Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Ông Trời có khi cũng công bằng lắm, thấy đám dân tị nạn không mùng, không chiếu, không một mảnh cao su để che mưa, che nắng, nên ổng cũng không buồn nhỏ xuống một giọt nước nào cả. Chứ thông thường trên các hòn đảo mưa nhiều hơn ở đất liền, còn một điều kỳ diệu hơn nữa đó là, không có lấy một con muỗi nào cả, chứ giá mà muỗi nhiều như ở An Biên, Miệt Thứ, chắc chắn dân tị nạn biến thành những bộ xương khô ráo trọi rồi.
Trong khi chờ tàu thằng Ân hỏi Long:
- Nhà thầy ở khu nào vậy?
- Ở khu A kế đồn cảnh sát.
Ân quay đầu lại nhìn Long ngạc nhiên nói:
- Vậy là thầy thuộc loại giàu rồi. Sao hôm trước thầy Ngọc nói với em là "thầy nghèo rớt mồng tơi, thuộc loại trên răng dưới d.. " ?
- Ai nói với em ở khu A người nào cũng giàu hết vậy? Chút nữa khi về cứ đến hàng dừa kế bên đồn cảnh sát thì rõ.
Thằng Ân nổi gân cổ lên cải lại:
- Chỗ đó làm gì có nhà ai ở? Chỉ có người mới tới ở tạm một vài hôm thôi.
Long cười hì hì:
- Thì tôi cũng là người mới tới mà, bây giờ còn chưa biết đi đâu ở nữa nè.
- Thì thầy tìm đại chỗ nào đó cất nhà đi.
Long tiếp tục tán dóc với nó cho vui trong khi chờ đợi tàu:
- Tại ở đây không có lá chuối để cất nhà chòi, chỉ toàn là cây thông nên tôi chưa làm đó thôi.
Ân tuy miệng nói tía lia nhưng tay không ngừng bấm đèn pin ra tín hiệu tìm tàu cá của nó.
- Nhà em có cây búa đẽo, mang từ Việt Nam qua, đã lắm, lát nữa về em cho thầy mượn.
- Có một cây búa trọi lỏi, làm sao mà cất được nhà? Ít ra cũng phải có dây chì hay giây ni lon gì nữa chứ.
- Thầy khỏi lo, chuyện đó, có nhà nước lo rồi.
Chiếc tàu cá hôm qua là chiếc tàu có người chủ Mã Lai gốc Tàu nó không những chỉ đánh cá gần bờ mà nó còn thu mua nhiều loại cá từ những chiếc tàu khác để đem đi bán lại.
Đêm nay thì người Mã Lai gốc Tàu có mặt, nó đang tía lia nói chuyện không ngừng với thằng Ân, làm như là hai người bạn hiền lâu năm không gặp mặt. Long khều nó nói nhỏ:
- Hôm nay mình mua hai, ba thứ cá đi, mua một thứ duy nhất nhiều quá khó bán lắm, dễ bị mất giá.
- Thầy nói có lý. Từ nay mình sẽ mua nhiều loại cá khác nhau.
Trên đường vác cá về chợ, chặn nghỉ chân cuối cùng là khu đất bằng phẳng, nằm kế bên dãy nhà khu E. Thằng Ân kéo tay Long chỉ:
- Thầy! Thầy coi, chỗ nầy cất nhà được nè. Chỗ nầy mà chơi 4 căn vừa ở vừa bán thì đã phải biết.
Rồi như sợ Long không đồng ý nó nói thêm:
- Hồi nảy em dặn tụi nó mua dây chì, dây ni lon cho mình rồi, thầy xài không hết thì bán lại, mấy thứ đó đắt hàng lắm.
Long cảm động thật sự:
- Sao em tốt với tôi dữ vậy?
- Tại thầy là bạn của thầy Ngọc em, mà thầy Ngọc sắp đi rồi, em không tốt với thầy thì còn tốt với ai đây?
Long cầm hai con cá chim trắng trở về, ngang qua chỗ tạm trú của Mỹ Ngọc thì bị cô nàng phục kích:
- Hù! Thầy đi đâu sớm vậy?
Long đánh trống lảng không trả lời, nói qua chuyện khác:
- Hôm qua cá thu ăn có ngon không?
- Có ăn được đâu mà biết ngon hay dở?
Long ngạc nhiên dừng lại hỏi:
- Em nói cái gì lạ vậy? Bộ cá đó ăn không được à?
Rồi như để phân trần Long tiếp:
- Sao mà người ta nói cá thu thịt ăn ngon lắm.
Mỹ Ngọc cười hồn nhiên:
- Không phải vậy. Là tại má em đem đổi lấy cái nồi nấu cơm nầy nè, thế là tụi em tiếp tục thưởng thức món "cói mà"
- Vậy hôm nay thì sao? Có muốn bổn cũ soạn lại hay là thử đổi qua món "cím cha" ?
Nói xong Long không đợi Mỹ Ngọc trả lời anh trao hai con cá cho nàng, rồi trở về gốc dừa nằm gác tay lên trán suy gẩm chuyện đời...
Trưa hôm đó hai thầy trò tiễn Minh Ngọc xuống tàu đi định cư. Ân đưa cho Long cây búa và cây cưa nhỏ, nó không quên nhắc nhở:
- Chỗ em chỉ thầy hồi sáng đó nghen. Chỗ đó đã "bá chấy" luôn.
Long mang theo cưa và búa tới chỗ Mỹ Ngọc:
- Má em đâu?
Bé Như Quyên em Ngọc trả lời:
- Dạ, đi tìm người quen rồi.
- Em đi mời má về dùm, thầy muốn bàn công chuyện một chút .
Quay sang em, Mỹ Ngọc bảo:
- Đi tìm má về đi, xem thầy có chuyện gì muốn bàn kìa.
Con bé dạ một tiếng rồi chạy đi. Long hỏi Ngọc một câu thật vô cùng ngớ ngẩn:
- Má em chưa tìm được nhà sao?
- Dạ chưa. Má có hỏi mượn nhiều người nhưng mà hình như ai cũng thuộc lòng có một câu "không có, bị cướp sạch hết rồi"
- Vậy có nghe má em tính thế nào không? Long thăm dò.
- Còn tính toán gì được nữa? Cứ tiếp tục đi hỏi mượn, tới chừng nào gặp được người tốt bụng chịu giúp đỡ thì thôi. Mà hình như hơi khó à nghen.
Rồi Mỹ Ngọc nheo mắt nhìn Long cười nói tiếp:
- Hay là thầy cho em mượn đi, ba cây thôi, ba cây là đủ mua căn nhà rồi, chừng nào có list đi, em bán nhà sẽ trả lại cho thầy, còn ăn uống thì đồ supply cứ làm tới lo gì.
Long cũng đùa lại cho vui:
- Bộ từ trước tới giờ em chưa từng nghe qua mấy câu thơ nầy sao?
Đời anh làm thầy giáo
Đồng lương anh rất nghèo
Em ơi! Đừng hỏi nữa
Để lòng nầy thêm đau
Mỹ Ngọc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Thơ của ai vậy? Nghe hay quá đi, mà sao giống thầy quá vậy?
Long làm thinh định đánh trống lảng, sang chuyện khác thì má nàng về tới.
Sau khi trình bày rỏ ý kiến của mình Long kết luận:
- Ý có muốn tự cất nhà không? Nếu muốn thì kêu Thông đi phụ tôi, còn vật liệu và dụng cụ thì tôi có sẵn hết rồi. Nền nhà cũng chọn xong.
Má Mỹ Ngọc mừng quá hỏi tới tấp:
- Ở đâu vậy? Đi coi liền được hông?
Rồi như sợ Long đổi ý, bà quay sang Như Quyên bảo:
- Đi tìm hia mầy về, lẹ lên đi.
Năm người leo lên con dốc nhỏ, tìm đến khoảnh đất bằng mà lúc sáng thằng Ân đã đề nghị. Long lập lại lời nói ban sáng của nó:
- Chỗ đất bằng nầy cất được bốn căn nhà, hai căn ở, hai căn bán lại. Trên nầy chắc bán được hai cây.
Mỹ Ngọc reo lên:
- Vậy còn chần chừ gì nữa? Không dọn nền nhà mau đi, đợi thiên hạ dành mất thì xôi hỏng bổng không cho mà coi.
Long, Thông ra sức đốn cây, hai má con Mỹ Ngọc phụ dọn dẹp, tạo thành hai khoảng trống cạnh con đường mòn ra bãi sau. Ngắm nhìn thành quả; động của mình Mỹ Ngọc gật gù có vẻ hài lòng nhưng mẹ nàng thì nói:
- Nền nhà lồi lỏm quá sau nầy khó đi lại lắm.
Thông trả lời:
- Chuyện đó dễ thôi, má đi mượn một cây len là được rồi.
Người nầy một câu, kẻ nọ một ý làm rùm ben lên, y như là ba, bốn ngày qua bị tịnh khẩu không bằng. Cuối cùng Long lên tiếng:
- Thôi chúng ta về đi, mai lên làm tiếp.
Thông cản lại:
- Không được đâu, rủi có ai lên đây dành mất rồi sao? Ông không thấy chung quanh chỗ mình nằm, hằng đống người chưa có nhà ở à?
Mỹ Ngọc hùa theo:
- Vậy thì về dưới mang đồ lên liền đi, để lâu nó nguội.
Má Mỹ Ngọc còn lưỡng lự:
- Rủi mưa thì làm sao? Ở dưới nếu lở có mưa còn chạy vô nhà người ta tránh đỡ, trên nầy vắng tanh như chùa bà Đanh có mưa thì chịu chết.
Thông chống chế:
- Làm sao mà mưa được? Trời nầy mà mưa là tui cùi sức móng.
- Xí! Mầy làm như là đài khí tượng không bằng.
Long góp ý vào:
- Hay là mình đi mua hai tấm tăng lợp nhà đi, nếu có mưa thì dùng nó mà che đỡ, chừng nào làm sườn nhà xong thì mình lợp lên, trước sau gì mình cũng cần xài nó mà.
Thông gãi đầu phân trần:
- Tiền đâu mà mua? Hôm qua có con cá thu bả còn phải đem đổi lấy cái nồi nấu cơm. Hai tấm tăng ít nhất cũng ba chục đồng.
Long đưa cho Thông một trăm đồng tiền Mã rồi nói:
- Mua hai tấm tăng đi, còn bao nhiêu mua dụng cụ nhà bếp. Sáng mai mình đi đốn cây cất nhà.
(Còn tiếp.... xin xem tiếp kỳ 5)
Lanh Nguyễn
Ông Trời có khi cũng công bằng lắm, thấy đám dân tị nạn không mùng, không chiếu, không một mảnh cao su để che mưa, che nắng, nên ổng cũng không buồn nhỏ xuống một giọt nước nào cả. Chứ thông thường trên các hòn đảo mưa nhiều hơn ở đất liền, còn một điều kỳ diệu hơn nữa đó là, không có lấy một con muỗi nào cả, chứ giá mà muỗi nhiều như ở An Biên, Miệt Thứ, chắc chắn dân tị nạn biến thành những bộ xương khô ráo trọi rồi.
Trong khi chờ tàu thằng Ân hỏi Long:
- Nhà thầy ở khu nào vậy?
- Ở khu A kế đồn cảnh sát.
Ân quay đầu lại nhìn Long ngạc nhiên nói:
- Vậy là thầy thuộc loại giàu rồi. Sao hôm trước thầy Ngọc nói với em là "thầy nghèo rớt mồng tơi, thuộc loại trên răng dưới d.. " ?
- Ai nói với em ở khu A người nào cũng giàu hết vậy? Chút nữa khi về cứ đến hàng dừa kế bên đồn cảnh sát thì rõ.
Thằng Ân nổi gân cổ lên cải lại:
- Chỗ đó làm gì có nhà ai ở? Chỉ có người mới tới ở tạm một vài hôm thôi.
Long cười hì hì:
- Thì tôi cũng là người mới tới mà, bây giờ còn chưa biết đi đâu ở nữa nè.
- Thì thầy tìm đại chỗ nào đó cất nhà đi.
Long tiếp tục tán dóc với nó cho vui trong khi chờ đợi tàu:
- Tại ở đây không có lá chuối để cất nhà chòi, chỉ toàn là cây thông nên tôi chưa làm đó thôi.
Ân tuy miệng nói tía lia nhưng tay không ngừng bấm đèn pin ra tín hiệu tìm tàu cá của nó.
- Nhà em có cây búa đẽo, mang từ Việt Nam qua, đã lắm, lát nữa về em cho thầy mượn.
- Có một cây búa trọi lỏi, làm sao mà cất được nhà? Ít ra cũng phải có dây chì hay giây ni lon gì nữa chứ.
- Thầy khỏi lo, chuyện đó, có nhà nước lo rồi.
Chiếc tàu cá hôm qua là chiếc tàu có người chủ Mã Lai gốc Tàu nó không những chỉ đánh cá gần bờ mà nó còn thu mua nhiều loại cá từ những chiếc tàu khác để đem đi bán lại.
Đêm nay thì người Mã Lai gốc Tàu có mặt, nó đang tía lia nói chuyện không ngừng với thằng Ân, làm như là hai người bạn hiền lâu năm không gặp mặt. Long khều nó nói nhỏ:
- Hôm nay mình mua hai, ba thứ cá đi, mua một thứ duy nhất nhiều quá khó bán lắm, dễ bị mất giá.
- Thầy nói có lý. Từ nay mình sẽ mua nhiều loại cá khác nhau.
Trên đường vác cá về chợ, chặn nghỉ chân cuối cùng là khu đất bằng phẳng, nằm kế bên dãy nhà khu E. Thằng Ân kéo tay Long chỉ:
- Thầy! Thầy coi, chỗ nầy cất nhà được nè. Chỗ nầy mà chơi 4 căn vừa ở vừa bán thì đã phải biết.
Rồi như sợ Long không đồng ý nó nói thêm:
- Hồi nảy em dặn tụi nó mua dây chì, dây ni lon cho mình rồi, thầy xài không hết thì bán lại, mấy thứ đó đắt hàng lắm.
Long cảm động thật sự:
- Sao em tốt với tôi dữ vậy?
- Tại thầy là bạn của thầy Ngọc em, mà thầy Ngọc sắp đi rồi, em không tốt với thầy thì còn tốt với ai đây?
Long cầm hai con cá chim trắng trở về, ngang qua chỗ tạm trú của Mỹ Ngọc thì bị cô nàng phục kích:
- Hù! Thầy đi đâu sớm vậy?
Long đánh trống lảng không trả lời, nói qua chuyện khác:
- Hôm qua cá thu ăn có ngon không?
- Có ăn được đâu mà biết ngon hay dở?
Long ngạc nhiên dừng lại hỏi:
- Em nói cái gì lạ vậy? Bộ cá đó ăn không được à?
Rồi như để phân trần Long tiếp:
- Sao mà người ta nói cá thu thịt ăn ngon lắm.
Mỹ Ngọc cười hồn nhiên:
- Không phải vậy. Là tại má em đem đổi lấy cái nồi nấu cơm nầy nè, thế là tụi em tiếp tục thưởng thức món "cói mà"
- Vậy hôm nay thì sao? Có muốn bổn cũ soạn lại hay là thử đổi qua món "cím cha" ?
Nói xong Long không đợi Mỹ Ngọc trả lời anh trao hai con cá cho nàng, rồi trở về gốc dừa nằm gác tay lên trán suy gẩm chuyện đời...
Trưa hôm đó hai thầy trò tiễn Minh Ngọc xuống tàu đi định cư. Ân đưa cho Long cây búa và cây cưa nhỏ, nó không quên nhắc nhở:
- Chỗ em chỉ thầy hồi sáng đó nghen. Chỗ đó đã "bá chấy" luôn.
Long mang theo cưa và búa tới chỗ Mỹ Ngọc:
- Má em đâu?
Bé Như Quyên em Ngọc trả lời:
- Dạ, đi tìm người quen rồi.
- Em đi mời má về dùm, thầy muốn bàn công chuyện một chút .
Quay sang em, Mỹ Ngọc bảo:
- Đi tìm má về đi, xem thầy có chuyện gì muốn bàn kìa.
Con bé dạ một tiếng rồi chạy đi. Long hỏi Ngọc một câu thật vô cùng ngớ ngẩn:
- Má em chưa tìm được nhà sao?
- Dạ chưa. Má có hỏi mượn nhiều người nhưng mà hình như ai cũng thuộc lòng có một câu "không có, bị cướp sạch hết rồi"
- Vậy có nghe má em tính thế nào không? Long thăm dò.
- Còn tính toán gì được nữa? Cứ tiếp tục đi hỏi mượn, tới chừng nào gặp được người tốt bụng chịu giúp đỡ thì thôi. Mà hình như hơi khó à nghen.
Rồi Mỹ Ngọc nheo mắt nhìn Long cười nói tiếp:
- Hay là thầy cho em mượn đi, ba cây thôi, ba cây là đủ mua căn nhà rồi, chừng nào có list đi, em bán nhà sẽ trả lại cho thầy, còn ăn uống thì đồ supply cứ làm tới lo gì.
Long cũng đùa lại cho vui:
- Bộ từ trước tới giờ em chưa từng nghe qua mấy câu thơ nầy sao?
Đời anh làm thầy giáo
Đồng lương anh rất nghèo
Em ơi! Đừng hỏi nữa
Để lòng nầy thêm đau
Mỹ Ngọc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Thơ của ai vậy? Nghe hay quá đi, mà sao giống thầy quá vậy?
Long làm thinh định đánh trống lảng, sang chuyện khác thì má nàng về tới.
Sau khi trình bày rỏ ý kiến của mình Long kết luận:
- Ý có muốn tự cất nhà không? Nếu muốn thì kêu Thông đi phụ tôi, còn vật liệu và dụng cụ thì tôi có sẵn hết rồi. Nền nhà cũng chọn xong.
Má Mỹ Ngọc mừng quá hỏi tới tấp:
- Ở đâu vậy? Đi coi liền được hông?
Rồi như sợ Long đổi ý, bà quay sang Như Quyên bảo:
- Đi tìm hia mầy về, lẹ lên đi.
Năm người leo lên con dốc nhỏ, tìm đến khoảnh đất bằng mà lúc sáng thằng Ân đã đề nghị. Long lập lại lời nói ban sáng của nó:
- Chỗ đất bằng nầy cất được bốn căn nhà, hai căn ở, hai căn bán lại. Trên nầy chắc bán được hai cây.
Mỹ Ngọc reo lên:
- Vậy còn chần chừ gì nữa? Không dọn nền nhà mau đi, đợi thiên hạ dành mất thì xôi hỏng bổng không cho mà coi.
Long, Thông ra sức đốn cây, hai má con Mỹ Ngọc phụ dọn dẹp, tạo thành hai khoảng trống cạnh con đường mòn ra bãi sau. Ngắm nhìn thành quả; động của mình Mỹ Ngọc gật gù có vẻ hài lòng nhưng mẹ nàng thì nói:
- Nền nhà lồi lỏm quá sau nầy khó đi lại lắm.
Thông trả lời:
- Chuyện đó dễ thôi, má đi mượn một cây len là được rồi.
Người nầy một câu, kẻ nọ một ý làm rùm ben lên, y như là ba, bốn ngày qua bị tịnh khẩu không bằng. Cuối cùng Long lên tiếng:
- Thôi chúng ta về đi, mai lên làm tiếp.
Thông cản lại:
- Không được đâu, rủi có ai lên đây dành mất rồi sao? Ông không thấy chung quanh chỗ mình nằm, hằng đống người chưa có nhà ở à?
Mỹ Ngọc hùa theo:
- Vậy thì về dưới mang đồ lên liền đi, để lâu nó nguội.
Má Mỹ Ngọc còn lưỡng lự:
- Rủi mưa thì làm sao? Ở dưới nếu lở có mưa còn chạy vô nhà người ta tránh đỡ, trên nầy vắng tanh như chùa bà Đanh có mưa thì chịu chết.
Thông chống chế:
- Làm sao mà mưa được? Trời nầy mà mưa là tui cùi sức móng.
- Xí! Mầy làm như là đài khí tượng không bằng.
Long góp ý vào:
- Hay là mình đi mua hai tấm tăng lợp nhà đi, nếu có mưa thì dùng nó mà che đỡ, chừng nào làm sườn nhà xong thì mình lợp lên, trước sau gì mình cũng cần xài nó mà.
Thông gãi đầu phân trần:
- Tiền đâu mà mua? Hôm qua có con cá thu bả còn phải đem đổi lấy cái nồi nấu cơm. Hai tấm tăng ít nhất cũng ba chục đồng.
Long đưa cho Thông một trăm đồng tiền Mã rồi nói:
- Mua hai tấm tăng đi, còn bao nhiêu mua dụng cụ nhà bếp. Sáng mai mình đi đốn cây cất nhà.
(Còn tiếp.... xin xem tiếp kỳ 5)
Lanh Nguyễn
Xem câu chuyện thật xúc động !!!
Trả lờiXóaXin gửi đến Bạn mấy câu thơ ,gọi là cùng cảm thông nhau...
Ai gặp cảnh khốn cùng mới biết !
Mới xót xa...cơn đói trong lòng !
Cuộc đời có lắm long đong
Mới hay thương kẻ lâm vòng khó khăn.
**
Nhiều tiền không nghỉa,khác gì rác !
Đáy chén ân tình, vẫn thấy ngon ...
Một mai nếu chẳng vẹn tròn ?
Lòng đau tợ cắt, sao tròn nghĩa ân.
**
Thế mới biết,khi cần một nắm !
Lúc khó nghèo, có kẻ đem cho
Bằng hơn vàng bạc đầy kho...
Xin ban lúc khổ, đừng cho khi giàu !!!
Mặc Mặc.