Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Hai chiếc ghe lưới của ông Tư Đồ khá lớn nó có chiều dài trên 2 chục thước nhưng hơi cũ không biết chúng đã sống trên đại dương bao nhiêu năm rồi.
Cái hầm máy lớn lắm nhưng Long chỉ biết các loại máy đuôi tôm chạy dưới sông mà thôi còn máy tàu, máy xe thì bù trất.
Hai chiếc tàu đánh cá nầy đang thả neo ngoài biển, nó cách xa đầu kinh Thứ 11 cả cây số, muốn ra tàu phải đi bằng vỏ máy và phải chạy ngang qua trạm biên phòng.
Thằng Thanh rể thứ hai của ông Tư Đồ hôm đó chạy máy chở ông già vợ và Long ra ghe. Khi đi ngang qua trạm kiểm soát nó cũng không thèm bớt ga mà cứ chạy phây phây coi như không có cái trạm gác mắc toi đó đang nằm chình ình án ngữ trên bờ. Hai thằng công an biên phòng từ trong trạm chạy ra xem nhưng chúng thấy 3 người quen nên không nói gì mà trở vô trạm.
Lên ghe Thanh liền đem dĩa mực đã làm sạch ra luột dấm. Ba người uống lai rai một hồi thì thằng Thanh nói:
- Tía với thầy giáo ở đây làm tiếp đi nghen tui phải chở vô lấy dĩa mực nhồi thịt gồi mua thêm lít đế nữa sẵn tiện kéo thằng Cáo ga làm quen với thầy giáo luôn thể.
Ông Tư Đồ trả lời:
- Ừ! Dzị cũng được, ấy mầy kêu luôn thằng ba ga chơi chung cho vui. Thầy giáo với chồng Út Mận quen mặt gồi khỏi kêu nó làm gì.
Chắc là ông Tư Đồ đã bàn tính với 2 thằng rể của ông rồi nên nó mới làm bộ kiếm chuyện lánh mặt để ông Tư Đồ dể dàng bàn chuyện bán ghe với Long.
Thanh vừa xuống vỏ máy chạy đi thì chú Tư Đồ lên tiếng nhắc lại:
- Thầy giáo thấy cái tàu của tui thể nào? Nhắm bán cho người đi vượt biên được không?
Thiệt tình mà nói Long không có một chút kiến thức nào về ghe biển cả. Chuyện đi sông đi rạch thì anh rành rẻ, còn đi biển thì cũng như mù đi đêm cho nên nghe ông Tư Đồ hỏi anh chỉ cười cười mà trả lời:
- Chú hỏi tui chuyện nầy cũng như hỏi mấy anh mù đi xem voi vậy thôi, tui có biết khỉ gì đâu mà trả lời cho chú. Nhưng mà tui biết có người rành vụ nầy lắm người ta nhờ tui dọ thử xem coi có chỗ nào bán tàu đánh cá lớn, dài chừng 20 mét trở lên thì chỉ cho họ. Còn họ mua để làm gì thì tui thiệt tình không biết. Nếu chú muốn bán ghe thì tui dẫn họ xuống đây coi thử, còn giá cả hay mọi vấn đề khác thì hai bên bàn tính với nhau, tui không có ý kiến và cũng không muốn biết tới chuyện đó. Nếu chú đồng ý thì tôi sẽ cho họ hay rồi 2 bên giáp mặt trực tiếp bàn chuyện với nhau.
Trước ngày đám cưới Út Mận ông ba Thạch cho thằng con trai xuống coi tàu nhưng anh nầy cũng không khá hơn Long bao nhiêu, thấy cái máy tàu hơi cũ anh ta sợ nên chưa có quyết định gì, anh ta bèn trở lại Sài Gòn để hội ý với gia đình.
Ông Ba Thạch lại gởi một anh thợ máy nguyên là lính trong Hải Quân Công Xưởng theo Long xuống tàu để chạy thử máy. Vì thế cho nên Long phải dành hết thời gian để chuẩn bị cho cái móc nầy.
Anh bàn với Út Nhứt:
- Năm nay chú tha cho tui khỏi đi học được không dzậy? Tui có mối chở mật ong lên Sài Gòn bán nếu hổng làm thì người khác lấy mất là năm tới mình đói nhăn răng luôn đó nghen.
Út Nhứt với thằng Mạnh cùng ngạc nhiên hỏi:
- Mật ong mầy làm sao chở lên Sài Gòn được?
Long cười hì hì:
-Bí Mật. Tui mà đi lọt một chuyến khi về thì tui sẽ kể lại cho mọi người nghe còn nếu bị bắt thì tui nín luôn. Mà năm nay phòng mình có thêm nhiều cán bộ cũng như hiệu trưởng mới chắc là tui hổng đi học cũng đâu có sao. Thiếu gì đứa mới muốn đi học.
Mùa hè 1978 là một mùa hè Long không thể nào quên được.
Nhà ông Ba Thạch có chiếc xe Peugeot 404 mua không biết hồi năm nào nhưng nhìn còn mới tinh. Để che mắt cho chuyện tổ chức vượt biên và cũng để tiện việc đi lên đi xuống tuyến đường Sài Gòn - Rạch Giá ông ta bàn với Long tổ chức buôn lậu bằng xe du lịch 4 bánh.
Thời buổi đó các trạm kiểm soát kinh tế chỉ chận xét xe đò, xe tải mà thôi, xe nhỏ để du lịch thì chúng chưa đụng tới. Bởi vì rất đơn giản xe nhỏ không chở được bao nhiêu hàng hóa mà xăng chợ đen thì mắc thấu xương buôn lậu bằng xe du lịch đâu có lời lóm gì bao nhiêu hổng chừng còn lổ thấu xương nữa là đằng khác, ai mà đi làm chuyện rùi bu như vậy bao giờ.
Nhưng mục đích chính của ông Ba Thạch là mua ghe vượt biên cho nên ông rủ Long theo buôn lậu, lời thì anh hưởng mà lỡ có bị bắt hay lổ lả thì ông chịu cho. Còn chi phí đi đường ông ta cũng chịu chia đôi. Miễn sao người của ông có chỗ ăn chỗ ở để liên lạc với chủ tàu cá là được rồi.
Thiệt là trên đời hổng có cuộc hùn hạp nào mà ngon ăn như vậy.
Lúc đầu Long không đồng ý vì Sài Gòn đối với anh rất xa lạ. Xa lạ đủ mọi mặt từ đường xá cảnh vật ngay cả con người cái gì cũng lạ, thì làm sao mà bán buôn, hơn nữa lại là buôn hàng lậu. Nhưng mục đích của ông Ba Thạch là hướng về chuyện vượt biên còn bán buôn là cái bình phong bên ngoài vì vậy ông ta giới thiệu Long với anh Sáu Cường một người chuyên môn đi giao hàng trong chợ lớn cho bạn ông trước năm 75. Anh Sáu ra giá hàng anh sẽ thu vô để giao lại cho khách quen, nhiệm vụ của Long là cung cấp hàng tại nhà anh ta ở đường Hậu Giang. Hai mặt hàng lúc đầu là mật ong và tôm khô. Lượt về Long mua theo thuốc Sài Gòn giải phóng về Rạch Giá để phân phối lại cho các tủ thuốc lá lẻ mà anh quen.
Người thợ máy mà ông Ba Thạch đưa xuống thì Long giao cho anh Khải chăm lo sau khi giới thiệu anh ta là cán bộ bổ túc văn hóa ở ty đưa xuống để tham khảo học tập phong trào xóa dốt mà Đông Hưng đã dẫn đầu toàn tỉnh. Long đem anh ta lại nhà Sáu Bảnh để gởi nhờ, nhưng Sáu Bảnh vốn dốt đặt năm rồi cũng là báo cáo ma mà qua truôn nay lại phải chứa cán bộ ty GD trong nhà thế nào cúng lòi cái dốt của mình ra nên ông ta từ chối:
- Thầy giáo muốn hại tui sao mà đem cha nầy tới đây gởi. Ở chung nhà gủi thằng chả biết tui dốt gồi làm sao. Hay là tìm nhà nào có người biết chữ gởi nhờ vài bữa đi.
Long làm ra vẻ đâm chiêu trả lời:
- Nhưng mà xứ mình có nhà nào biết chữ đâu? Chỉ mình chú là có thể qua mặt thằng chả được thôi. Hể y ta có ọ ẹ chú cứ lấy rượu đế đổ cho y ngủm củ tỏi thì còn tham khảo tham khiết gì nổi nữa mà lo.
Sáu Bảnh cười lớn:
- Đổ gụ người ta chưa nằm, coi chừng tui lại xì ga chiện mình dốt chước, như vậy có khi hư bột hư đường hết hông chừng. Tui tính gì nghen. Thầy đem lại nhà anh sui của tui mà gởi nhờ đi. Thằng chả hay chữ số một ở đây nên người ta mới tôn là thầy đồ mà ảnh thứ tư nên gọi tắt là Tư Đồ.
Chuyện ông Tư Đồ với anh thợ máy hay ông Ba Thạch đi tới đâu khúc đường nào Long không có thì giờ hỏi tới cũng chưa muốn dính dáng nhiều vô việc đó.
Mỗi ngày anh chở tôm khô từ chợ Rạch Gía lên Sài Gòn giao cho anh Sáu Cường rồi mua lại chừng chục cây thuốc Sài Gòn giải phóng mang về Rạch Giá bỏ mối.
Chiều về thì đi chơi với 2 cô giáo Hoa và Thúy tối ngủ nhờ nhà đó đến sáng hôm sau đi ăn sáng với Út Nhứt và mấy đứa bạn để trả nợ quỷ thần.
Còn anh hai Khiêm tài xế của ông Ba Thạch thì buổi chiều anh về nhà bạn của ông Ba Thạch ngủ đêm ở đó, có bàn tính chuyện rủ người vượt biên hay là dọ đường tìm bãi đáp Long cũng không tò mò tìm hiểu làm gì, chỉ biết hơn tám giờ sáng hôm sau là anh đến quán ăn đã hẹn trước để rước Long rồi họ bắt đầu cho một chuyến hàng mới.
Cái chu kỳ như vậy cứ lập đi lập lại, có khi Long cũng đổi qua chở mật ong
Cuộc đời đang ngon lành sướng như tiên. Một hôm xe từ Sài Gòn xuống gần tới Mỹ Thuận thì anh anh hai Khiêm kêu Long chỉ:
- Chú coi kìa tụi công an nó xét xe du lịch rồi đó. Vụ nầy coi bộ khó à nghen. Chiếc Peugeot nầy có tí tẹo mình chở tôm khô hay mật ong gì tụi nó nhìn vô cũng thấy hết. Nếu nó kêu lợi là chết chắc. Làm thế nào đổi được cái bảng số xe ra màu xanh đây?
Thời đó xe du lịch có 2 loại biển số. Nền trắng chữ đen và nền trắng chữ xanh. Chữ đen là xe dân sự, còn chữ xanh là xe cơ quan. Mà là cơ quan cở cấp tỉnh hay thành phố. Ở huyện dù là huyện ủy cũng chưa có xe du lịch. Họ chỉ có những chiệc GMC cũ để lại, hay ngon lành hơn thì có vài chiếc Jeep của quân đội ngày xưa mà thôi.
Vì vậy xe biển số màu xanh tụi công an kinh tế thấy là quíu rồi bọn họ tránh xa cả chục thước chứ làm sao mà dám lết cái bản mặt hảm tài lại gần.
Long cười cười trả lời:
- Biển số xanh làm sao mà tìm được anh, điệu nầy chỉ có nước xách xe không mà chạy chứ đâu có chở cái gì được nữa mà mong.
Thôi đành giả từ tôm khô củ kiệu trước khi bị chúng tóm cổ lấy hàng giữ xe.
Không chở hàng cho nên Long cũng không theo xe nữa. Từ hôm đó gia đình ông Ba Thạch một mình lên xuống để liên lạc chuyện vượt biên.
Lúc đầu nghe nói "giới thiệu để bán ghe ăn tiền huê hồng" tưởng là dễ dàng như uống ky cà phê sáng. Nhưng thiệt không ngờ nó rắc rối nhiều khê nhiều ngỏ ngách. Ông Hai Thiên cũng chỉ là người đứng trung gian, còn ông Ba Thạch cũng không phải là người có đủ tiền mua ghe một mình mà ông ta lại cũng là người đứng ra kêu gọi mời mọc bạn bè để góp thêm vàng mua ghe.
Ông Tư Đồ cũng không phải là người dễ tin tưởng người khác. Nói chung ai cũng thủ chắc phần mình nên cuộc thương lượng vẫn còn kéo dài. Đã hơn tháng mà vẫn chưa ngã ngũ.
Chuyện vượt biên do số trời định, dễ hay khó không ai mà biết trước được.
Cái móc tàu vẫn còn dằn co, khóa học chấm dứt rồi mà vẫn chưa có kết quả. Long phải trở về phòng GD cho nên chiếc tàu đó không biết đi về đâu.
Khóa học chánh trị ở huyện An Biên vẫn diễn ra như mọi năm nhưng không khí có phần ngột ngạt hơn nhiều. Các học viên lớp thì đang lo suy nghĩ làm cái gì để sống còn trong thời buổi hiện tại, lớp thì nghe ngóng xem có ai định tổ chức vướt biên để mình đi ké theo.
Ngày lại ngày qua mọi người uể oải, lê lết vào hội trường nghe nhai đi nhai lại mấy bài học cũ rít những đề tài mà 3 lần học rồi chỉ có xào đi nấu lại thêm mắm dậm muối để cho người ta tưởng lầm là mới nhưng thực chất thì cũ xì.
Một tháng về phòng GD. Không còn phòng nào riêng để ở, Long cũng chẵng muốn ở ké Tường, Mạnh hay 7 Hài, mà nhà tập thể của 7 Bữu cũng quá đông nên anh về ở trên gác nhà của vợ chồng Tòng.
Cô Hoa vẫn học chưa xong cách tổ chức cũng như điều hành nghành mẫu giáo cho huyện An Biên.
Ngưu Lang Chức Nữ bị chia cách đôi đường...
Gần đến ngày mãn khóa học thì lại có một hiệu trưởng ở trường Tây Yên C mất tích.
Út Nhứt xem xét lý lịch GV toàn trường tính tới tính lui sợ đưa lầm người về đó dễ tạo điều kiện cho GV vượt biên vì trường Tây Yên C ở ngay phía ven biển mà lại giáp ranh với các chợ Rạch Giá, Rạch Sỏi, Tà Niên. Tất cả các nơi đó chỉ cần qua sông Cái Lớn là tới xã Tây Yên rồi.
Cuối cùng ông ta chọn cô Hà Kim Hoàng giáo viên khóa ba sư phạm cấp tốc có lý lịch tốt và là đoàn viên ĐTNCS từ khi còn học ở trong trường.
Ông ta gọi Long đến rồi dặn:
- Mầy về chường Tây Yên C hướng dẫn cho con Hoàng chừng vài ba tháng, tới khi nó vững gồi thì chở lại phòng được hông dzị?
Nghe được trở về trường thoát khỏi phòng GD là Long mừng rồi mặc dù tới Tây Yên là nơi hoàn toàn mới nhưng mà mọi thứ đều có sẵn hết cho nên anh hăng hái trả lời:
- Sao lại không chú? Trường nào mà không được. Dzậy chú muốn chừng nào thì cho tui xuất hành lên xe hoa đây?
Thằng Mạnh cười lớn:
- Mầy làm gì mà gấp dữ dậy? Nghe làm việc chung với con gái là tươm tướp rồi. Mầy có biết mặt Hà Kim Hoàng chưa mà ham dữ dzậy???
(Xin mời xem tiếp kỳ 49)
Lanh Nguyễn
Hai chiếc ghe lưới của ông Tư Đồ khá lớn nó có chiều dài trên 2 chục thước nhưng hơi cũ không biết chúng đã sống trên đại dương bao nhiêu năm rồi.
Cái hầm máy lớn lắm nhưng Long chỉ biết các loại máy đuôi tôm chạy dưới sông mà thôi còn máy tàu, máy xe thì bù trất.
Hai chiếc tàu đánh cá nầy đang thả neo ngoài biển, nó cách xa đầu kinh Thứ 11 cả cây số, muốn ra tàu phải đi bằng vỏ máy và phải chạy ngang qua trạm biên phòng.
Thằng Thanh rể thứ hai của ông Tư Đồ hôm đó chạy máy chở ông già vợ và Long ra ghe. Khi đi ngang qua trạm kiểm soát nó cũng không thèm bớt ga mà cứ chạy phây phây coi như không có cái trạm gác mắc toi đó đang nằm chình ình án ngữ trên bờ. Hai thằng công an biên phòng từ trong trạm chạy ra xem nhưng chúng thấy 3 người quen nên không nói gì mà trở vô trạm.
Lên ghe Thanh liền đem dĩa mực đã làm sạch ra luột dấm. Ba người uống lai rai một hồi thì thằng Thanh nói:
- Tía với thầy giáo ở đây làm tiếp đi nghen tui phải chở vô lấy dĩa mực nhồi thịt gồi mua thêm lít đế nữa sẵn tiện kéo thằng Cáo ga làm quen với thầy giáo luôn thể.
Ông Tư Đồ trả lời:
- Ừ! Dzị cũng được, ấy mầy kêu luôn thằng ba ga chơi chung cho vui. Thầy giáo với chồng Út Mận quen mặt gồi khỏi kêu nó làm gì.
Chắc là ông Tư Đồ đã bàn tính với 2 thằng rể của ông rồi nên nó mới làm bộ kiếm chuyện lánh mặt để ông Tư Đồ dể dàng bàn chuyện bán ghe với Long.
Thanh vừa xuống vỏ máy chạy đi thì chú Tư Đồ lên tiếng nhắc lại:
- Thầy giáo thấy cái tàu của tui thể nào? Nhắm bán cho người đi vượt biên được không?
Thiệt tình mà nói Long không có một chút kiến thức nào về ghe biển cả. Chuyện đi sông đi rạch thì anh rành rẻ, còn đi biển thì cũng như mù đi đêm cho nên nghe ông Tư Đồ hỏi anh chỉ cười cười mà trả lời:
- Chú hỏi tui chuyện nầy cũng như hỏi mấy anh mù đi xem voi vậy thôi, tui có biết khỉ gì đâu mà trả lời cho chú. Nhưng mà tui biết có người rành vụ nầy lắm người ta nhờ tui dọ thử xem coi có chỗ nào bán tàu đánh cá lớn, dài chừng 20 mét trở lên thì chỉ cho họ. Còn họ mua để làm gì thì tui thiệt tình không biết. Nếu chú muốn bán ghe thì tui dẫn họ xuống đây coi thử, còn giá cả hay mọi vấn đề khác thì hai bên bàn tính với nhau, tui không có ý kiến và cũng không muốn biết tới chuyện đó. Nếu chú đồng ý thì tôi sẽ cho họ hay rồi 2 bên giáp mặt trực tiếp bàn chuyện với nhau.
Trước ngày đám cưới Út Mận ông ba Thạch cho thằng con trai xuống coi tàu nhưng anh nầy cũng không khá hơn Long bao nhiêu, thấy cái máy tàu hơi cũ anh ta sợ nên chưa có quyết định gì, anh ta bèn trở lại Sài Gòn để hội ý với gia đình.
Ông Ba Thạch lại gởi một anh thợ máy nguyên là lính trong Hải Quân Công Xưởng theo Long xuống tàu để chạy thử máy. Vì thế cho nên Long phải dành hết thời gian để chuẩn bị cho cái móc nầy.
Anh bàn với Út Nhứt:
- Năm nay chú tha cho tui khỏi đi học được không dzậy? Tui có mối chở mật ong lên Sài Gòn bán nếu hổng làm thì người khác lấy mất là năm tới mình đói nhăn răng luôn đó nghen.
Út Nhứt với thằng Mạnh cùng ngạc nhiên hỏi:
- Mật ong mầy làm sao chở lên Sài Gòn được?
Long cười hì hì:
-Bí Mật. Tui mà đi lọt một chuyến khi về thì tui sẽ kể lại cho mọi người nghe còn nếu bị bắt thì tui nín luôn. Mà năm nay phòng mình có thêm nhiều cán bộ cũng như hiệu trưởng mới chắc là tui hổng đi học cũng đâu có sao. Thiếu gì đứa mới muốn đi học.
Mùa hè 1978 là một mùa hè Long không thể nào quên được.
Nhà ông Ba Thạch có chiếc xe Peugeot 404 mua không biết hồi năm nào nhưng nhìn còn mới tinh. Để che mắt cho chuyện tổ chức vượt biên và cũng để tiện việc đi lên đi xuống tuyến đường Sài Gòn - Rạch Giá ông ta bàn với Long tổ chức buôn lậu bằng xe du lịch 4 bánh.
Thời buổi đó các trạm kiểm soát kinh tế chỉ chận xét xe đò, xe tải mà thôi, xe nhỏ để du lịch thì chúng chưa đụng tới. Bởi vì rất đơn giản xe nhỏ không chở được bao nhiêu hàng hóa mà xăng chợ đen thì mắc thấu xương buôn lậu bằng xe du lịch đâu có lời lóm gì bao nhiêu hổng chừng còn lổ thấu xương nữa là đằng khác, ai mà đi làm chuyện rùi bu như vậy bao giờ.
Nhưng mục đích chính của ông Ba Thạch là mua ghe vượt biên cho nên ông rủ Long theo buôn lậu, lời thì anh hưởng mà lỡ có bị bắt hay lổ lả thì ông chịu cho. Còn chi phí đi đường ông ta cũng chịu chia đôi. Miễn sao người của ông có chỗ ăn chỗ ở để liên lạc với chủ tàu cá là được rồi.
Thiệt là trên đời hổng có cuộc hùn hạp nào mà ngon ăn như vậy.
Lúc đầu Long không đồng ý vì Sài Gòn đối với anh rất xa lạ. Xa lạ đủ mọi mặt từ đường xá cảnh vật ngay cả con người cái gì cũng lạ, thì làm sao mà bán buôn, hơn nữa lại là buôn hàng lậu. Nhưng mục đích của ông Ba Thạch là hướng về chuyện vượt biên còn bán buôn là cái bình phong bên ngoài vì vậy ông ta giới thiệu Long với anh Sáu Cường một người chuyên môn đi giao hàng trong chợ lớn cho bạn ông trước năm 75. Anh Sáu ra giá hàng anh sẽ thu vô để giao lại cho khách quen, nhiệm vụ của Long là cung cấp hàng tại nhà anh ta ở đường Hậu Giang. Hai mặt hàng lúc đầu là mật ong và tôm khô. Lượt về Long mua theo thuốc Sài Gòn giải phóng về Rạch Giá để phân phối lại cho các tủ thuốc lá lẻ mà anh quen.
Người thợ máy mà ông Ba Thạch đưa xuống thì Long giao cho anh Khải chăm lo sau khi giới thiệu anh ta là cán bộ bổ túc văn hóa ở ty đưa xuống để tham khảo học tập phong trào xóa dốt mà Đông Hưng đã dẫn đầu toàn tỉnh. Long đem anh ta lại nhà Sáu Bảnh để gởi nhờ, nhưng Sáu Bảnh vốn dốt đặt năm rồi cũng là báo cáo ma mà qua truôn nay lại phải chứa cán bộ ty GD trong nhà thế nào cúng lòi cái dốt của mình ra nên ông ta từ chối:
- Thầy giáo muốn hại tui sao mà đem cha nầy tới đây gởi. Ở chung nhà gủi thằng chả biết tui dốt gồi làm sao. Hay là tìm nhà nào có người biết chữ gởi nhờ vài bữa đi.
Long làm ra vẻ đâm chiêu trả lời:
- Nhưng mà xứ mình có nhà nào biết chữ đâu? Chỉ mình chú là có thể qua mặt thằng chả được thôi. Hể y ta có ọ ẹ chú cứ lấy rượu đế đổ cho y ngủm củ tỏi thì còn tham khảo tham khiết gì nổi nữa mà lo.
Sáu Bảnh cười lớn:
- Đổ gụ người ta chưa nằm, coi chừng tui lại xì ga chiện mình dốt chước, như vậy có khi hư bột hư đường hết hông chừng. Tui tính gì nghen. Thầy đem lại nhà anh sui của tui mà gởi nhờ đi. Thằng chả hay chữ số một ở đây nên người ta mới tôn là thầy đồ mà ảnh thứ tư nên gọi tắt là Tư Đồ.
Chuyện ông Tư Đồ với anh thợ máy hay ông Ba Thạch đi tới đâu khúc đường nào Long không có thì giờ hỏi tới cũng chưa muốn dính dáng nhiều vô việc đó.
Mỗi ngày anh chở tôm khô từ chợ Rạch Gía lên Sài Gòn giao cho anh Sáu Cường rồi mua lại chừng chục cây thuốc Sài Gòn giải phóng mang về Rạch Giá bỏ mối.
Chiều về thì đi chơi với 2 cô giáo Hoa và Thúy tối ngủ nhờ nhà đó đến sáng hôm sau đi ăn sáng với Út Nhứt và mấy đứa bạn để trả nợ quỷ thần.
Còn anh hai Khiêm tài xế của ông Ba Thạch thì buổi chiều anh về nhà bạn của ông Ba Thạch ngủ đêm ở đó, có bàn tính chuyện rủ người vượt biên hay là dọ đường tìm bãi đáp Long cũng không tò mò tìm hiểu làm gì, chỉ biết hơn tám giờ sáng hôm sau là anh đến quán ăn đã hẹn trước để rước Long rồi họ bắt đầu cho một chuyến hàng mới.
Cái chu kỳ như vậy cứ lập đi lập lại, có khi Long cũng đổi qua chở mật ong
Cuộc đời đang ngon lành sướng như tiên. Một hôm xe từ Sài Gòn xuống gần tới Mỹ Thuận thì anh anh hai Khiêm kêu Long chỉ:
- Chú coi kìa tụi công an nó xét xe du lịch rồi đó. Vụ nầy coi bộ khó à nghen. Chiếc Peugeot nầy có tí tẹo mình chở tôm khô hay mật ong gì tụi nó nhìn vô cũng thấy hết. Nếu nó kêu lợi là chết chắc. Làm thế nào đổi được cái bảng số xe ra màu xanh đây?
Thời đó xe du lịch có 2 loại biển số. Nền trắng chữ đen và nền trắng chữ xanh. Chữ đen là xe dân sự, còn chữ xanh là xe cơ quan. Mà là cơ quan cở cấp tỉnh hay thành phố. Ở huyện dù là huyện ủy cũng chưa có xe du lịch. Họ chỉ có những chiệc GMC cũ để lại, hay ngon lành hơn thì có vài chiếc Jeep của quân đội ngày xưa mà thôi.
Vì vậy xe biển số màu xanh tụi công an kinh tế thấy là quíu rồi bọn họ tránh xa cả chục thước chứ làm sao mà dám lết cái bản mặt hảm tài lại gần.
Long cười cười trả lời:
- Biển số xanh làm sao mà tìm được anh, điệu nầy chỉ có nước xách xe không mà chạy chứ đâu có chở cái gì được nữa mà mong.
Thôi đành giả từ tôm khô củ kiệu trước khi bị chúng tóm cổ lấy hàng giữ xe.
Không chở hàng cho nên Long cũng không theo xe nữa. Từ hôm đó gia đình ông Ba Thạch một mình lên xuống để liên lạc chuyện vượt biên.
Lúc đầu nghe nói "giới thiệu để bán ghe ăn tiền huê hồng" tưởng là dễ dàng như uống ky cà phê sáng. Nhưng thiệt không ngờ nó rắc rối nhiều khê nhiều ngỏ ngách. Ông Hai Thiên cũng chỉ là người đứng trung gian, còn ông Ba Thạch cũng không phải là người có đủ tiền mua ghe một mình mà ông ta lại cũng là người đứng ra kêu gọi mời mọc bạn bè để góp thêm vàng mua ghe.
Ông Tư Đồ cũng không phải là người dễ tin tưởng người khác. Nói chung ai cũng thủ chắc phần mình nên cuộc thương lượng vẫn còn kéo dài. Đã hơn tháng mà vẫn chưa ngã ngũ.
Chuyện vượt biên do số trời định, dễ hay khó không ai mà biết trước được.
Cái móc tàu vẫn còn dằn co, khóa học chấm dứt rồi mà vẫn chưa có kết quả. Long phải trở về phòng GD cho nên chiếc tàu đó không biết đi về đâu.
Khóa học chánh trị ở huyện An Biên vẫn diễn ra như mọi năm nhưng không khí có phần ngột ngạt hơn nhiều. Các học viên lớp thì đang lo suy nghĩ làm cái gì để sống còn trong thời buổi hiện tại, lớp thì nghe ngóng xem có ai định tổ chức vướt biên để mình đi ké theo.
Ngày lại ngày qua mọi người uể oải, lê lết vào hội trường nghe nhai đi nhai lại mấy bài học cũ rít những đề tài mà 3 lần học rồi chỉ có xào đi nấu lại thêm mắm dậm muối để cho người ta tưởng lầm là mới nhưng thực chất thì cũ xì.
Một tháng về phòng GD. Không còn phòng nào riêng để ở, Long cũng chẵng muốn ở ké Tường, Mạnh hay 7 Hài, mà nhà tập thể của 7 Bữu cũng quá đông nên anh về ở trên gác nhà của vợ chồng Tòng.
Cô Hoa vẫn học chưa xong cách tổ chức cũng như điều hành nghành mẫu giáo cho huyện An Biên.
Ngưu Lang Chức Nữ bị chia cách đôi đường...
Gần đến ngày mãn khóa học thì lại có một hiệu trưởng ở trường Tây Yên C mất tích.
Út Nhứt xem xét lý lịch GV toàn trường tính tới tính lui sợ đưa lầm người về đó dễ tạo điều kiện cho GV vượt biên vì trường Tây Yên C ở ngay phía ven biển mà lại giáp ranh với các chợ Rạch Giá, Rạch Sỏi, Tà Niên. Tất cả các nơi đó chỉ cần qua sông Cái Lớn là tới xã Tây Yên rồi.
Cuối cùng ông ta chọn cô Hà Kim Hoàng giáo viên khóa ba sư phạm cấp tốc có lý lịch tốt và là đoàn viên ĐTNCS từ khi còn học ở trong trường.
Ông ta gọi Long đến rồi dặn:
- Mầy về chường Tây Yên C hướng dẫn cho con Hoàng chừng vài ba tháng, tới khi nó vững gồi thì chở lại phòng được hông dzị?
Nghe được trở về trường thoát khỏi phòng GD là Long mừng rồi mặc dù tới Tây Yên là nơi hoàn toàn mới nhưng mà mọi thứ đều có sẵn hết cho nên anh hăng hái trả lời:
- Sao lại không chú? Trường nào mà không được. Dzậy chú muốn chừng nào thì cho tui xuất hành lên xe hoa đây?
Thằng Mạnh cười lớn:
- Mầy làm gì mà gấp dữ dậy? Nghe làm việc chung với con gái là tươm tướp rồi. Mầy có biết mặt Hà Kim Hoàng chưa mà ham dữ dzậy???
(Xin mời xem tiếp kỳ 49)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét