Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Gần cuối năm 1977 sau hơn 2 năm cướp chánh quyền người CS đã tổ chức khá kiện toàn bộ máy công an. Từ xã ấp cho tới trung ương "bò vàng" nhiều vô số kể.
Nhưng kinh tế thì đang đi trên con đường lụng bại dần dần "Xuống hố cả nước". Với chánh sách lấy quốc doanh làm đầu tàu, cái gì cũng do nhà nước quản lý cho nên từ nông nghiệp đến công nghiệp, sản xuất rất yếu kém lại thêm phân phối chậm chạp không kế hoạch. Hàng hóa chỗ dư chỗ thiếu làm người dân khốn khổ vô cùng.
Do đó nẩy sinh ra đội ngũ buôn bán chợ trời vô cùng đông đảo.
Vì tất cả đều là của quốc doanh nên mua cái gì cũng phải xin giấy phép. Những câu thành ngữ, ca dao mới nhiều vô số kể, những bài hát nổi tiếng một thời được sửa lời cũng không ít.
Không biết có người nào rỗi rảnh mà ghi lại tất cả để con cháu chúng ta có một tài liệu quý giá tham khảo sau nầy không nữa.
Trí nhớ nghèo nàn của tôi chắc không nhớ được bao nhiêu đâu, lâu lâu ghi lại một vài khẩu hiệu như:
Đả đảo Thiệu Kỳ
Mua cái gì cũng có
Ủng hộ hồ chí minh
Mua cây đinh cũng xin giấy.
Nhắc tới giấy mới nhớ nghen. Chắc các bạn nam không thể nào quên cái thảm trạng ghiền thuốc hút.
Những kẻ ghiền thuốc như Long, lúc nhỏ ra đồng đã tập hút thốc vấn để đuổi "con bù mắt". Khi lớn lên hút thuốc điếu Basto xanh, Capstan, Ruby, MéLia...
Năm đầu sau ngày "phải dóng" còn có thuốc Sài Gòn giải phóng, Vàm Cỏ, Điện Biên đến năm thứ nhì tất cả đều khan hiếm. Nhu yếu phẩm càng lúc càng teo,
Đường sữa lúc đầu mỗi tháng 1 kg sau đó tuột dốc dần dần xuống còn 1/2 kg, bột ngọt từ 200g xuống còn 50g. Nhưng những thứ đó có thì tốt không thì hạn chế bớt lại, ăn ít một chút cũng chưa sao. Khổ nhất vẫn là gạo từ 15 kg xuống còn 10 kg rồi 7 kg.
Thử nhẩm tính 2 vợ chồng 1 đứa con trong 30 ngày tức 60 bữa ăn mà chỉ có 7kg gạo thì chia thế nào để mà nấu cơm đây? Chính vì vậy mà dân thành phố phải độn bo bo, độn khoai, độn sắn, độn rau...
(Chỗ nầy tui xin mở ngoặc để nhấn mạnh rằng: Chỉ có người dân mới ăn độn mà thôi. Cán bộ CS không hề ăn độn bao giờ và nhất là những cán bộ A chi viện từ Bắc vào Nam hay từ Nam tập kết ra Bắc mới trở về, hoặc từ ở các "cục" trong bưng ra. Tất cả bọn họ rất là giàu "giàu nức đố đổ vách" con đường làm giàu của họ còn hiện hữu đến ngày nay.)
Trong khi đó ở miền quê, nơi sản xuất ra lúa gạo thì không thể đem ra chợ bán được mà phải đem cân ở các trạm thu mua của xã. Cân xong thì chờ đó khi nào họ xay gạo phân phối được rồi thì mới giao tiền lại, có khi cũng mất vài tuần lễ mà giá cả lại rẻ sình, rẻ thúi nếu so với giá chợ đen bên ngoài.
Thuốc hút nếu các nhà máy sản xuất thuốc lá chưa hoạt động được cũng không sao. Dân quê tự trồng cây thuốc lấy lá đem ủ rồi làm thành thuốc bánh mà hút.
Ngoài Bắc họ dùng ống kéo, kéo thuốc lào. Trong Nam cũng có dùng ống kéo nhưng sang hơn người ta chỉ kéo thuốc thơm mà thôi không kéo thuốc bánh.
Còn thuốc rê dành làm thuốc vấn hay chỉ để cho các bà già trầu xỉa răng cho sạch sau khi nhai trầu.
Muốn vấn thuốc hút phải có giấy huyến màu trắng, xốp, mỏng tăng và khá mềm. Trước năm 1975 tờ giấy huyến rất rẻ nó lớn cùng khổ với tờ giấy báo mà dân quê gọi là giấy "nhật trình".
Giải phóng 2 năm giấy huyến cũng trốn biệt tích, dân ghiền thuốc phải trưng dụng giấy nhật trình cũ còn sót lại mà vấn thuốc hút đỡ. Giấy báo dầy và cứng muốn vấn thuốc phải vò cho nó mềm ra thì mới xài tạm tạm được...
Rõ ghiền thuốc chi cho khổ thân vậy hổng biết nữa...
Buổi họp đầu tiên của năm học mới các hiệu trưởng vừa báo cáo xong thì Út Nhứt cho biết Ty GD và tỉnh ủy Kiên Giang đang kết hợp với nhau để phát động lại chiến dịch xóa nạn mù chữ cho dân chúng. Họ quyết định chọn An Biên làm thí điểm đầu tiên, tháng tới bộ giáo dục sẽ xuống kiểm tra và xem xét, lượng định, đánh giá thành quả thi đua xóa dốt của từng huyện.
Tường và Út Nhứt thay nhau trình bày kế hoạch thực hiện nhưng mà có ma nào chú ý nghe đâu. Mọi người đang rầu rỉ vì chuyện nhu yếu phẩm bị cắt thêm gần phân nửa mà vật giá bên ngoài thì càng lúc càng tăng.
Hai người nói rả cuống họng nhưng không có ai góp ý kiến ý cò gì hết. Cuối cùng Út Nhứt hỏi:
- Có chường nào xung phong nhận làm thí điểm cho An Biên hông dzậy?
Phòng họp yên lặng như tờ thằng Tường đến bên Long năn nỉ:
- Hổng ai chịu làm trước đâu. Mầy xung phong làm thí điểm dùm tao đi.
- Giởn chơi hả? Thiếu 9 người tao còn chưa biết giải quyết thế nào cho ổn đây. Ai rảnh đâu mà đi dạy bổ túc? Mà mầy biết dân quê người ta "lấy thúng đông lúa chứ không ai lấy thúng đông chữ bao giờ". ̣Đời nào họ chịu đi học mà mong?
Không có người xung phong Út Nhứt chỉ định lấy xã Đông Hưng làm thí điểm, vì Đông Hưng có 2 trường A&B mà nơi đó cán bộ cũng như dân không biết chữ rất đông dể vận động cho họ đi học hơn. Sơn lên tiếng phản đối:
- Đông Hưng B thì còn được chứ tui mới vừa nhận nhiệm vụ thì biết cái gì mà chọn trường tui làm trường điểm? Xin đ/c trưởng phòng chọn trường khác dùm cho.
- Xã Đông Hưng là cái nôi cách mạng của tỉnh mình, dân chúng cần được quan tâm đúng mức cho nên tỉnh ủy đã quết định chọn xã Đông Hưng làm đầu tàu đ/c Sơn không cần lo lắng, phòng sẻ phái đ/c Tường xuống trực tiếp điều hành lo việc động viên dạy xóa mù chữ cho cán bộ và dân chúng ở đó. Út Nhứt trả lời...
Đêm đó Long và Sơn được mời ở lại phòng GD ngủ tạm trong phòng của 7 Hài vì anh ấy đang về nhà nuôi vợ đẻ.
- Tối nay mình mở tiệc ra quân đi. Út Nhứt đề nghị với Long.
Cả tháng nay Long đang xẩu mình vì lo đủ thứ chuyện. Từ việc thiếu GV, chia trường cho đến việc những người quen thân bên mình đang bị thay thế dần bằng những người mới.
Hơn nữa đội quân chợ trời đã lấn đất tới chợ Thứ 11 rồi. Bây giờ bất cứ thứ gì người ta cũng mua đi bán lại kiếm lời. Khoảng đường sông vài chục cây số không còn là cái lý do gây khó khăn trở ngại nữa. Người dân không có việc gì làm ra tiền nên chỉ còn duy nhất 1 con đường buôn lậu mà thôi.
Hè rồi nhiều người thân của GV từ chợ đã thâm nhập xuống vùng quê, dùng xuồng mua khóm rồi bơi tay hay chèo tay suốt cả đêm ngày đem về chợ bán lại để mong tìm một vài đồng tiền lời hoặc đổi được một vài lít gạo hầu sống đấp đổi qua ngày.
Mọi thứ hàng đều lên giá chóng mặt.
Xăng dầu bị kiểm soát chặt chẻ đi công tác nơi nào, chạy hết bao nhiêu xăng đều phải liệt kê ra thì xã ủy mới cấp giấy giới thiệu qua trạm xăng dầu mà mua. Vì vậy bây giờ Long phải mua xăng chợ đen cũng từ ở cửa hàng xăng dầu của tụi nó, cho dù bọn họ còn thông cảm tình cũ nghĩa xưa có bớt đôi chút nhưng
giá vốn vẫn lên quá cao, bán buôn không còn lời nhiều như trước nữa.
Mỗi chuyến chở cá trừ tiêu hành tỏi ớt ra thì còn lời chưa được $10 đã vậy lần nào cô Hoa cũng muốn ra chợ ở chơi đến hôm sau mới chịu về, tiền lời bao nhiêu đều bị tiêu xài sạch nhách.
Không làm ra tiền nên Long rất e dè trong việc chi xài, không xài thả cửa như lúc trước:
- Lúc nầy hơi kẹt rồi chú ơi. Dân người ta dùng xuồng, dùng ghe tam bản nhỏ 2 chèo để đi chở hàng. Họ lấy công làm lời còn tụi tui xài vỏ máy mua xăng lậu giá cắt cổ nên đâu còn cơm cháo gì nữa mà nhậu với nhẹt. Tiền dư còn không đủ mua gạo cho tụi nó ăn mỗi khi về họp nữa kìa, nhậu nhẹt chắc là phải lâm nợ quá...
- Vậy mỗi người hùn 50 xu còn lại bao nhiêu thì mầy bù vào. Hổng lẻ mỗi kỳ chở cá bán không còn lời được vài đồng sao?
Long khổ sở trả lời:
- Vậy thôi tui ra $5 còn thiếu bao nhiêu thì quý vị hùn lại...
Tiệc nhậu hôm đó chỉ có 6 người. Thường thì được nhậu chùa vui hơn nhậu hùn.
Mọi người gần như yên lặng cứ xoay tua mà uống không ầm ỉ đấu láo như mọi khi.
Uống được vài vòng trong cái không khí ảm đạm như đưa đám ma, tiễn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng. Bảy Bữu chịu hết nổi nên lên tiếng:
- Trời đất ơi! Tụi mầy hôm nay bị bà bắt hay sao mà câm như hến dzậy? Hồi nào tới giờ nó bao tụi mình nhậu bây giờ nó không kiếm ra tiền nữa thì mình hùn nhau bao lại nó, như vậy mới đúng tình nghĩa chứ. Còn không tiền nữa thì uống nước gạo ran thế trà tán dóc chơi cũng được chứ có chết chóc thằng tây nào đâu mà tụi bây làm như là đến ngày tận thế không bằng dzậy?
Thằng Mạnh cũng chêm vào:
- Không có gì phải lo. Nó lắm mưu nhiều kế thế nào rồi nó cũng có cách kiếm ra tiền rượu để nhậu mà. Ê Long! Hay là sẵn có chiến dịch xóa dốt nầy mầy qua ủy ban xin mua xăng đi công tác xóa dốt rồi dùng xăng đó chở cá bán chắc kiếm lời khá hơn à nghen.
Long la lên:
- Khá, khá cái đầu mầy chớ khá cái gì mà khá. Ủy ban bây giờ bắt buột ghi rõ ràng từng chi tiết một chứ có phải như năm rồi nói cái gì họ cũng ừ, ừ hết đâu.
Út Nhứt trầm tư than:
- Tao thiệt mắc cở với tụi mầy quá. Làm thủ trưởng như tao hổng ra ôn hoàng gì hết. Mỗi lần nhậu nhẹt đều là tụi bây ra tiền bao. Còn thằng Năm Dồi hổng biết nó làm cái giống gì mà lúc nào cũng tiền bạc rủng rỉnh lại sắp được rút về tỉnh ủy nay mai.
Long thấy tội tội cho ông ta nên an ủi:
- Ủy ban huyện có nhiều thứ kiếm ra tiền dễ dàng, không như bên giáo dục mình chỉ có bán ra không thôi đâu chú.
Ú Nhứt ngạc nhiên hỏi lại:
- Bên GD mình có cái gì bán được đâu? Chỉ có phấn viết là dư thôi. Mà phấn viết người ta mua về để làm cái gì mới được chứ?
Long cười giòn:
-GV mình ở đây thuộc vùng nông thôn, đời sống ít thấy khó khăn bởi vì vật giá tương đối rẻ, nhất là gạo và đồ ăn cho nên chưa đến nổi nào. Ở thị xã hay thành phố các GV phải đem bán dần dần đồ đạc trong nhà để đổi lấy gạo. Một khi nhà trống lóc thì phải đem bán chính những giọt máu của mình để nuôi gia đình. Bộ chú hổng biết chuyện đó thiệt sao?
Út Nhứt còn đang bàng hoàng chưa trả lời thì thằng Tường lên tiếng:
- Mầy quởn ghê ha, đi lo chuyện bao đồng thiên hạ không hà. Hổng chịu nghĩ xem có cách nào dụ được mấy cha cán bộ cũng như dân chúng đi học bổ túc để khi bộ GD xuống kiểm tra mình có nơi để dẫn họ đến xem chứ không lẽ chịu bó tay hổng có một lớp bình dân nào để báo cáo sao?
-Ừa. Thằng Tường nói phải đó. Mầy gáng giúp nó lần nầy đi gồi muốn ở dưới hay dzìa chên nầy luôn cũng được.
Long cười lớn:
- Về trên nầy để nhịn đói cả đám sao chú? "Trời sanh voi sanh cỏ" mà, rồi thế nào cũng có thứ khác cho mình kiếm cháo húp đỡ được mà. Nhưng nè. Chú cho tui hỏi thiệt một chuyện nghen. Mỗi buổi chiều chú khoái nhậu hay khoái vô lớp ngồi học chữ cho muỗi cắn dzị?
Út Nhứt cười lớn:
- Hỏi chớt quớt cũng bày đặt hỏi. Đương nhiên là tao khoái nhậu gồi. Đâu có điên gì mà vô lớp học ngồi cho bị muỗi cắn.
Thằng Sơn chen vô:
- Thì dzậy đó. Cán bộ cũng như dân chúng đâu có ai bị điên, chắc là chỉ có GV tụi tui điên hết rồi nên mới đi tìm kẻ đồng hành...
Út Nhứt bị hố nên cố gở gạt:
- Mầy có cách nào làm cho cán bộ tỉnh ủy và bộ GD thấy An Biên mình nhiệt tình tham gia xóa mù chữ hông dzậy???
( Mời các bạn xem tiếp kỳ 44)
Lanh Nguyễn
Gần cuối năm 1977 sau hơn 2 năm cướp chánh quyền người CS đã tổ chức khá kiện toàn bộ máy công an. Từ xã ấp cho tới trung ương "bò vàng" nhiều vô số kể.
Nhưng kinh tế thì đang đi trên con đường lụng bại dần dần "Xuống hố cả nước". Với chánh sách lấy quốc doanh làm đầu tàu, cái gì cũng do nhà nước quản lý cho nên từ nông nghiệp đến công nghiệp, sản xuất rất yếu kém lại thêm phân phối chậm chạp không kế hoạch. Hàng hóa chỗ dư chỗ thiếu làm người dân khốn khổ vô cùng.
Do đó nẩy sinh ra đội ngũ buôn bán chợ trời vô cùng đông đảo.
Vì tất cả đều là của quốc doanh nên mua cái gì cũng phải xin giấy phép. Những câu thành ngữ, ca dao mới nhiều vô số kể, những bài hát nổi tiếng một thời được sửa lời cũng không ít.
Không biết có người nào rỗi rảnh mà ghi lại tất cả để con cháu chúng ta có một tài liệu quý giá tham khảo sau nầy không nữa.
Trí nhớ nghèo nàn của tôi chắc không nhớ được bao nhiêu đâu, lâu lâu ghi lại một vài khẩu hiệu như:
Đả đảo Thiệu Kỳ
Mua cái gì cũng có
Ủng hộ hồ chí minh
Mua cây đinh cũng xin giấy.
Nhắc tới giấy mới nhớ nghen. Chắc các bạn nam không thể nào quên cái thảm trạng ghiền thuốc hút.
Những kẻ ghiền thuốc như Long, lúc nhỏ ra đồng đã tập hút thốc vấn để đuổi "con bù mắt". Khi lớn lên hút thuốc điếu Basto xanh, Capstan, Ruby, MéLia...
Năm đầu sau ngày "phải dóng" còn có thuốc Sài Gòn giải phóng, Vàm Cỏ, Điện Biên đến năm thứ nhì tất cả đều khan hiếm. Nhu yếu phẩm càng lúc càng teo,
Đường sữa lúc đầu mỗi tháng 1 kg sau đó tuột dốc dần dần xuống còn 1/2 kg, bột ngọt từ 200g xuống còn 50g. Nhưng những thứ đó có thì tốt không thì hạn chế bớt lại, ăn ít một chút cũng chưa sao. Khổ nhất vẫn là gạo từ 15 kg xuống còn 10 kg rồi 7 kg.
Thử nhẩm tính 2 vợ chồng 1 đứa con trong 30 ngày tức 60 bữa ăn mà chỉ có 7kg gạo thì chia thế nào để mà nấu cơm đây? Chính vì vậy mà dân thành phố phải độn bo bo, độn khoai, độn sắn, độn rau...
(Chỗ nầy tui xin mở ngoặc để nhấn mạnh rằng: Chỉ có người dân mới ăn độn mà thôi. Cán bộ CS không hề ăn độn bao giờ và nhất là những cán bộ A chi viện từ Bắc vào Nam hay từ Nam tập kết ra Bắc mới trở về, hoặc từ ở các "cục" trong bưng ra. Tất cả bọn họ rất là giàu "giàu nức đố đổ vách" con đường làm giàu của họ còn hiện hữu đến ngày nay.)
Trong khi đó ở miền quê, nơi sản xuất ra lúa gạo thì không thể đem ra chợ bán được mà phải đem cân ở các trạm thu mua của xã. Cân xong thì chờ đó khi nào họ xay gạo phân phối được rồi thì mới giao tiền lại, có khi cũng mất vài tuần lễ mà giá cả lại rẻ sình, rẻ thúi nếu so với giá chợ đen bên ngoài.
Thuốc hút nếu các nhà máy sản xuất thuốc lá chưa hoạt động được cũng không sao. Dân quê tự trồng cây thuốc lấy lá đem ủ rồi làm thành thuốc bánh mà hút.
Ngoài Bắc họ dùng ống kéo, kéo thuốc lào. Trong Nam cũng có dùng ống kéo nhưng sang hơn người ta chỉ kéo thuốc thơm mà thôi không kéo thuốc bánh.
Còn thuốc rê dành làm thuốc vấn hay chỉ để cho các bà già trầu xỉa răng cho sạch sau khi nhai trầu.
Muốn vấn thuốc hút phải có giấy huyến màu trắng, xốp, mỏng tăng và khá mềm. Trước năm 1975 tờ giấy huyến rất rẻ nó lớn cùng khổ với tờ giấy báo mà dân quê gọi là giấy "nhật trình".
Giải phóng 2 năm giấy huyến cũng trốn biệt tích, dân ghiền thuốc phải trưng dụng giấy nhật trình cũ còn sót lại mà vấn thuốc hút đỡ. Giấy báo dầy và cứng muốn vấn thuốc phải vò cho nó mềm ra thì mới xài tạm tạm được...
Rõ ghiền thuốc chi cho khổ thân vậy hổng biết nữa...
Buổi họp đầu tiên của năm học mới các hiệu trưởng vừa báo cáo xong thì Út Nhứt cho biết Ty GD và tỉnh ủy Kiên Giang đang kết hợp với nhau để phát động lại chiến dịch xóa nạn mù chữ cho dân chúng. Họ quyết định chọn An Biên làm thí điểm đầu tiên, tháng tới bộ giáo dục sẽ xuống kiểm tra và xem xét, lượng định, đánh giá thành quả thi đua xóa dốt của từng huyện.
Tường và Út Nhứt thay nhau trình bày kế hoạch thực hiện nhưng mà có ma nào chú ý nghe đâu. Mọi người đang rầu rỉ vì chuyện nhu yếu phẩm bị cắt thêm gần phân nửa mà vật giá bên ngoài thì càng lúc càng tăng.
Hai người nói rả cuống họng nhưng không có ai góp ý kiến ý cò gì hết. Cuối cùng Út Nhứt hỏi:
- Có chường nào xung phong nhận làm thí điểm cho An Biên hông dzậy?
Phòng họp yên lặng như tờ thằng Tường đến bên Long năn nỉ:
- Hổng ai chịu làm trước đâu. Mầy xung phong làm thí điểm dùm tao đi.
- Giởn chơi hả? Thiếu 9 người tao còn chưa biết giải quyết thế nào cho ổn đây. Ai rảnh đâu mà đi dạy bổ túc? Mà mầy biết dân quê người ta "lấy thúng đông lúa chứ không ai lấy thúng đông chữ bao giờ". ̣Đời nào họ chịu đi học mà mong?
Không có người xung phong Út Nhứt chỉ định lấy xã Đông Hưng làm thí điểm, vì Đông Hưng có 2 trường A&B mà nơi đó cán bộ cũng như dân không biết chữ rất đông dể vận động cho họ đi học hơn. Sơn lên tiếng phản đối:
- Đông Hưng B thì còn được chứ tui mới vừa nhận nhiệm vụ thì biết cái gì mà chọn trường tui làm trường điểm? Xin đ/c trưởng phòng chọn trường khác dùm cho.
- Xã Đông Hưng là cái nôi cách mạng của tỉnh mình, dân chúng cần được quan tâm đúng mức cho nên tỉnh ủy đã quết định chọn xã Đông Hưng làm đầu tàu đ/c Sơn không cần lo lắng, phòng sẻ phái đ/c Tường xuống trực tiếp điều hành lo việc động viên dạy xóa mù chữ cho cán bộ và dân chúng ở đó. Út Nhứt trả lời...
Đêm đó Long và Sơn được mời ở lại phòng GD ngủ tạm trong phòng của 7 Hài vì anh ấy đang về nhà nuôi vợ đẻ.
- Tối nay mình mở tiệc ra quân đi. Út Nhứt đề nghị với Long.
Cả tháng nay Long đang xẩu mình vì lo đủ thứ chuyện. Từ việc thiếu GV, chia trường cho đến việc những người quen thân bên mình đang bị thay thế dần bằng những người mới.
Hơn nữa đội quân chợ trời đã lấn đất tới chợ Thứ 11 rồi. Bây giờ bất cứ thứ gì người ta cũng mua đi bán lại kiếm lời. Khoảng đường sông vài chục cây số không còn là cái lý do gây khó khăn trở ngại nữa. Người dân không có việc gì làm ra tiền nên chỉ còn duy nhất 1 con đường buôn lậu mà thôi.
Hè rồi nhiều người thân của GV từ chợ đã thâm nhập xuống vùng quê, dùng xuồng mua khóm rồi bơi tay hay chèo tay suốt cả đêm ngày đem về chợ bán lại để mong tìm một vài đồng tiền lời hoặc đổi được một vài lít gạo hầu sống đấp đổi qua ngày.
Mọi thứ hàng đều lên giá chóng mặt.
Xăng dầu bị kiểm soát chặt chẻ đi công tác nơi nào, chạy hết bao nhiêu xăng đều phải liệt kê ra thì xã ủy mới cấp giấy giới thiệu qua trạm xăng dầu mà mua. Vì vậy bây giờ Long phải mua xăng chợ đen cũng từ ở cửa hàng xăng dầu của tụi nó, cho dù bọn họ còn thông cảm tình cũ nghĩa xưa có bớt đôi chút nhưng
giá vốn vẫn lên quá cao, bán buôn không còn lời nhiều như trước nữa.
Mỗi chuyến chở cá trừ tiêu hành tỏi ớt ra thì còn lời chưa được $10 đã vậy lần nào cô Hoa cũng muốn ra chợ ở chơi đến hôm sau mới chịu về, tiền lời bao nhiêu đều bị tiêu xài sạch nhách.
Không làm ra tiền nên Long rất e dè trong việc chi xài, không xài thả cửa như lúc trước:
- Lúc nầy hơi kẹt rồi chú ơi. Dân người ta dùng xuồng, dùng ghe tam bản nhỏ 2 chèo để đi chở hàng. Họ lấy công làm lời còn tụi tui xài vỏ máy mua xăng lậu giá cắt cổ nên đâu còn cơm cháo gì nữa mà nhậu với nhẹt. Tiền dư còn không đủ mua gạo cho tụi nó ăn mỗi khi về họp nữa kìa, nhậu nhẹt chắc là phải lâm nợ quá...
- Vậy mỗi người hùn 50 xu còn lại bao nhiêu thì mầy bù vào. Hổng lẻ mỗi kỳ chở cá bán không còn lời được vài đồng sao?
Long khổ sở trả lời:
- Vậy thôi tui ra $5 còn thiếu bao nhiêu thì quý vị hùn lại...
Tiệc nhậu hôm đó chỉ có 6 người. Thường thì được nhậu chùa vui hơn nhậu hùn.
Mọi người gần như yên lặng cứ xoay tua mà uống không ầm ỉ đấu láo như mọi khi.
Uống được vài vòng trong cái không khí ảm đạm như đưa đám ma, tiễn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng. Bảy Bữu chịu hết nổi nên lên tiếng:
- Trời đất ơi! Tụi mầy hôm nay bị bà bắt hay sao mà câm như hến dzậy? Hồi nào tới giờ nó bao tụi mình nhậu bây giờ nó không kiếm ra tiền nữa thì mình hùn nhau bao lại nó, như vậy mới đúng tình nghĩa chứ. Còn không tiền nữa thì uống nước gạo ran thế trà tán dóc chơi cũng được chứ có chết chóc thằng tây nào đâu mà tụi bây làm như là đến ngày tận thế không bằng dzậy?
Thằng Mạnh cũng chêm vào:
- Không có gì phải lo. Nó lắm mưu nhiều kế thế nào rồi nó cũng có cách kiếm ra tiền rượu để nhậu mà. Ê Long! Hay là sẵn có chiến dịch xóa dốt nầy mầy qua ủy ban xin mua xăng đi công tác xóa dốt rồi dùng xăng đó chở cá bán chắc kiếm lời khá hơn à nghen.
Long la lên:
- Khá, khá cái đầu mầy chớ khá cái gì mà khá. Ủy ban bây giờ bắt buột ghi rõ ràng từng chi tiết một chứ có phải như năm rồi nói cái gì họ cũng ừ, ừ hết đâu.
Út Nhứt trầm tư than:
- Tao thiệt mắc cở với tụi mầy quá. Làm thủ trưởng như tao hổng ra ôn hoàng gì hết. Mỗi lần nhậu nhẹt đều là tụi bây ra tiền bao. Còn thằng Năm Dồi hổng biết nó làm cái giống gì mà lúc nào cũng tiền bạc rủng rỉnh lại sắp được rút về tỉnh ủy nay mai.
Long thấy tội tội cho ông ta nên an ủi:
- Ủy ban huyện có nhiều thứ kiếm ra tiền dễ dàng, không như bên giáo dục mình chỉ có bán ra không thôi đâu chú.
Ú Nhứt ngạc nhiên hỏi lại:
- Bên GD mình có cái gì bán được đâu? Chỉ có phấn viết là dư thôi. Mà phấn viết người ta mua về để làm cái gì mới được chứ?
Long cười giòn:
-GV mình ở đây thuộc vùng nông thôn, đời sống ít thấy khó khăn bởi vì vật giá tương đối rẻ, nhất là gạo và đồ ăn cho nên chưa đến nổi nào. Ở thị xã hay thành phố các GV phải đem bán dần dần đồ đạc trong nhà để đổi lấy gạo. Một khi nhà trống lóc thì phải đem bán chính những giọt máu của mình để nuôi gia đình. Bộ chú hổng biết chuyện đó thiệt sao?
Út Nhứt còn đang bàng hoàng chưa trả lời thì thằng Tường lên tiếng:
- Mầy quởn ghê ha, đi lo chuyện bao đồng thiên hạ không hà. Hổng chịu nghĩ xem có cách nào dụ được mấy cha cán bộ cũng như dân chúng đi học bổ túc để khi bộ GD xuống kiểm tra mình có nơi để dẫn họ đến xem chứ không lẽ chịu bó tay hổng có một lớp bình dân nào để báo cáo sao?
-Ừa. Thằng Tường nói phải đó. Mầy gáng giúp nó lần nầy đi gồi muốn ở dưới hay dzìa chên nầy luôn cũng được.
Long cười lớn:
- Về trên nầy để nhịn đói cả đám sao chú? "Trời sanh voi sanh cỏ" mà, rồi thế nào cũng có thứ khác cho mình kiếm cháo húp đỡ được mà. Nhưng nè. Chú cho tui hỏi thiệt một chuyện nghen. Mỗi buổi chiều chú khoái nhậu hay khoái vô lớp ngồi học chữ cho muỗi cắn dzị?
Út Nhứt cười lớn:
- Hỏi chớt quớt cũng bày đặt hỏi. Đương nhiên là tao khoái nhậu gồi. Đâu có điên gì mà vô lớp học ngồi cho bị muỗi cắn.
Thằng Sơn chen vô:
- Thì dzậy đó. Cán bộ cũng như dân chúng đâu có ai bị điên, chắc là chỉ có GV tụi tui điên hết rồi nên mới đi tìm kẻ đồng hành...
Út Nhứt bị hố nên cố gở gạt:
- Mầy có cách nào làm cho cán bộ tỉnh ủy và bộ GD thấy An Biên mình nhiệt tình tham gia xóa mù chữ hông dzậy???
( Mời các bạn xem tiếp kỳ 44)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét