Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Chiếc loa phóng thanh của phòng thông tin đảo vừa đọc danh sách những người được đi định cư ở Hoa Kỳ sẽ rời đảo vào sáng mai thì Như Quyên hấp tấp chạy sang thông báo.
- Có rồi, em có tên đi rồi.
- Chừng nào vậy? Sáng hay chiều?
Long hỏi lại.
- Chín giờ sáng ngày mai, kỳ nầy em nhường chức chúa đảo lại cho thầy rồi.
Long thoáng buồn, chắc có lẽ nó nói đúng, thứ con "Bà Phước" như chàng, không thân nhân, không bạn bè, biết tới bao giờ mới có người bảo lãnh để mà được định cư đây?
Sáng hôm sau gia đình Mỹ Ngọc từ giã mọi người để xuống tàu sang Kuala Lumpur đi định ̣cư ở Hoa Kỳ. Bốn người chỉnh tề trong những bộ quần áo mới cáo chỉ, đồng hồ cà rá có đủ, va li túi xách cũng không thiếu, nhìn không khác gì một gia đình giàu có đi định cư. Má Mỹ Ngọc trước khi đi đưa cho Long năm ngàn nói:
- Tiền thầy gởi đây. Hôm trước bị mất hàng, con Ngọc lấy lại hết hai chục ngàn, tui lấy một ít mua quần áo nữ trang cho tụi nó, còn lại thầy giữ để xài.
Long cầm tiền đưa lại hai ngàn nói:
- Tiền nầy cũng có phần em Ngọc. Ý giữ lại qua Kuala Lumpur có mà xài, mình đâu biết chừng nào đi tới Mỹ, còn ba ngàn, một mình con chắc cũng đủ xài cho tới khi rời đảo.
Thật ra Long không hề biết mình có bao nhiêu tiền, chàng cũng không hề hỏi Ngọc, đôi khi nàng khoe tiền với chàng, Long thường cười nói:
- Tính chi cho mệt dzậy, có bao nhiêu cũng không bằng có em.
Hôm nay tiễn Ngọc đi định cư chàng như hụt hẫng, thứ quí giá nhất đã vượt khỏi tầm tay, thì tiền bạc còn có nghĩa lý gì nữa. Con tàu đã rời đảo lâu rồi mà Long như kẻ mất hồn còn đứng sớ rớ trên đầu cầu supply. Thật là:
Em đã xa rời tít mù khơi
Hai ta cách biệt mấy phương trời
Anh về đếm lá mùa thu rụng
Tim thắt theo từng chiếc lá rơi
Long ngã mình trên chiếc giường cây cứng ngắc, chiếc giường mà hằng đêm sau chuyến đi bãi về Ngọc thường ngồi tính sổ sách, tiếng cười nói của nàng còn văng vẳng bên tai, mới đó mà giờ đây hai người hai ngã, Long chán nản nhìn sang nhà nàng, căn nhà giờ đây trống trơn không còn một bóng người, giường chiếu còn đó, trên kệ những thùng mì đầy ấp còn đó, phía sau nồi niêu soong chảo còn đó, tất cả còn đầy đủ đó, chỉ thiếu mình Ngọc của chàng.
Buổi trưa Long lên đồi, tới nơi hai người thường nằm tâm tình, những thùng giấy carton êm ái vẫn còn, hương thơm phảng phất đâu đó...
Hoàng hôn phủ xuống đồi xưa
Cố tìm lại chút hương thừa, em yêu
Em đi, anh nhớ em nhiều
Rừng cây thay lá, gió chiều nhẹ bay
Anh nằm, đếm lá mỗi ngày
Rụng bao nhiêu lá? Cho phai lòng nầy
Em giờ bên đó có hay?
Anh đang thương nhớ từng ngày em ơi!
Thời gian nặng nề chậm chạp trôi qua, bây giờ đang là cuối thu, trời lạnh mưa nhiều, nước ngập đầy miệng giếng, những con suối nước chảy ào ào, không còn êm ả như trước nữa .Thấm thoát mà Ngọc đã rời đảo hơn tháng rồi. Long mỏi mòn chờ đợi thư nàng, nhưng cánh nhạn theo đàn nên không hề bay trở lại. Mỗi lần loa của phòng thông tin loan báo có thư tới, Long đều ngóng cổ chờ đợi để được nghe tên mình, nhưng cổ chàng ngày một dài ra mà chưa bao giờ nhận được một bức thư nào cả.
Bạn bè, người quen trong xóm lần lượt ra đi, những người đến sau không nằm trong diện ưu tiên thì bị chuyển trại đi Phi.
Hôm nay hai chiếc tàu Hải Quân, neo ngoài khơi đang chờ chở dân tị nạn rời đảo, qua tạm trú ở Phi Luật Tân.
Đoàn người xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau trước đồn cảnh sát, họ mang theo hầu hết vật dụng cá nhân, từ nồi, nêu, soong, chảo, sô đựng nước, chén đủa, cho đến mì gói, cá hộp, thứ gì có thể mang nổi, đều được tận dụng sức lực mà xách theo.
Cũng là rời đảo nhưng họ ra đi với tâm trạng chán chường lo lắng cho số phận, không biết về đâu của mình. Người ở lại cũng buồn lây cho họ, nên không ai buồn đưa tiễn.
Dân số đảo bây giờ còn không đầy phân nửa thời cao điểm. Người ta bắt đầu di chuyển dần về khu chợ, nhà cửa bỏ trống rất nhiều, mạnh ai nấy chiếm lấy căn nhà kế bên của mình, khu G trở lại vắng vẻ như lúc Long mới tới. Xóm nghèo bây giờ nghèo thật sự.
Đầu dốc còn lại ba căn, nhà thằng Mơ, Cư và Sáu Nhỏ, ngang cửa có bốn mẹ con ý Sáu, sau lưng là vợ chồng Nhẩn. Chú ba chặt đẹp nhờ lái xe bồn cho hãng xăng Shell của Mỹ nên được xếp ưu tiên hai, Mỹ cho tuyên thệ cũng sắp sửa rời đảo.Tiễn chú đi cũng bịn rịn bùi ngùi, nhưng không sụt sùi nhỏ lệ.
Còn lại bốn đứa con bà Phước ở gần nhau, thêm tên sợ vợ ở phía sau, năm người thường tổ chức uống rượu tiêu sầu Long thường say khướt, cơm nước không màn, mỗi khi bụng đói thì mì gói cứ ăn vô là xong, chưa đầy hai tháng mà người đã ốm nhom, gió biển thổi thiếu điều bay mất.
Bé Ngọc Tuyết con ý Sáu nhìn chàng lắc đầu tội nghiệp.Trước đó nó rất mến Long vì nhờ có chàng mà Như Quyên có nhiều trái cây, đồ uống, quà vặt chia sẻ cho nó. Ngọc Tuyết thường nói với mẹ:
- Tội nghiệp thầy Long ghê đi, bây giờ thiếu ăn, ốm thấy sợ
Một hôm thấy Long đang nấu mì ý Sáu đứng phía sau nói:
- Hay là thầy qua ăn chung với mẹ con tui đi, hơi đâu mà buồn, có duyên thế nào cũng gặp lại mà.
Ngọc Hạnh, con gái kế của Ý đứng bên cũng nói theo:
- Nhỏ Ngọc và thằng cha Thông cũng tệ thiệt, hơn hai tháng rồi mà chẳng có một lá thơ nào, bận gì mà bận dữ vậy hổng biết nữa.
Nghe vậy Long chợt tỉnh giấc, không phải chỉ có một mình chàng bị bỏ rơi, mà phận gái như Ngọc Hạnh người ta cũng vẫn không nhớ, Long cười hỏi ngược lại:
- Hạnh nói ai tệ? Ngọc hay là Thông vậy?
Rồi quay sang qua ý Sáu chàng cười trả lời:
- Cám ơn Ý, vậy từ ngày mai nhờ Ý nấu luôn cơm cho con dùm.
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 14)
Lanh Nguyễn
Chiếc loa phóng thanh của phòng thông tin đảo vừa đọc danh sách những người được đi định cư ở Hoa Kỳ sẽ rời đảo vào sáng mai thì Như Quyên hấp tấp chạy sang thông báo.
- Có rồi, em có tên đi rồi.
- Chừng nào vậy? Sáng hay chiều?
Long hỏi lại.
- Chín giờ sáng ngày mai, kỳ nầy em nhường chức chúa đảo lại cho thầy rồi.
Long thoáng buồn, chắc có lẽ nó nói đúng, thứ con "Bà Phước" như chàng, không thân nhân, không bạn bè, biết tới bao giờ mới có người bảo lãnh để mà được định cư đây?
Sáng hôm sau gia đình Mỹ Ngọc từ giã mọi người để xuống tàu sang Kuala Lumpur đi định ̣cư ở Hoa Kỳ. Bốn người chỉnh tề trong những bộ quần áo mới cáo chỉ, đồng hồ cà rá có đủ, va li túi xách cũng không thiếu, nhìn không khác gì một gia đình giàu có đi định cư. Má Mỹ Ngọc trước khi đi đưa cho Long năm ngàn nói:
- Tiền thầy gởi đây. Hôm trước bị mất hàng, con Ngọc lấy lại hết hai chục ngàn, tui lấy một ít mua quần áo nữ trang cho tụi nó, còn lại thầy giữ để xài.
Long cầm tiền đưa lại hai ngàn nói:
- Tiền nầy cũng có phần em Ngọc. Ý giữ lại qua Kuala Lumpur có mà xài, mình đâu biết chừng nào đi tới Mỹ, còn ba ngàn, một mình con chắc cũng đủ xài cho tới khi rời đảo.
Thật ra Long không hề biết mình có bao nhiêu tiền, chàng cũng không hề hỏi Ngọc, đôi khi nàng khoe tiền với chàng, Long thường cười nói:
- Tính chi cho mệt dzậy, có bao nhiêu cũng không bằng có em.
Hôm nay tiễn Ngọc đi định cư chàng như hụt hẫng, thứ quí giá nhất đã vượt khỏi tầm tay, thì tiền bạc còn có nghĩa lý gì nữa. Con tàu đã rời đảo lâu rồi mà Long như kẻ mất hồn còn đứng sớ rớ trên đầu cầu supply. Thật là:
Em đã xa rời tít mù khơi
Hai ta cách biệt mấy phương trời
Anh về đếm lá mùa thu rụng
Tim thắt theo từng chiếc lá rơi
Long ngã mình trên chiếc giường cây cứng ngắc, chiếc giường mà hằng đêm sau chuyến đi bãi về Ngọc thường ngồi tính sổ sách, tiếng cười nói của nàng còn văng vẳng bên tai, mới đó mà giờ đây hai người hai ngã, Long chán nản nhìn sang nhà nàng, căn nhà giờ đây trống trơn không còn một bóng người, giường chiếu còn đó, trên kệ những thùng mì đầy ấp còn đó, phía sau nồi niêu soong chảo còn đó, tất cả còn đầy đủ đó, chỉ thiếu mình Ngọc của chàng.
Buổi trưa Long lên đồi, tới nơi hai người thường nằm tâm tình, những thùng giấy carton êm ái vẫn còn, hương thơm phảng phất đâu đó...
Hoàng hôn phủ xuống đồi xưa
Cố tìm lại chút hương thừa, em yêu
Em đi, anh nhớ em nhiều
Rừng cây thay lá, gió chiều nhẹ bay
Anh nằm, đếm lá mỗi ngày
Rụng bao nhiêu lá? Cho phai lòng nầy
Em giờ bên đó có hay?
Anh đang thương nhớ từng ngày em ơi!
Thời gian nặng nề chậm chạp trôi qua, bây giờ đang là cuối thu, trời lạnh mưa nhiều, nước ngập đầy miệng giếng, những con suối nước chảy ào ào, không còn êm ả như trước nữa .Thấm thoát mà Ngọc đã rời đảo hơn tháng rồi. Long mỏi mòn chờ đợi thư nàng, nhưng cánh nhạn theo đàn nên không hề bay trở lại. Mỗi lần loa của phòng thông tin loan báo có thư tới, Long đều ngóng cổ chờ đợi để được nghe tên mình, nhưng cổ chàng ngày một dài ra mà chưa bao giờ nhận được một bức thư nào cả.
Bạn bè, người quen trong xóm lần lượt ra đi, những người đến sau không nằm trong diện ưu tiên thì bị chuyển trại đi Phi.
Hôm nay hai chiếc tàu Hải Quân, neo ngoài khơi đang chờ chở dân tị nạn rời đảo, qua tạm trú ở Phi Luật Tân.
Đoàn người xếp thành hàng dài, nối đuôi nhau trước đồn cảnh sát, họ mang theo hầu hết vật dụng cá nhân, từ nồi, nêu, soong, chảo, sô đựng nước, chén đủa, cho đến mì gói, cá hộp, thứ gì có thể mang nổi, đều được tận dụng sức lực mà xách theo.
Cũng là rời đảo nhưng họ ra đi với tâm trạng chán chường lo lắng cho số phận, không biết về đâu của mình. Người ở lại cũng buồn lây cho họ, nên không ai buồn đưa tiễn.
Dân số đảo bây giờ còn không đầy phân nửa thời cao điểm. Người ta bắt đầu di chuyển dần về khu chợ, nhà cửa bỏ trống rất nhiều, mạnh ai nấy chiếm lấy căn nhà kế bên của mình, khu G trở lại vắng vẻ như lúc Long mới tới. Xóm nghèo bây giờ nghèo thật sự.
Đầu dốc còn lại ba căn, nhà thằng Mơ, Cư và Sáu Nhỏ, ngang cửa có bốn mẹ con ý Sáu, sau lưng là vợ chồng Nhẩn. Chú ba chặt đẹp nhờ lái xe bồn cho hãng xăng Shell của Mỹ nên được xếp ưu tiên hai, Mỹ cho tuyên thệ cũng sắp sửa rời đảo.Tiễn chú đi cũng bịn rịn bùi ngùi, nhưng không sụt sùi nhỏ lệ.
Còn lại bốn đứa con bà Phước ở gần nhau, thêm tên sợ vợ ở phía sau, năm người thường tổ chức uống rượu tiêu sầu Long thường say khướt, cơm nước không màn, mỗi khi bụng đói thì mì gói cứ ăn vô là xong, chưa đầy hai tháng mà người đã ốm nhom, gió biển thổi thiếu điều bay mất.
Bé Ngọc Tuyết con ý Sáu nhìn chàng lắc đầu tội nghiệp.Trước đó nó rất mến Long vì nhờ có chàng mà Như Quyên có nhiều trái cây, đồ uống, quà vặt chia sẻ cho nó. Ngọc Tuyết thường nói với mẹ:
- Tội nghiệp thầy Long ghê đi, bây giờ thiếu ăn, ốm thấy sợ
Một hôm thấy Long đang nấu mì ý Sáu đứng phía sau nói:
- Hay là thầy qua ăn chung với mẹ con tui đi, hơi đâu mà buồn, có duyên thế nào cũng gặp lại mà.
Ngọc Hạnh, con gái kế của Ý đứng bên cũng nói theo:
- Nhỏ Ngọc và thằng cha Thông cũng tệ thiệt, hơn hai tháng rồi mà chẳng có một lá thơ nào, bận gì mà bận dữ vậy hổng biết nữa.
Nghe vậy Long chợt tỉnh giấc, không phải chỉ có một mình chàng bị bỏ rơi, mà phận gái như Ngọc Hạnh người ta cũng vẫn không nhớ, Long cười hỏi ngược lại:
- Hạnh nói ai tệ? Ngọc hay là Thông vậy?
Rồi quay sang qua ý Sáu chàng cười trả lời:
- Cám ơn Ý, vậy từ ngày mai nhờ Ý nấu luôn cơm cho con dùm.
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 14)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét