Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Sáng sớm cả nhà vừa ăn sáng xong thì chị Nhung đã tới bấm chuông cửa inh ỏi. Bé Phượng nhanh chân ra mở của:
- Chào cô! Cô đến chơi ạ.
Chị Nhung ào vào như con lốc xoáy, nàng luyến thắng chào hỏi tất cả mọi người, rồi quay sang Long, Nhung hất hàm hỏi:
- Anh sẵn sàng chưa? Hôm nay mình có nhiều việc cần phải làm cho xong lắm đó.
Chú Ba đưa mắt nhìn cô nói:
- Hôm nay làm phiền cô giúp chở dùm thầy Long đi lo giấy tờ chớ tụi tui không biết gì đâu, hơn nữa tiếng Anh tiếng U thì bù trất.
Nhung cười hồn nhiên trả lời:
- Không có chi đâu, chú khỏi lo, lâu lâu mới có dịp làm công quả một ngày mà. Với lại giúp được người mình tui cũng vui lắm.
Long e dè hỏi:
- Vậy bạn trai của chị có phiền gì không?
- Anh khỏi lo chuyện đó. Ở bên nầy bình đẳng mà, chuyện ai người ấy làm, không ai có quyền xía vào chuyện người khác đâu, hơn nữa thằng bạn tôi cũng tốt bụng lắm.
Đang nói chuyện thì có tiếng còi xe kêu lên vang dội. Long nhắc chú Ba:
- Ai bấm kèn xe kìa chú.
- Đó là xe chở tụi nhỏ đi học.
Quay sang ba đứa con chú ra lệnh:
- Ba đứa bây xong chưa, lẹ lên đi chớ, xe đang chờ kìa.
Ba đứa nhỏ cuối đầu chào từng người nói:
- Thưa cả nhà con đi học.
Rồi chúng chạy nhanh ra xe. Đó là chiếc xe bus có khoảng 50 chỗ ngồi được sơn hai màu vàng và đen rất đặc biệt để cho tất cả mọi người có thể nhận ra nó, khi cần. Long hỏi chú ba:
- Mình trả tiền xe cho tụi nhỏ có mắc không vậy chú?
Nhung cười giải thích:
- Ở bên nầy xe bus chở học sinh do chính phủ cung cấp, những người có lợi tức thấp thì hoàn toàn miễn phí, ai có thu nhập cao thì đóng mốt số tiền tượng trưng thôi.
Rồi nàng nhìn Long hỏi:
- Mình đi được chưa?
- Tôi đang chờ chị mà.
Chú Ba Cũng góp vào:
- Thôi hai người đi đi, còn hai cha con tui cũng phải đi học, sắp trễ giờ rồi, chiều nay cô Nhung nhớ ghé nhà ăn cơm với gia đình tui nghen, nghe bà xã nói sẻ làm nhiều món đặc biệt để đải thầy Long đó.
Rồi chú gọi:
- Dũng ơi! Xong chưa mậy? Sắp trễ giờ rồi đó.
Dũng đi ra với chiếc quần Jean xanh, áo thun soọc ngang, giầy thể thao rất là đúng mốt. Không hẹn mà Long và chị Nhung cùng kêu lên:
- Ai vậy kìa? Ai mà đẹp trai quá vậy ta?
Dũng cũng cười to nói lớn:
- Thì ta đây chớ ai.
Rồi nó chào hai người đi nhanh ra xe. Long cũng chào thím ba rồi theo Nhung ra xe nàng. Lên xe Long hỏi:
- Hôm nay mình cần làm những gì hả chị?
Nhung không vội trả lời mà hỏi ngược lại:
- Bộ tôi già lắm sao mà anh gọi bằng chị hoài vậy?
- Chị thì không già, nhưng vì chị có gia đình nên tôi tôn trọng gọi là chị vậy mà. Đó là phong tục của người mình, chứ đâu phải tôi muốn gọi vậy.
- Nhưng mà có phải tôi lấy chồng đâu? Hơn nữa ở đây là xứ Mỹ chớ có phải Việt Nam sao? Gọi chị làm tôi cảm thấy mình già quá. Hay là gọi tên như tụi Mỹ đi.
Đàn bà con gái ở xứ Mỹ ai cũng muốn mình trẻ, cho nên kỵ nhất là hỏi "bao nhiêu tuổi " làm được bao nhiêu tiền, vì vậy khi nghe chị Nhung đề nghị Long không lấy gì ngạc nhiên cho lắm, mặt dù không muốn, Long cũng phải trả lời:
- Nếu được chị cho phép thì xin gọi chị bằng tên vậy.
- Vậy thì gọi thử đi, để nghe coi có được không?
- Hôm nay mình phải làm những gì đây Nhung?
Nhung cười nghiêng ngửa nói:
- Cũng tạm được thôi, chưa nghe ngọt ngào tí nào cả.
Rồi nàng nói tiếp:
- Hôm nay, mình đi làm giấy an sinh xã hội, đi ghi tên học, cuối cùng ghé chỗ tôi với thằng Tom xin việc làm.
Nói xong nàng nổ máy cho xe chạy. Chừng mười phút sau xe dừng lại trước cửa sở An Sinh Xã Hội của thị trấn Mason. Đây là một tòa nhà khá lớn, được ngăn ra nhiều phòng làm việc. Phía trước có một bàn hướng dẫn, bên trong là những phòng dành cho nhân viên xã hội làm việc, Nhung đến xếp hàng tại bàn hướng dẫn, trước mặt nàng còn hai người nữa. Long theo sát phía sau, nàng quay sang nói nhỏ:
- Hôm nay mình hên quá không có người đứng trước mình nhiều, chắc khoảng nửa giờ là xong việc nầy rồi.
Nhung nói đúng chưa đầy năm phút sau là người ta gọi Long vào. Sau khi trình giấy tờ nhập cảnh tị nạn xong, người cán sự xã hội chỉ hỏi Long ít câu để thẩm định xem chàng có phải là chủ nhân của những tờ giấy mà chàng đang giữ hay không. Sau đó họ cấp cho Long 9 con số, đó là số An Sinh Xã Hội, rồi dặn chàng phải nhớ kỹ 9 con số nầy, vì nó sẽ theo Long suốt đời, không thay đổi. Anh ta nói 2 tuần lễ sau sẽ gởi tới nhà cát thẻ chính bằng đường bưu điện.
Vậy là xong một việc rồi, chưa đến 9 giờ sáng Nhung hối Long lên xe đi Cincinnati để ghi danh đi học, vì ở Reading không có trường học dạy anh ngữ cho những người mới nhập cư. Khoảng nửa giờ sau thì xe đến thành phố, Nhung tìm chỗ đậu xe xong, nàng liền dắt chàng vào trường City College của thành phố. Nhung chắc đã từng hướng dẫn nhiều người đến đây nên nàng rất quen thuộc. Nàng giải thích:
- Đây là một chi nhánh nhỏ của trường City College of Cincinnati, người ta dùng nơi nầy để dạy nghề cho người mới tới định cư, nó cũng có lớp dạy Anh ngữ cho những ai chưa biết tiếng Anh.
Nhung kéo Long vào văn phòng trường, đến chỗ ghi danh, thật mai không có ai đợi cả. Nàng bấm cái chuông trên bàn kêu len ken vài tiếng, một lúc sau có một bà Mỹ già ra hỏi:
- May I help you?
Nhung chỉ Long nói "muốn xin ghi danh cho chàng vào học chương trình CETA"
Qua thông dịch của Nhung Long được biết CETA là 4 chữ đầu được viết tắc của một chương trình trợ giúp người di dân mới tới Mỹ. Chánh phủ sẽ giúp cho học viên $3.10 mỗi giờ học, nhưng mà xui cho Long bây giờ ngân quỹ đó giới hạn lắm, chỉ đủ chi trả cho những người ghi danh trước năm 1980, nhà trường còn đang dự thảo xin tiền chánh phủ thêm, vì vậy 3 tháng đầu năm nay không có ai chịu xin học cả, họ đều chạy qua thành phố Columbus kế bên, nhà trường hiện đang cho phép những ai theo học ngay bây giờ sẽ được truy lãnh khi ngân khoảng trợ cấp của chính phủ được thông qua. Nhung hỏi Long:
- Bây giờ chưa có tiền, vậy anh tính sao đây? Định học ở đây hay đi Columbus?
- Còn tính gì được nữa, Dũng nó học đâu thì tôi phải theo đó, như vậy mới có xe đi chứ. Còn tiền bạc có thì xài, không có thì thôi phải học để lấy một ít vốn tiếng Anh bỏ túi mà xài sau nầy.
Nhung vui vẻ nói:
- Vậy thì Nhung ghi tên cho anh nghen.
- Cám ơn Nhung.
Sau khi được làm bài trắc nghiệm để xếp lớp, người ta đưa cho Long tờ giấy nhập học. Nhung dành coi rồi khen:
- Anh mới qua mà được xếp lớp 2 vậy là hay rồi, chắc là ngày xưa anh học Anh văn là sinh ngữ chính hả.
- Không, tôi học Pháp văn đấy, nhưng chắc tại Anh, Pháp hơi na ná giống nhau nên làm bài được, mà chắc gì học nổi đâu.
Khi ra xe để về thì Nhung chợt la lên:
- Ý chết, quên nữa, anh chưa xin được tiền học, thì mình cần phải đi xin phiếu trợ giúp thực phẩm mới đúng chớ.
- Là cái gì vậy ?
Nhung lại phải cắt nghĩa cho người nhiều "thét mét ":
- Phiếu thực phẩm là tiền trợ cấp mua đồ ăn của chính quyền liên bang, giúp đỡ cho những người có lợi tức thấp. Anh chưa có làm gì ra tiền, hoặc giả anh làm ra ít tiền, thì người ta giúp cho anh tiền mua đồ ăn vậy mà.
Long mừng rỡ cười nói:
- Chính phủ Mỹ tốt ghê hén.
- Tốt hay không chừng nào đi làm rồi hãy nói, bây giờ khen sớm quá sau nầy coi chừng hố đấy.
Cô Nhung nầy hình như cơ quan nào có liên quan đến tiền bạc của chánh phủ thì nàng rành lắm, cho nên ít phút sau là nàng đã chở Long đến sở welfare. Ở đây cũng vắng lắm không có người xếp hàng. Long thắc mắt hỏi:
- Ủa, sao vắng quá vậy ta, hay là lộn chỗ rồi.
Nhung cũng cười chọc lại:
- Lộn đâu mà lộn, con người gì mà nhiều chuyện ghê đi, gặp cái gì cũng hỏi, mệt chết được.
- Thì không biết mới hỏi chớ, biết rồi ai hỏi làm gì? Còn Nhung cảm thấy mệt thì khỏi trả lời, nghỉ cho khoẻ.
Nói xong Long làm như giận nín thinh không nói nữa. Tưởng chàng giận thiệt Nhung vội xin lỗi:
- Xin lỗi nghe, nói chơi thôi bộ giận thiệt à.
Long phá lên cười lớn nói :
- Người sao mà dễ bị xí gạt thế.
Cả hai cùng cười. Nhung dắt chàng vào xin phiếu trợ cấp thực phẩm. Bấy giờ là cuối tháng ba cho nên người ta nói đầu tháng tư sẽ gởi đến nhà một tập tem phiếu trị giá 111 đô la. Phiếu đó chỉ có thể mua đồ ăn trong những tiệm tạp hóa nào có để bảng nhận Foodstamp. Cả buổi sáng hai người đã lo xong ngần ấy việc Nhung hỏi:
- Anh đã thấy đói bụng chưa hay là mình tìm cái gì ăn đi, rồi ghé lại văn phòng nơi tôi làm việc, xin làm tạm trong khi chờ người ta phát tiền học.
- Vậy mình đi ăn đi, mà Nhung thích ăn gì thì dắt tôi lại chỗ đó.
Nhung nói:
- Ở gần đây có một nhà hàng Tàu bán đồ ăn ngon lắm, mỗi lần lên Cincinnati Nhung thường ghé lại ăn, ở nhà ăn đồ Mỹ hoài, ngán lắm nên hể có dịp là mình ăn đồ Tàu liền.
- Vậy thì tới thử coi, mà Nhung biết món nào ngon làm ơn gọi dùm luôn.
Hai người ghé vào một quán ăn Tàu, tuy không lớn lắm nhưng rất là sạch sẽ vì vào giờ ăn trưa nên khách Mỹ khá đông. Nhân viên phục vụ chỉ họ vào một cái bàn nhỏ phía trong cùng. Nhung gọi hai dĩa hủ tiếu xào Tứ Xuyên, hai chai bia Miller.
Trên đường về Nhung kể chuyện vượt biên của mình, nàng nói:
Gia đình Nhung ở quận Phong Điền, anh có từng nghe câu ca dao:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Sáng Phong Điền
Anh có thương em, thì cho bạc cho tiền
Chớ đừng cho lúa gạo, để xóm giềng cười chê.
Ở đó trường trung học Phong Điền chỉ có tới lớp 9 thôi nên học xong Nhung ra CầnThơ ở trọ nhà dì, đi học tiếp, đến ngày miền Nam bị "đứt bóng" thì Nhung đang học lớp 12, hôm đó đang ở nhà giữ dùm con bà chị bạn dì. Con bé mới 9 tháng tuổi, chẳng biết bữa đó nó có vấn đề gì, mà cứ khóc hoài, hai chị em dổ mãi nó không chịu nín, vừa lúc đó thì chồng chị Hiền về tới, anh bắt chị phải vào phi trường ngay để kịp di tản. Anh Quân chồng chị nhờ Nhung bồng dùm bé Ngân lên xe jeep, còn chị thì vào quơ vội ít nữ trang rồi lên xe sau. Vì bé Ngân khóc quá nên khi chị lên xe, là ông chồng vọt liền, không ai còn nhớ để cho Nhung xuống xe. Vào phi trường cũng vậy chiếc trực thăng của ảnh cũng đang nổ máy chờ, hai vợ chồng anh xạ thủ ngồi trên đó tự hồi nào Nhung bồng con nhỏ vừa đi tới là anh ta đã kéo Nhung tót lên trực thăng rồi, chị Hiền mới leo lên tới là anh Quân cũng cho trực thăng bay đi, đâu có kịp cho Nhung đi xuống. Ra tới hạm đội 7 có muốn trở về cũng không được nữa. Sang qua đảo Guam ở đó một tuần lễ thì được hội UCSS bảo lãnh về đây.
- Vậy cuộc đời của Nhung cũng li kì quá chớ, viết thành phim truyện được đó.
Nghe nàng kể vậy, Long biết là Nhung nhỏ tuổi hơn mình nhiều, nhưng chàng vẫn làm thinh mà chuyển sang đề tài khác:
- Nhung định xin việc cho tôi ở đâu vậy?
- Sao mà anh gấp gáp quá vậy? Thì chỗ tôi với Tom làm đó chứ còn đâu nữa. Vừa mới có 2 người nghỉ hôm qua, họ về Ca-Li ở. À mà sao anh đến San Francisco không ở lại đó, chạy về xứ khỉ ho cò gáy nầy làm chi vậy?
- Chuyện dài vòng lắm, hôm nào vui mới kể cho Nhung nghe được, còn hôm nay thì xin lỗi nghen.
Nhung cười thông cảm:
- Vậy thì cho anh thiếu lại đó. Nói thiệt với anh chị Hiền và anh Quân học xong là họ cũng qua miền tây tìm việc. Nhung cũng vậy, hè nầy có lẽ anh Quân đi rồi, còn Nhung chắc phải hè năm sau.
- Nhung đang học ngành gì vậy?
- Y tá 4 năm, ngành nầy dể có việc lắm, nhưng mà anh có định học tiếp hông vậy?
- Chuyện đó cũng xin khoan trả lời để học xong Anh văn rồi mới tính được.
Nhung mở cửa vào một căn nhà khá rộng, phía trước có đặt một bàn làm việc, phía sau nhiều kệ để đồ la liệt nào giấy vệ sinh, giấy lau tay, xà phòng nước, máy hút bụi v..v.. có những thứ mà Long chưa hề thấy qua bao giờ. Nhìn vẻ mặt ngớ ngẩn của Long là Nhung biết ngay con người nhiều chuyện đang thắc mắc nên nàng vội giải thích
- Đây là công ty nhỏ của Ba anh Tom, công ty này chuyên thầu các văn phòng, nhà băng, nhà thương, trường học v..v nói chung ai mướn dọn dẹp làm vệ sinh thì họ thầu hết, sau đó thì giao việc lại cho nhân viên làm. Nhiệm vụ của Nhung là trả lời phone nếu có người cần, xếp lịch làm việc, tính lương, mướn người v...v...
- Còn ông bạn Nhung thì làm gì?
- Ảnh lái một cái xe đi làm cũng như bao nhiêu người khác. Ở đây hiện có cả thảy là 9 chiếc xe Van, mà chỉ còn có17 người thôi, thường thì phải có ít nhất 19 người, một xe 2 người còn một người để dành trám chỗ, mỗi khi có ai nghỉ bịnh.
Nhung lôi trong học bàn ra một cái đơn xin việc, rồi tự tay điền đơn cho chàng, xong rồi nàng kêu Long ký tên phía dưới.
- Anh có muốn chiều nay đi làm luôn hay là nghỉ ngơi ít hôm? Nhung hỏi chàng.
- Thì chiều nay làm luôn đi.
- Vậy để Nhung chở anh về nhà, chiều nay anh theo Dũng và chú Ba đi làm, còn làm cái gì và làm với ai thì Nhung sẻ sắp xếp cho anh sau.
Nói xong Nhung bảo Long ra xe chờ còn nàng khóa cửa văn phòng lại rồi chở Long về nhà.
(Còn tiếp... Xin mời các bạn xem tiếp kỳ 19)
Lanh nguyễn
Sáng sớm cả nhà vừa ăn sáng xong thì chị Nhung đã tới bấm chuông cửa inh ỏi. Bé Phượng nhanh chân ra mở của:
- Chào cô! Cô đến chơi ạ.
Chị Nhung ào vào như con lốc xoáy, nàng luyến thắng chào hỏi tất cả mọi người, rồi quay sang Long, Nhung hất hàm hỏi:
- Anh sẵn sàng chưa? Hôm nay mình có nhiều việc cần phải làm cho xong lắm đó.
Chú Ba đưa mắt nhìn cô nói:
- Hôm nay làm phiền cô giúp chở dùm thầy Long đi lo giấy tờ chớ tụi tui không biết gì đâu, hơn nữa tiếng Anh tiếng U thì bù trất.
Nhung cười hồn nhiên trả lời:
- Không có chi đâu, chú khỏi lo, lâu lâu mới có dịp làm công quả một ngày mà. Với lại giúp được người mình tui cũng vui lắm.
Long e dè hỏi:
- Vậy bạn trai của chị có phiền gì không?
- Anh khỏi lo chuyện đó. Ở bên nầy bình đẳng mà, chuyện ai người ấy làm, không ai có quyền xía vào chuyện người khác đâu, hơn nữa thằng bạn tôi cũng tốt bụng lắm.
Đang nói chuyện thì có tiếng còi xe kêu lên vang dội. Long nhắc chú Ba:
- Ai bấm kèn xe kìa chú.
- Đó là xe chở tụi nhỏ đi học.
Quay sang ba đứa con chú ra lệnh:
- Ba đứa bây xong chưa, lẹ lên đi chớ, xe đang chờ kìa.
Ba đứa nhỏ cuối đầu chào từng người nói:
- Thưa cả nhà con đi học.
Rồi chúng chạy nhanh ra xe. Đó là chiếc xe bus có khoảng 50 chỗ ngồi được sơn hai màu vàng và đen rất đặc biệt để cho tất cả mọi người có thể nhận ra nó, khi cần. Long hỏi chú ba:
- Mình trả tiền xe cho tụi nhỏ có mắc không vậy chú?
Nhung cười giải thích:
- Ở bên nầy xe bus chở học sinh do chính phủ cung cấp, những người có lợi tức thấp thì hoàn toàn miễn phí, ai có thu nhập cao thì đóng mốt số tiền tượng trưng thôi.
Rồi nàng nhìn Long hỏi:
- Mình đi được chưa?
- Tôi đang chờ chị mà.
Chú Ba Cũng góp vào:
- Thôi hai người đi đi, còn hai cha con tui cũng phải đi học, sắp trễ giờ rồi, chiều nay cô Nhung nhớ ghé nhà ăn cơm với gia đình tui nghen, nghe bà xã nói sẻ làm nhiều món đặc biệt để đải thầy Long đó.
Rồi chú gọi:
- Dũng ơi! Xong chưa mậy? Sắp trễ giờ rồi đó.
Dũng đi ra với chiếc quần Jean xanh, áo thun soọc ngang, giầy thể thao rất là đúng mốt. Không hẹn mà Long và chị Nhung cùng kêu lên:
- Ai vậy kìa? Ai mà đẹp trai quá vậy ta?
Dũng cũng cười to nói lớn:
- Thì ta đây chớ ai.
Rồi nó chào hai người đi nhanh ra xe. Long cũng chào thím ba rồi theo Nhung ra xe nàng. Lên xe Long hỏi:
- Hôm nay mình cần làm những gì hả chị?
Nhung không vội trả lời mà hỏi ngược lại:
- Bộ tôi già lắm sao mà anh gọi bằng chị hoài vậy?
- Chị thì không già, nhưng vì chị có gia đình nên tôi tôn trọng gọi là chị vậy mà. Đó là phong tục của người mình, chứ đâu phải tôi muốn gọi vậy.
- Nhưng mà có phải tôi lấy chồng đâu? Hơn nữa ở đây là xứ Mỹ chớ có phải Việt Nam sao? Gọi chị làm tôi cảm thấy mình già quá. Hay là gọi tên như tụi Mỹ đi.
Đàn bà con gái ở xứ Mỹ ai cũng muốn mình trẻ, cho nên kỵ nhất là hỏi "bao nhiêu tuổi " làm được bao nhiêu tiền, vì vậy khi nghe chị Nhung đề nghị Long không lấy gì ngạc nhiên cho lắm, mặt dù không muốn, Long cũng phải trả lời:
- Nếu được chị cho phép thì xin gọi chị bằng tên vậy.
- Vậy thì gọi thử đi, để nghe coi có được không?
- Hôm nay mình phải làm những gì đây Nhung?
Nhung cười nghiêng ngửa nói:
- Cũng tạm được thôi, chưa nghe ngọt ngào tí nào cả.
Rồi nàng nói tiếp:
- Hôm nay, mình đi làm giấy an sinh xã hội, đi ghi tên học, cuối cùng ghé chỗ tôi với thằng Tom xin việc làm.
Nói xong nàng nổ máy cho xe chạy. Chừng mười phút sau xe dừng lại trước cửa sở An Sinh Xã Hội của thị trấn Mason. Đây là một tòa nhà khá lớn, được ngăn ra nhiều phòng làm việc. Phía trước có một bàn hướng dẫn, bên trong là những phòng dành cho nhân viên xã hội làm việc, Nhung đến xếp hàng tại bàn hướng dẫn, trước mặt nàng còn hai người nữa. Long theo sát phía sau, nàng quay sang nói nhỏ:
- Hôm nay mình hên quá không có người đứng trước mình nhiều, chắc khoảng nửa giờ là xong việc nầy rồi.
Nhung nói đúng chưa đầy năm phút sau là người ta gọi Long vào. Sau khi trình giấy tờ nhập cảnh tị nạn xong, người cán sự xã hội chỉ hỏi Long ít câu để thẩm định xem chàng có phải là chủ nhân của những tờ giấy mà chàng đang giữ hay không. Sau đó họ cấp cho Long 9 con số, đó là số An Sinh Xã Hội, rồi dặn chàng phải nhớ kỹ 9 con số nầy, vì nó sẽ theo Long suốt đời, không thay đổi. Anh ta nói 2 tuần lễ sau sẽ gởi tới nhà cát thẻ chính bằng đường bưu điện.
Vậy là xong một việc rồi, chưa đến 9 giờ sáng Nhung hối Long lên xe đi Cincinnati để ghi danh đi học, vì ở Reading không có trường học dạy anh ngữ cho những người mới nhập cư. Khoảng nửa giờ sau thì xe đến thành phố, Nhung tìm chỗ đậu xe xong, nàng liền dắt chàng vào trường City College của thành phố. Nhung chắc đã từng hướng dẫn nhiều người đến đây nên nàng rất quen thuộc. Nàng giải thích:
- Đây là một chi nhánh nhỏ của trường City College of Cincinnati, người ta dùng nơi nầy để dạy nghề cho người mới tới định cư, nó cũng có lớp dạy Anh ngữ cho những ai chưa biết tiếng Anh.
Nhung kéo Long vào văn phòng trường, đến chỗ ghi danh, thật mai không có ai đợi cả. Nàng bấm cái chuông trên bàn kêu len ken vài tiếng, một lúc sau có một bà Mỹ già ra hỏi:
- May I help you?
Nhung chỉ Long nói "muốn xin ghi danh cho chàng vào học chương trình CETA"
Qua thông dịch của Nhung Long được biết CETA là 4 chữ đầu được viết tắc của một chương trình trợ giúp người di dân mới tới Mỹ. Chánh phủ sẽ giúp cho học viên $3.10 mỗi giờ học, nhưng mà xui cho Long bây giờ ngân quỹ đó giới hạn lắm, chỉ đủ chi trả cho những người ghi danh trước năm 1980, nhà trường còn đang dự thảo xin tiền chánh phủ thêm, vì vậy 3 tháng đầu năm nay không có ai chịu xin học cả, họ đều chạy qua thành phố Columbus kế bên, nhà trường hiện đang cho phép những ai theo học ngay bây giờ sẽ được truy lãnh khi ngân khoảng trợ cấp của chính phủ được thông qua. Nhung hỏi Long:
- Bây giờ chưa có tiền, vậy anh tính sao đây? Định học ở đây hay đi Columbus?
- Còn tính gì được nữa, Dũng nó học đâu thì tôi phải theo đó, như vậy mới có xe đi chứ. Còn tiền bạc có thì xài, không có thì thôi phải học để lấy một ít vốn tiếng Anh bỏ túi mà xài sau nầy.
Nhung vui vẻ nói:
- Vậy thì Nhung ghi tên cho anh nghen.
- Cám ơn Nhung.
Sau khi được làm bài trắc nghiệm để xếp lớp, người ta đưa cho Long tờ giấy nhập học. Nhung dành coi rồi khen:
- Anh mới qua mà được xếp lớp 2 vậy là hay rồi, chắc là ngày xưa anh học Anh văn là sinh ngữ chính hả.
- Không, tôi học Pháp văn đấy, nhưng chắc tại Anh, Pháp hơi na ná giống nhau nên làm bài được, mà chắc gì học nổi đâu.
Khi ra xe để về thì Nhung chợt la lên:
- Ý chết, quên nữa, anh chưa xin được tiền học, thì mình cần phải đi xin phiếu trợ giúp thực phẩm mới đúng chớ.
- Là cái gì vậy ?
Nhung lại phải cắt nghĩa cho người nhiều "thét mét ":
- Phiếu thực phẩm là tiền trợ cấp mua đồ ăn của chính quyền liên bang, giúp đỡ cho những người có lợi tức thấp. Anh chưa có làm gì ra tiền, hoặc giả anh làm ra ít tiền, thì người ta giúp cho anh tiền mua đồ ăn vậy mà.
Long mừng rỡ cười nói:
- Chính phủ Mỹ tốt ghê hén.
- Tốt hay không chừng nào đi làm rồi hãy nói, bây giờ khen sớm quá sau nầy coi chừng hố đấy.
Cô Nhung nầy hình như cơ quan nào có liên quan đến tiền bạc của chánh phủ thì nàng rành lắm, cho nên ít phút sau là nàng đã chở Long đến sở welfare. Ở đây cũng vắng lắm không có người xếp hàng. Long thắc mắt hỏi:
- Ủa, sao vắng quá vậy ta, hay là lộn chỗ rồi.
Nhung cũng cười chọc lại:
- Lộn đâu mà lộn, con người gì mà nhiều chuyện ghê đi, gặp cái gì cũng hỏi, mệt chết được.
- Thì không biết mới hỏi chớ, biết rồi ai hỏi làm gì? Còn Nhung cảm thấy mệt thì khỏi trả lời, nghỉ cho khoẻ.
Nói xong Long làm như giận nín thinh không nói nữa. Tưởng chàng giận thiệt Nhung vội xin lỗi:
- Xin lỗi nghe, nói chơi thôi bộ giận thiệt à.
Long phá lên cười lớn nói :
- Người sao mà dễ bị xí gạt thế.
Cả hai cùng cười. Nhung dắt chàng vào xin phiếu trợ cấp thực phẩm. Bấy giờ là cuối tháng ba cho nên người ta nói đầu tháng tư sẽ gởi đến nhà một tập tem phiếu trị giá 111 đô la. Phiếu đó chỉ có thể mua đồ ăn trong những tiệm tạp hóa nào có để bảng nhận Foodstamp. Cả buổi sáng hai người đã lo xong ngần ấy việc Nhung hỏi:
- Anh đã thấy đói bụng chưa hay là mình tìm cái gì ăn đi, rồi ghé lại văn phòng nơi tôi làm việc, xin làm tạm trong khi chờ người ta phát tiền học.
- Vậy mình đi ăn đi, mà Nhung thích ăn gì thì dắt tôi lại chỗ đó.
Nhung nói:
- Ở gần đây có một nhà hàng Tàu bán đồ ăn ngon lắm, mỗi lần lên Cincinnati Nhung thường ghé lại ăn, ở nhà ăn đồ Mỹ hoài, ngán lắm nên hể có dịp là mình ăn đồ Tàu liền.
- Vậy thì tới thử coi, mà Nhung biết món nào ngon làm ơn gọi dùm luôn.
Hai người ghé vào một quán ăn Tàu, tuy không lớn lắm nhưng rất là sạch sẽ vì vào giờ ăn trưa nên khách Mỹ khá đông. Nhân viên phục vụ chỉ họ vào một cái bàn nhỏ phía trong cùng. Nhung gọi hai dĩa hủ tiếu xào Tứ Xuyên, hai chai bia Miller.
Trên đường về Nhung kể chuyện vượt biên của mình, nàng nói:
Gia đình Nhung ở quận Phong Điền, anh có từng nghe câu ca dao:
Cái Răng, Ba Láng, Vàm Sáng Phong Điền
Anh có thương em, thì cho bạc cho tiền
Chớ đừng cho lúa gạo, để xóm giềng cười chê.
Ở đó trường trung học Phong Điền chỉ có tới lớp 9 thôi nên học xong Nhung ra CầnThơ ở trọ nhà dì, đi học tiếp, đến ngày miền Nam bị "đứt bóng" thì Nhung đang học lớp 12, hôm đó đang ở nhà giữ dùm con bà chị bạn dì. Con bé mới 9 tháng tuổi, chẳng biết bữa đó nó có vấn đề gì, mà cứ khóc hoài, hai chị em dổ mãi nó không chịu nín, vừa lúc đó thì chồng chị Hiền về tới, anh bắt chị phải vào phi trường ngay để kịp di tản. Anh Quân chồng chị nhờ Nhung bồng dùm bé Ngân lên xe jeep, còn chị thì vào quơ vội ít nữ trang rồi lên xe sau. Vì bé Ngân khóc quá nên khi chị lên xe, là ông chồng vọt liền, không ai còn nhớ để cho Nhung xuống xe. Vào phi trường cũng vậy chiếc trực thăng của ảnh cũng đang nổ máy chờ, hai vợ chồng anh xạ thủ ngồi trên đó tự hồi nào Nhung bồng con nhỏ vừa đi tới là anh ta đã kéo Nhung tót lên trực thăng rồi, chị Hiền mới leo lên tới là anh Quân cũng cho trực thăng bay đi, đâu có kịp cho Nhung đi xuống. Ra tới hạm đội 7 có muốn trở về cũng không được nữa. Sang qua đảo Guam ở đó một tuần lễ thì được hội UCSS bảo lãnh về đây.
- Vậy cuộc đời của Nhung cũng li kì quá chớ, viết thành phim truyện được đó.
Nghe nàng kể vậy, Long biết là Nhung nhỏ tuổi hơn mình nhiều, nhưng chàng vẫn làm thinh mà chuyển sang đề tài khác:
- Nhung định xin việc cho tôi ở đâu vậy?
- Sao mà anh gấp gáp quá vậy? Thì chỗ tôi với Tom làm đó chứ còn đâu nữa. Vừa mới có 2 người nghỉ hôm qua, họ về Ca-Li ở. À mà sao anh đến San Francisco không ở lại đó, chạy về xứ khỉ ho cò gáy nầy làm chi vậy?
- Chuyện dài vòng lắm, hôm nào vui mới kể cho Nhung nghe được, còn hôm nay thì xin lỗi nghen.
Nhung cười thông cảm:
- Vậy thì cho anh thiếu lại đó. Nói thiệt với anh chị Hiền và anh Quân học xong là họ cũng qua miền tây tìm việc. Nhung cũng vậy, hè nầy có lẽ anh Quân đi rồi, còn Nhung chắc phải hè năm sau.
- Nhung đang học ngành gì vậy?
- Y tá 4 năm, ngành nầy dể có việc lắm, nhưng mà anh có định học tiếp hông vậy?
- Chuyện đó cũng xin khoan trả lời để học xong Anh văn rồi mới tính được.
Nhung mở cửa vào một căn nhà khá rộng, phía trước có đặt một bàn làm việc, phía sau nhiều kệ để đồ la liệt nào giấy vệ sinh, giấy lau tay, xà phòng nước, máy hút bụi v..v.. có những thứ mà Long chưa hề thấy qua bao giờ. Nhìn vẻ mặt ngớ ngẩn của Long là Nhung biết ngay con người nhiều chuyện đang thắc mắc nên nàng vội giải thích
- Đây là công ty nhỏ của Ba anh Tom, công ty này chuyên thầu các văn phòng, nhà băng, nhà thương, trường học v..v nói chung ai mướn dọn dẹp làm vệ sinh thì họ thầu hết, sau đó thì giao việc lại cho nhân viên làm. Nhiệm vụ của Nhung là trả lời phone nếu có người cần, xếp lịch làm việc, tính lương, mướn người v...v...
- Còn ông bạn Nhung thì làm gì?
- Ảnh lái một cái xe đi làm cũng như bao nhiêu người khác. Ở đây hiện có cả thảy là 9 chiếc xe Van, mà chỉ còn có17 người thôi, thường thì phải có ít nhất 19 người, một xe 2 người còn một người để dành trám chỗ, mỗi khi có ai nghỉ bịnh.
Nhung lôi trong học bàn ra một cái đơn xin việc, rồi tự tay điền đơn cho chàng, xong rồi nàng kêu Long ký tên phía dưới.
- Anh có muốn chiều nay đi làm luôn hay là nghỉ ngơi ít hôm? Nhung hỏi chàng.
- Thì chiều nay làm luôn đi.
- Vậy để Nhung chở anh về nhà, chiều nay anh theo Dũng và chú Ba đi làm, còn làm cái gì và làm với ai thì Nhung sẻ sắp xếp cho anh sau.
Nói xong Nhung bảo Long ra xe chờ còn nàng khóa cửa văn phòng lại rồi chở Long về nhà.
(Còn tiếp... Xin mời các bạn xem tiếp kỳ 19)
Lanh nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét