Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2016

Khoảnh Khắc Cuộc Đời - Kỳ 21

Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn


Hai cô nhóc vừa đi xuống lầu vừa cải nhau um sùm trời đất bé Nga thì nói:
- Nhờ em, chị mới được đi chơi đó biết chưa?
- Em làm được cái gì mà dám nói nhờ em? Nhờ chị nói với thầy chứ bộ.
Thím Ba nghe ồn ào bước ra khỏi phòng hỏi lớn:
- Chuyện gì? Chuyện gì mà hai đứa la như vỡ chợ vậy hả?
Phượng trả lời thay em:
- Hai đứa con đi chơi với cô Nhung.
Chú thím Ba nghe tên Nhung liền đi xuống chào:
- Cô mới tới à, để tui lấy nước ngọt cho cô uống nghen.
Thím Ba đến tủ lạnh lấy một lon coke và một cái ly mời Nhung thím hỏi:
- Hai người định đi đâu vậy?
Nhung nhanh nhẩu trả lời:
- Định chở anh Long đi vòng vòng xem thành phố chơi cho biết vậy mà.
Quay sang hai đứa nhỏ thím hỏi:
- Hai đứa bây đi theo làm cái gì? Ở nhà phá chưa đủ hay sao mà còn đòi theo phá nữa?
Hai chị em Phượng bị rầy mất hứng, như chó cụp đuôi, một đứa đứng sau lưng chú Ba lắc lắc cánh tay nói:
- Ba , b..a xin cho con đi.
Còn đứa kia núp sau lưng Long cầu cứu:
- Thầy , thầ..y nói gì đi chớ.
Long làm thinh giả bộ không nghe thấy gì. Còn chú ba thì nói:
- Tao làm gì có quyền, sao tụi bây không nhờ cô Nhung xin dùm cho?
Hai đứa ùa qua ôm vai Nhung lắc lia lịa:
- Cô ,c..ô  nói đi cô.
Bị đưa vào thế kẹt Nhung đưa mắt nhìn Long hỏi ý. Long cười nói:
- Thím để cho tụi nó đi đi, cả tuần, không có người nói chuyện, tụi nó cũng buồn lắm, với lại đi đông vui chứ có sao đâu?
Thím ba chắc chỉ la rầy cho có lệ thôi, khi nghe Long nói vậy thì liền bảo hai đứa nhỏ:
- Hai đứa còn không qua cám ơn thầy cô đi, đứng đó làm gì?
Phượng lẹ làng vòng tay cúi đầu thưa:
- Em cám ơn thầy.
Long cười:
- Cám ơn tôi làm gì, qua cám ơn người cho hai cô đi kìa.
Hai cô  bé vội vả khoanh tay trước mặt Nhung:
- Em cám ơn cô.
Nhung không biết mình vui hay buồn nhưng chắc là cảm động nên vò đầu Nga nói:
- Hai đứa ngoan lắm thôi ra xe đi.
Rồi nàng giả từ chú thím Ba:
- Tụi cháu đi nghe chú thím. 

Chiếc Ford Mustang của Nhung lao đi trên xa lộ vùn vụt, đường xá hai bên lề thụt lùi dài về phía sau. Xa lộ 42 nầy nhỏ hơn xa lộ 80 mà Long đã đi qua, mỗi bên lên, xuống chỉ có 2 lằng xe, lưu lượng xe trên đường cũng rất ít, không như ở Ca-Li. 
Khi xe chạy ngang qua cánh đồng trồng bắp, những cây bắp non mới mọc cao chừng hơn một mét được trồng thẳng tấp từng hàng, xa xa nhìn như một tấm thảm xanh dài bất tận. 
Nhung hạ kính xe xuống, một luồng gió mát ùa vào thật mạnh, ù cả tai, đến khi không khí được bảo hòa thì mùi hương của bắp non huyện với mùi nước hoa toát ra từ người Nhung làm Long cảm thấy sảng khoái vô cùng:
Anh buộc miệng khen:
- Thơm quá.
Nhung ranh mảnh hỏi lại:
- Anh nói cái gì thơm? Nhung hay là bắp vậy?
- Hổng biết, chỉ biết là thơm thôi.
Qua tới cánh đồng khác, bắp đã trổ cờ có nhiều trái lớn hơn. Long hỏi:
- Nè hai đứa có muốn xem cây bắp không? Hồi ở nhà mình chưa thấy cây bắp đó, chỉ thấy trái thôi.
- Hay là mình xuống bẻ ít trái về nấu ăn đi, ở đây không thấy ai giữ ruộng hết. 
Bé Phượng đề nghị.
Nhung la nó:
- Muốn chết sao? Bẻ cho người ta cồng đầu à?
Phượng vẫn cải:
- Hổng có người nào ở đây hết mà, làm sao mà bắt mình được?
Long chen vào:
- Không được đâu. Cô em nói đúng rồi, bẻ lén của người ta là ăn cắp đó biết chưa? Mà ăn cắp thì xấu lắm.
- Vậy thì thôi, cây bắp có gì mà coi chớ?
Long an ủi:
- Muốn ăn bắp, chừng nào về, mình sẽ ghé vô siêu thị mua.
Qua hết cánh đồng bắp, xe đến gần thành phố. Hai bên đường đã có nhà ở rải rác, gần thêm nữa thì nhà cửa bắt đầu dầy đặt, không vắng vẻ  thưa thớt như ở Reading, tuy là rất ít khi thấy được những căn nhà chọc trời như ở San Francisco nhưng Cincinnati thành phố hiền hoà, người đi bộ ít thấy , không có cảnh chen chúc chật chội như Sài Gòn. Nhung cho xe chạy vòng quanh, rẽ qua, đảo lại cả giờ để cho 3 thầy trò ngắm nhìn đã mắt, rồi nàng dừng lại trước một công viên, có khu giải trí cho trẻ nhỏ. Nơi đây có rất nhiều xích đu, cầu tuột, vườn banh v...v
Nhung hỏi:
- Hai em có muốn vào chơi không?
- Dạ muốn, tự nảy giờ chỉ coi nhà không thôi, hổng đã gì hết. 
Phượng trả lời. Nói xong nó dắt bé Nga chạy ùa ra chơi cầu tuột với đám con nít Mỹ. 
Nhung  kéo tay Long vào khu bán đồ ăn kế bên, mua 2 thùng bắp rang bơ, bốn lon sunkist, hai người ngồi nhai bắp rang nhìn mấy đứa nhỏ đang nô đùa giữa đám Mỹ con. 
Tự nhiên Nhung rươm rướm nước mắt nói:
- Nhìn hai đứa nó em nhớ nhà quá, nhớ mấy đứa em, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ con sông Vàm Sáng, nhớ tất cả những gì đã bỏ lại ở quê hương.
Rồi Nhung khóc ngon lành như một đứa trẻ chưa bao giờ được khóc, làm cho chàng bối rối không biết xử trí ra sao. Long đưa mớ khăn giấy vừa đem ra từ chỗ bán bắp rang nói:
- Nè, nè nín đi chớ, Nhung làm tôi khóc theo bây giờ.
Nhung lau vội nước mắt rồi nói:
- Cám ơn anh đã để hai đứa nó đi theo mình, cám ơn đã cho em thời gian nhớ về quá khứ và gia đình.
Rồi như chưa hết cơn xúc động Nhung bắt đầu kể tiếp những ngày mới tới Mỹ, những nỗi cô đơn và khổ cực của một cô vịt con đang sống an lành dưới nước cùng vịt mẹ và đàn em, bổng một hôm nó bị người ta ném vào chuồng gà. Tiếng cạc ..cạc lạc lỏng tội nghiệp của nó, chìm tan vào giữa tiếng chíp chíp vang dội của đàn gà con đang được mẹ chúng dắt đi ăn. Nhung kể tiếp:
- Hai vợ chồng chị Hiền và anh Quân sau ba năm sống nơi thôn dã, khi đã có một ít vốn tiếng Anh và tiền bạc thì dọn về thành phố. 
Còn thanh niên Việt Nam ở đây không biết vì ham của lạ hay vì muốn "trả thù dân tộc" mà ai cũng muốn làm quen với Mỹ, không được Mỹ trắng thì tìm đến Mỹ đỏ nếu bị Mỹ đỏ chê luôn thì lết tới Mỹ đen, mà cái họ đạo Reading đó cũng độc lắm, mấy đứa nhóc choai choai, đứa nào cũng muốn có bồ Việt Nam, không biết thử chơi hay yêu thiệt nữa.
 Long tò mò hỏi:
- Vậy Dũng nó có cô Mỹ nào đeo không?
- Nhóc luôn, không những chỉ một mà là hai mới ghê chớ. Bởi vậy hận đời bỏ quên mình, em chịu  đở cha Tom cho bớt cô đơn.
- Vậy mà tôi tưởng là ông xã của Nhung chớ.
Nàng cười trả lời:
- Làng, xã gì anh ơi, cùng nhau góp gạo thổi cơm chung, để tiếc kiệm tiền đi học vậy thôi. Nhưng mà cũng nhiều rắc rối, bực bội lắm, phong tục tập quán khác, văn hóa khác, ngôn ngữ khác, sinh hoạt khác, mới đầu lạ thì thấy vui lắm, chừng năm sau là gây lộn liền tù tì.
- Còn bây giờ thì sao? 
Long hỏi. 
Nhung trả lời thẳng thừng không ngượng ngùng:
- Chẳng có sao cả, cũng chỉ là góp gạo thổi cơm chung, chờ ngày học xong, hoặc ai có bồ khác thì dong trước, chỉ là lâu lâu cần giải quyết sinh lý thì tìm nhau còn không thì chuyện ai nấy làm, chẳng có chút tình cảm nào cả.
Rồi Nhung trầm ngâm lẩm bẩm một mình:
- Không biết những cặp khác, như giữa đàn ông Việt Nam và đàn bà Mỹ ra thế nào đây? Hay là hôm nào anh hỏi thử Dũng xem sao. 
Rồi Nhung tung một quả bóng dò đường:
- Hay anh thử kết bồ với một cô nào đó rồi cho em biết kết quả.
Long cười buồn:
- Bồ với bịch nổi gỉ? Bộ Nhung không nghe thím Ba kể tôi bị đá văng từ San Francisco tới đây à? Mà thiệt tình với Nhung tôi cũng không hình dung được chỗ nầy buồn chết đi được. Nhưng mà cũng tốt thôi, ở đây để chửa bệnh thất tình thì đúng là hay hơn ở thành phố nhiều.
Nhung cười tươi nói nửa đùa nửa thật:
- Anh có cần thuốc không? Em hốt cho anh một thang.
Long như con chim bị tên bắn, thấy cây cong là sợ rồi nên nói:
- Cám ơn Nhung, vết thương nầy là do tên bắn xuyên qua tim lận, nên chắc phải nhờ thời gian trị mới mong lành nổi, thuốc thang là vật tác động bên ngoài chữa không nổi đâu. Làm bạn với Nhung là quý lắm rồi tôi không muốn mất nó, nếu mà thêm một mũi tên nữa thì trái tim nầy sẻ tét bét ra làm hai chết tươi còn gì?
Nói xong câu đó Long không chờ phản ứng của Nhung mà đứng dậy gọi hai đứa nhỏ tới uống nước và ăn bắp rang.
Nhưng Long thật không ngờ phản ứng của Nhung ngoài dự đoán, nàng cũng đứng dậy nắm lấy tay Long siết mạnh nói:
- Cám ơn anh đã không chê em là con "me Mỹ" mà vẫn còn muốn để em được làm bạn, vậy là từ nay em có người tâm sự đỡ buồn, đỡ cô đơn rồi. 
Long ngạc nhiên cười nói:
- Nhung nói gì mà ghê vậy? Ai mà dám chê Nhung?
Nàng cũng cười tươi trả lời:
- Anh không biết đó thôi. Người mình khắc khe lắm, con trai có bồ Mỹ hoặc là lấy vợ Mỹ thì họ khen trả được thù dân tộc, còn con gái thì họ chê là me Mỹ. Cho nên họ nhờ em thì vẫn nhờ mà sau lưng chê em họ vẫn cứ chê. Anh mà đi chơi với em thì họ sẽ chê anh đi với con me Mỹ đấy.
Nga và Phượng chạy tới Long định đưa thùng bắp rang cho nó ăn thì Nhung cản lại nói:
- Hai đứa vô nhà vệ sinh bên kia rửa tay, rửa mặt đi rồi hãy ăn, ở dơ quá đi.
Phượng cười hì hì:
- Ở dơ sống lâu, ở sạch mau chết đó cô. 
Rồi không đợi Nhung rầy tiếp, nó kéo tay em mình chạy đi.

Bốn người dắt tay tay nhau đi dạo ít vòng trên những con phố. Không khí mùa xuân mát rượi, hai đứa nhỏ líu la,  líu lích hết hỏi cái này đến hỏi cái kia. Lâu, lâu gặp vài cặp Mỹ già đi tản bộ họ chào hỏi rồi còn khen "một gia đình đẹp đẻ, hạnh phúc". Bốn người ghé vào nhà hàng Tàu quen thuộc của Nhung.Tuy Nhung có hỏi hai đứa nhỏ muốn ăn gì, nhưng ba thầy trò có biết món gì ngon để gọi đâu. Mà Nhung thì không biết nàng có rành không nữa hay là nàng ghiền ăn hủ tiếu xào. Nàng gọi luôn một lượt 4 dĩa một thứ, Long vội cản lại nói nhỏ vào tai:
- Hay là hai hủ tiếu xào, hai mì xào đi, rồi mình sang qua sớt lại với nhau xem thử món nào ngon hơn. Còn nữa ,từ sáng tới giờ nào tiền xăng tiền bắp tiền nước Nhung trả nhiều rồi kỳ nầy xin cho tôi trả tiền nghen.
Ăn uống xong cả bọn lên xe ra về, hai đứa nhỏ còn muốn đi bờ sông hóng mát, nhưng Long không cho bắt chúng phải về. Bé Phượng còn vớt vát:
- Tuần tới chở đi chơi nữa nghe cô. 
Nhung nhìn Long cười nói:
- Để xem coi sao đã.  

  (Còn tiếp... Xin mời xem kỳ 22)


Lanh Nguyễn

1 nhận xét:

  1. Gởi Em

    Nhớ ngày xưa chúng mình bốn đứa
    Vui làm sao những bửa bên nhau
    Công viên ghế đá đón chào
    Tuy lời chưa ngỏ, ngọt ngào hương yêu

    Đời tị nạn mang nhiều cay đắng
    Vết thương lòng quá nặng anh mang
    Để tình em phải dở dang
    Cho nên mình phải hai đàng chia xa.

    Thời gian khiến mình già trước tuổi
    Nhìn lại hình nhớ buổi gặp đầu
    Ai xui duyên lở tình sầu
    Để sông ngân lỗi nhịp cầu ái ân

    Trả lờiXóa