Nhạc Thầy Vĩnh Trương Lời Chánh Minh Đăng Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Lời Thơ Khơi Lòng... Của Người Ăn Mày Thế Kỷ", lời Chánh Minh Đăng và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả
Nhạc Nguyễn Văn Thương - Lời Nguyễn Văn Thương & Kim Minh Trình bày Kim Oanh Phùng - Video clip by Khánh Nga
Thương yêu thật nhiều em gái yêu Khánh Nga đã ưu ái làm video này tặng chị. Hình ảnh cùng với cảnh tuyết rơi bàng bạc đẹp và ý nghĩa lắm thích quá Khánh Nga ui chị cảm động và cám ơn rất nhiều nhiều Thanhk You so much ❤️
***KO thâu bài hát này để tặng cho Ba Má thương yêu của mình nghe đó.
Năm 79 KO rời khỏi quê nhà cùng với vợ chồng Kim Trúc và một đứa em trai.
Ra đi sang định cư nơi "xứ lạnh tình nồng", mãi đến năm 91 mới trở về VN lần đầu sau 12 năm xa xứ và để cho chàng rể của cây Kim thứ 4 này ra mắt Ông Bà nhạc gia nữa.... khg ngờ gặp lại Ba lần này cũng là lần gặp gỡ sau cùng, vì chỉ năm sau 92 Ba mất đột ngột vì tai biến mạch máu não ở tuỗi 64, khg ai ngờ vì Ba còn khỏe còn phong độ lắm, (còn nhớ mãi hình ãnh Ba đem khoe những món đồ ưa thích mà Ba đã chuẩn bị sẵn sàng để qua đoàn tụ với cháu con mà không có cơ hội, số phần Ba vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất quê hương, trong khi năm sau 93 là Má và mấy đứa em đã có tên đi qua bên này rồi). Khi sang đây má kể lại cho mấy chị em nghe là trước khi Ba các con chìm vào hôn mê vĩnh viễn lời sau cùng nói với Má là Ba muốn nghe bài hát Đêm Đông này - Má ngạc nhiên khg biết tại sao.. và lúc đó gấp quá không tìm ra được bài nhạc cho ba nghe!!....Nghe Má nói vậy, nên con gái thứ 4 này dù hát dở cũng nhất định phải hát cho được bài này và nhờ gió nhờ mây gửi đến Ba Má như là một kỷ niệm.. và để mỗi khi nghe là nhớ về Ba Má thương yêu của mình. ❤️
Rồi khi mình hát đến mấy câu..."Đêm đông xa trông cố hương buồn lòng chinh phu, đêm đông bên song ngẩn ngơ kìa ai trông chồng.." thì mình mới nghĩ và hiểu ra nỗi lòng của Ba lúc ấy... có lẽ trước khi buông tay ra đi... nghĩ mà thương cho nỗi cô đơn của Má nên ba mới nhớ và nhắc bài hát đêm đông này như là lời nhắn nhủ tạ từ với người bạn đời của Ba ❤️
*Hôm nay KO xin chia sẻ một chút tâm tình mong các bạn hiền đón nhận nhe và rất cám ơn các bạn thưởng thức ❤️❤️❤️
Kiên Giang, Rạch Giá hai cái tên nhưng chỉ là một địa danh mà thôi, nó luôn luôn dính liền trong ký ức của tôi. Đối với người sinh trưởng ở địa phương thì không có ai lạ với những nơi có tên gọi ngộ nghĩnh như Đường Xuồng, chỗ sản xuất rượu đế nấu bằng nếp rặt mà xứ sở Mễ Tây Cơ các nàng kiều nữ đành vẫy tay chào thua. Hay Tắc Cậu, nơi trồng những đám rẫy thơm (khóm) có vị ngọt lịm, thơm lừng mà ở đảo Hawaii xứ sở trồng thơm của Mỹ quốc không thể nào sánh kịp hoặc Phú Quốc nơi cho ra món quốc hồn quốc túy của Việt Nam, người Thái Lan dù có dùng phản lực cơ cũng không thể nào đuổi theo kịp... Kiên Giang giáp vịnh Thái Lan, còn trên đường bộ thì giáp với xứ Chùa Tháp, dân Sài Gòn có không ít người dùng đường bộ để vượt biên, nhưng nhiều nhất vẫn là đi đường biển. Nhưng dù dùng con đường nào để đi thì họ cũng cần phải đến Kiên Giang ở tạm một thời gian, để quen nước quen cái trước khi lên đường dấn thân vô tử địa. Mà hể tới Rạch Giá rồi thì ai cũng nghe câu: "Kiên Giang đi dể khó về. Trai đi có vợ, gái dzìa hổng sao".
Sáng nay tui lại ngồi trong phòng chờ đợi để thử máu (thường niên) không có gì chán ngấy bằng, vì sáng mà chưa có giọt cà phê nào, chưa có cái gì trong bụng từ chiều hôm qua, rồi lan man nghĩ qua tới cảnh những gia đình nghèo khó cả nhà bị đói meo, năm này qua tháng nọ, nhứt là các trẻ em mà thấy thương họ ghê, tâm lý chung là khi ta có ở trong hoàn cảnh thì mới hiểu người khác nhiều hơn hé các bạn, ... mình so với họ thì có nhầm nhò gì đâu? Chỉ là 1 buổi sáng không có cà phê thôi mà, đúng là chuyện lẻ tẻ như con chim sẻ vậy mà trong mình đã thấy bần thần khó chịu rồi thiệt là tình mà. À, à ! Phải rồi thì đây cũng là lúc viết truyện tếu tếu cho khuây khỏa, giết thời gian và tặng bạn đọc 1 nụ cười mỉm chi cọp trong cuộc sống quá ư tất bật đến chóng mặt luôn nè. Tui đưa mắt đảo 1 vòng, nhìn chung quanh ai cũng đang cầm 1 máy iPhone, ipad, Samsung, v..v... bất luận tuổi tác, có tui trong đó luôn, vì bây giờ đa phần ai cũng có thế giới riêng của họ (ai không tin tui cứ đi hỏi và tìm hình ảnh của bác Google nghen), chuyện đem cuốn sách theo đọc trong thời gian chờ đợi cũng còn, nhưng mà hiếm hoi như vàng lẫn trong cát.
Hôm nay đệ tử xin phép sư phụ, sư bá, sư thúc và sư huynh để mạn đàm một chút xíu. Một chút xíu thôi về một thể thơ mới toanh. Cũng có thể là mới với anh em bọn đệ tử mà nó đã có từ lâu rồi không chừng, nhưng bọn đệ tử hồi xưa chưa học tới hoặc giả học rồi mà quên đi, đến nay mới lấy ra xài lại rồi tưởng lầm là do mình sáng chế. Đệ tử nhớ không lầm thì lúc bước chân vào ngưỡng cửa trung học bọn đệ tử học Việt Văn mỗi tuần 6 giờ. Việt Văn được chia làm 2 phần Văn Xuôi và Văn Vần. Hôm nay đệ tử xin ôn lại một ít kiến thức về Văn Vần sau gần 1/2 thế kỷ ém nó vào đầu rồi bỏ quên tuốt luốt. Thực ra còn nhớ lại được bao nhiêu phần mà sư phụ đã dạy đệ tử cũng chưa biết nữa.
Nửa thế kỷ, thời gian 50 năm thật quá dài. Nhiều người rũ áo ra đi không trở lại. Những kẻ bị lọt sổ phong trần thì tóc đã bạc phơ, hơn 6 bó mà tóc vẫn đen huyền, mượt mà thì chắc là đang nhờ kỹ nghệ hóa chất phụ trợ. Mấy năm nay, hè nào cũng vậy, các anh chị em cựu học sinh Kiên Tân đều tổ chức họp mặt. Năm nay ở nhà người nầy, năm sau ở nhà người khác, cứ xoay lòng vòng như cây chong chóng nhiều cánh. Năm rồi họp ở cái nôi Kiên Tân, có thêm nhiều người mới đến tham dự, nhưng sau đó lại có 3 thành viên cũ không giã từ mà lặng lẽ ra đi, để lại trong lòng bạn bè niềm đau khó tả. Trần Mỹ Long, Nguyễn Văn Đáng, Phạm Hồng Thanh. Cả 3 đều là bạn học cùng lớp với tôi. Cuộc họp mặt lớp Pháp Văn của trường Kiên Tân, tôi hứa với Long sẽ về tổ chức, vẫn chưa thực hiện được, vậy mà nó đành vứt áo bỏ đi không nói một lời từ biệt...
Đêm 18 tháng 10 năm 1978 Âm lịch tôi chở 16 người qua trạm CA biên phòng để xuống tàu đi vượt biên. Tôi không nhớ nó nhầm ngày mấy tháng mấy dương lịch. Bởi vì lúc đó tôi không có thói quen xem lịch mỗi ngày nhưng cái ngày đó là cái ngày rất quan trọng với bạn tôi và 14 người kia cho nên tôi bắt buộc phải nhớ để mà bày binh bố trận rồi đưa họ ra tàu, sẵn đó tôi dông luôn cho tiện việc sổ sách. Chuyến đi cũng không mấy gì suông sẻ, cũng sình lên xẹp xuống cũng bị hư máy tàu giữa biển khơi, cũng bị Thái Lan vét sạch sành sanh, cũng lênh đênh trôi nổi, cũng phải mất 7 ngày đêm mới cập được bến Terengganu. Hôm sau người ta đưa 21 người trên tàu sang tạm trú ở trại ti nạn mới mở có tên là Pulau Bidong cho nên tôi đến đảo đó nhằm ngày nào thiệt tình không nhớ chỉ biết nó là ngày 26-10-1978 âm lịch...
Nhạc Thầy Vĩnh Trương Phổ thơ Ngọc Huệ Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Bến Cũ", phổ thơ Ngọc Huệ và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả
Đã lâu rồi tui không có viết một bài mới nào cho sư phụ mình cũng như các bạn xem chơi, tại vì bà xã tui hay chê: - Lúc nầy anh viết văn dở quá. Bị chê hoài nên tui hơi mất tinh thần viết hổng nổi. Hôm qua thằng bạn hiền gọi tới: - Ê! Lúc nầy bộ mầy bịnh hả, sao hổng thấy bài mới nào gởi cho anh em đọc hết vậy? Tui đành thú thiệt với nó chuyện mình bị chê. Tưởng nó an ủi tui cho bớt tủi thân ai dè nó còn bồi thêm một câu nặng nề: - Vậy chớ mầy tưởng mầy viết hay lắm sao mà chờ người ta khen? Hổng chê là phước đức ông bà rồi, còn đòi hỏi gì nữa? Tui nghe xong lòng buồn tê tái nên trả lời nhát gừng: - Dở quá cho nên tao nghỉ không thèm viết nữa. Nó la lên: - Đâu được mậy. Hồi mới bắt đầu mầy nói với tụi tao là viết văn, làm thơ là để cho đầu óc hoạt động tốt, làm chậm đi tiến trình lão hóa của tế bào não, chứ đâu phải mầy viết văn để chờ người ta khen hay chê.
Ngày 1. Vì đi trễ hết 4 tiếng đồng hồ nên ông chủ tàu quyết định đi xa bờ về hướng Cà Mau, coi như đang đi đánh cá chứ không trực chỉ ra hải phận quốc tế. Lưới cá được chuẩn bị sẵn sàng y như là sắp sửa hành nghề, hể thấy dáng ghe công an biên phòng thì thả lưới xuống cầu may cho chúng không tới xét... Hành khách vượt biên được ông ta cho trốn ở dưới hầm. Đàn ông con trai được cho ở khoan trước, còn đàn bà con gái thì cho ở khoan kế cabin, chín giửa tàu thì êm hơn ít bị sóng giật, đỡ bị ói. Ngày đầu biển êm sóng lặng nên tôi ngủ rất ngon. Gần chiều tối mới được lên khỏi hầm để hít thở không khí biển và ăn cơm chiều... Nhưng mà buổi cơm chiều hôm ấy chỉ có các ngư phủ cùng tôi mà thôi những người khác vẫn còn mê cái hầm thơm mùi cá nên không lên ăn nổi...
Cuộc vượt thoát khổng lồ của dân Việt Nam được chia ra bằng 3 ngả đường khác nhau. Nhưng con đường nào cũng đầy chông gai và nước mắt... Người dân bỏ phiếu bằng chân thì vượt biên giới Cam Bốt, rồi băng rừng vượt suối trốn qua Thái Lan. Sau nầy những người tù cải tạo được chánh phủ Mỹ ưu ái cho đi bằng máy bay để bù đắp phần nào nỗi tủi khổ trong các trại tù. Tôi chọn con đường thứ 3 vượt biên bằng tàu... Chuyện tổ chức vượt biên là những trang tiểu thuyết dài lê thê, mỗi một chuyến vượt biên là một câu chuyện bi thương, một tập, một phần trong số hàng nhiều ngàn phần mà có nhiều người đã ghi lại. Nhưng mỗi câu chuyện đều mang một nét đặc thù riêng biệt, không chuyện nào giống chuyện nào cả.
Sáng nay được nghỉ, thật là may mắn, vì nếu phải đi làm tui thật sự không biết làm sao, mình ên tui mà thanh toán hết nổi cái đống tuyết chung quanh xe để chạy xe ra mà đi làm, cũng bởi trận bảo tuyết dầy đặc ngày hôm qua ... Yah huhu ... thế là vừa cà phê tui vừa chui vô phây tám nữa, không tám thì làm gì bây giờ đây trời? Kẹt cứng, bó rọ trong nhà, dọn dẹp thì đã làm tám đời dương rồi, mà có bày đâu để mà dẹp chứ? Có quýnh đâu mà bày binh bố trận chi ta???... hihihi Nấu cơm hả, chiều mới nấu lận mờ. Ở xứ Việt Nam tui, hở ra là ai cũng than "Nghèo" nhưng ngày ăn 4 cử, còn ở xứ này ăn có 1 bữa mà thôi, mấy bữa kia nhà có gì thì ăn cái nấy. Tạm tạm để cho cái bao tử nó có việc mà làm dzị mờ. Không cho nó làm việc nó mà đình công lên là rõ khổ...
Từng bước từng bước thầm Mưa giữa mùa tháng năm Tay đan sầu kỷ niệm Gió rét về lặng căm Từng bước chân âm thầm...
----------------------------------------------
Boston tên một thành phố lớn của Mỹ và cũng là tên của một thể điệu nhạc valse chậm. Không biết xuất xứ của nó có phải từ thành phố nầy hay không nhưng mỗi lần bản nhạc “Những Bước Chân Âm Thầm” của nhạc sĩ Y Vân, thể điệu Boston, là khách mộ điệu sàn nhảy đều cảm thấy đôi chân ngứa ngái như đang dìu người đẹp đi những bước lả lướt du dương.
Nhạc Thầy Vĩnh Trương Lời Trí Thành & Chánh Minh Đăng Mời quý Thầy Cô và các bạn xem sáng tác mới của Thầy Vĩnh Trương "Vững Tay Chèo & Niềm Vui Giải Thoát", lời Trí Thành - Chánh Minh Đăng và thưởng thức tiếng hát chính của tác giả
Hôm nay tui xin đổi đề tài một kỳ để nói về ngôn ngữ nước mình. Các bạn "đò có lưng" là đừng có lo, tui không dại gì mà lạm bàn về nguồn gốc, ngữ pháp hay là gì, gì khác đâu. Chuyện đó để cho những bậc trí thức làm, tui có muốn nhảy vô cũng không có cửa cho mình, bởi vì tui có học được bao nhiêu đâu, chữ nghĩa chưa đầy lá mít mà. Cái tôi muốn kể là chuyện va chạm thực tế hằng ngày ví dụ như chuyện nhà của tui nè... Mấy người Mỹ lấy vợ Việt Nam hay là những đứa trẻ Việt Nam sanh ra và lớn lên ở xứ Mỹ thường than phiền "Chữ Việt học khó quá Trời". Ừ! Mà tui thấy nó cũng khó thiệt đó nghen, chỉ nói về màu sắc không thôi cũng đủ làm cho tụi nhỏ nhức đầu rồi.