rồi viết lại con số 3 đưa cho Ân, thằng Ân cũng lắc đầu, nó cầm con cá lên rồi đưa ngón tay út (chắc ý nó nói con cá nhỏ bằng ngón tay) nó tiếp tục đưa tờ carton cũ với con số 2. Lần nầy thằng Mả Lai vẽ thêm vào đó 1/2 nữa. Ân vẫn lắc đầu, nhưng nó vẽ thêm 100 kg phía dưới.
Sau khi cân 100kg cá vào hai bao ny-long lớn nó còn chỉa thêm 2 con cá thu rồi mới chịu trả tiền. Hai thầy trò bè hai bao cá vào bờ. Hai chân vừa chấm đất Long nhìn lại thì Ân đã đến bờ trước rồi, nó đang lom Khom kéo bao cá lên bãi, rồi chạy về phía Long hỏi:
- Thầy ổn không vậy?
Long cười thành tiếng:
- Chuyện nhỏ như con thỏ, nhằm nhò gì, thầy lội sông từ thuở còn bú vú mẹ mà, ở dưới nước 2, 3 giờ liền còn chưa nhằm nhò gì huống chi chưa đầy một giờ.
Nó làm thinh không nói gì, nhưng hình như không mấy tin cho lắm.
Hai thầy trò ngồi nghỉ mệt trên bãi các. Ân hỏi Long:
- Thầy muốn sao? Sang lại cho người ta ở đây, hay là vác cá về chợ bán?
- Có ma nào ở đây đâu mà sang với giàu?
Long chưa nói dứt câu thì ba, bốn ánh đèn chạy tới.
- Sao? Được bao nhiêu cá? Có bán không vậy?
Ân đưa mắt nhìn Long như dò hỏi ý, chàng gật đầu.
- Bán, bán hết.
Bốn, năm cái miệng nhao, nhao lên:
- Bao nhiêu một kí vậy?
Ân lẹ làng trả lời trước như sợ Long làm hỏng giá:
- 100 kí cá trong 2 bao mỗi kí giá 5 đồng, mua hết mới sang còn không thì tụi tui vác về chợ.
Một phút yên lặng trôi qua rồi có người trả giá .
- Ba đồng rưởi đi, 3$50 tui cân hết cho. Long mừng rân trong bụng nhưng thằng Ân thì tỉnh bơ trả lời:
- Hôm qua tui cân ở chợ 5$50 .
Người mua hàng vẫn kỳ kèo trả giá:
- Tiền công vác 1 bao hết 10 $ rồi, rủi xui xẻo gặp tụi Mã Lai hốt hàng tụi tui cụt mất vốn sao? Bốn đồng đi đại ca, 4$ tụi tui chặt đẹp.
- Dứt giá 4$50 tui tôi tặng lại 20$ tiền công vác.
Vài người khác nói chen vào:
- Tính sao ông? Có mua không? Nếu không thì đi ra cho người khác làm việc, bộ tính chờ cho lính tới bắt à?
Như sợ mấy người khác cướp mất cơ hội, anh ta vội vàng trả lời luôn:
- Được rồi chặt đẹp luôn.
Giao cá xong Ân tiếp tục bấm tín hiệu ra tàu rồi hỏi Long:
- Trời còn sớm, chưa tới sáng, thầy có muốn chơi thêm lần nữa không?
- Sao lại không? Có chết thằng Tây nào đâu mà sợ?
Thế là 2 thầy trò lội trở ra tàu cá, tái diễn lại màn cũ thêm lần nữa, nhưng lần nầy họ vác cá thẳng về chợ bán cho bạn hàng chợ, chứ không sang lại trên bãi như lần đầu.
Sau khi tính toán tiền nông xong, Ân trao lại cho Long 250 $ tiền lời, nó vui vẻ nói:
- Hôm nay mới ra quân trận đầu mà đại thắng mùa xuân rồi, thầy đúng là ốm mà không yếu chút nào.
Long cười hồn nhiên:
- Cám ơn em đã hết lòng giúp đở thầy.
Rồi Long trao lại cho nó 50$ và nói tiếp:
- Công em nhiều hơn lấy thêm đi.
Ân nhất định từ chối, rồi hẹn lại ngày mai 3 giờ sáng gặp nhau tại chỗ cũ.
Long cầm con cá thu trên tay, lững thững tới nhà Ngọc đinh tặng cho bạn, nhưng chưa đến cửa thì Ngọc đột nhiên xuất hiện, nét mặt rạng rở như vừa trúng số độc đắc.
- Tao vừa có tên trong danh sách đi định cư ở Úc sáng nay, mầy với tao đi tìm người mua nhà, bán căn nhà tao liền, chớ không thôi nó gọi đi thình lình thì bố tao cũng trở tay không kịp.
- Chúc mừng mầy nghen, nhưng mà đi uống cà phê trước đã, còn chuyện bán nhà thì dễ thôi, chỗ tao nằm có biết bao nhiêu người tìm mua.
Hai đứa vào quán cà phê ở khu A tâm sự một lúc Ngọc nóng lòng nói:
- Lẹ lên đi, tìm cho ra người mua nhà trước đã, tao còn phải từ giả bà con bên vợ nữa.
Long dẫn Ngọc tới chỗ trọ của những người mới tới. Một đám người đang nằm la liệt như cá mòi trong hộp, trên những tấm cao su dùng làm chiếu, dưới những gốc dừa rợp bóng mát. Đang đi ngon lành thì có ai đó gọi:
- Thầy! Thầy đi đâu vậy?
Long quay đầu lại. À, thì ra là cô học trò cũ vừa mới gặp hôm qua.
- Tôi đang đi tìm người mua nhà, để bán nhà dùm người bạn. Gia đình em có cần không?
- Em không biết, chắc phải hỏi má mới rõ được.
Ba người đến gốc dừa kế khu chợ. Gia đình Mỹ Ngọc có 5 người đi chung trong chuyến nầy.Ý Tư, Chế My, Thông, Mỹ Ngọc và bé Như Quyên. Má nàng cho biết tàu bi ̣cướp tới 2 lần, nhưng chủ tàu giấu vàng trong vỏ tàu chắc là còn nhiều lắm, nghe đâu đang tìm mua nhà. Bà dắt Minh Ngọc đến gặp thẳng chủ tàu để nói chuyện mua bán.
Trong khi chờ đợi Minh Ngọc dắt chủ tàu đi xem nhà, thì Long cũng hỏi thăm hoàn cảnh gia đình của học trò mình cho biết.
Má Mỹ Ngọc rơm rớm nước mắt than khổ:
- Bị cướp sạch hết rồi thầy ơi. Bi giờ không biết làm sao mà sống đây? Hai ngày nay trời nắng còn đở khổ, chứ mưa xuống là có nước chết luôn. Tui đã đi tìm hết những người quen mượn đở chút ít tiền để xoay sở, nhưng không ai cho mượn hết. Hỏi ai họ cũng trả lời giống nhau "có đâu mà cho mượn"
Long lặng thinh như để chia sẻ nỗi đau, mất mát của người thiếu phụ. Một lúc sau bà tiếp tục tâm sự:
- Còn thầy? Cùng đi cả gia đình hay đi một mình vậy?
- Dạ đi với mấy đứa bạn, nhưng tụi nó đi chung với gia đình.
Anh chàng Thông bổng chen vào:
- Vậy là cu-ki rồi. Thầy đang ở đâu vậy? Có chỗ ở chưa? Hay vẫn nằm chờ dừa khô rụng như tụi nầy?
Thấy anh ta vui tính Long cũng nói chơi cho không khí bớt tẻ nhạt:
- Vẫn đang nằm đếm xem một tàu dừa có bao nhiêu lá, cây dừa ở gần đồn cảnh sát Mã Lai đó, ông có rảnh thì đến đếm phụ tôi.
Lúc sau Minh Ngọc và ông chủ tàu đã thỏa thuận chuyện mua bán nhà xong thì trở lại. Hai đứa từ giả gia đình Mỹ Ngọc rồi ra về. Long trao con cá thu cho Minh Ngọc nói:
- Tao chừa cho vợ chồng mầy đó.
- Nhưng mà tao không lấy đâu. Hôm nay chắc bên vợ tao tổ chức tiệc tùng liên hoan, bởi vì chưa biết lúc nào rời đảo. Tao với mầy không biết có còn gặp lại nhau nữa không?
Rồi Minh Ngọc siết chặt tay Long nghẹn ngào nói tiếp:
- Tạm biệt nghen, hy vọng có ngày mình còn gặp lại.
Rồi Ngọc biến nhanh đi như cố dấu những giọt nước mắt sắp trào ra. Long thẩn thờ nhìn con cá thu trên tay.
Ôi! Ở đời hợp rồi tan, tan rồi hợp như một giấc mơ, mới gặp đó, thấy đó rồi mất đó. Long đem 2 con cá tặng lại cho gia đình Mỹ Ngọc, rồi trở về chỗ cũ trải tấm cao su dưới gốc dừa nằm đếm lá dừa khô...
(Còn tiếp... Mời các bạn xem tiếp kỳ 4)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét