Tản văn của Thanh Hà Switzerland
1/-
Mấy chị em đang ngồi giặt giủ trên sàn nước cạnh bờ sông thì nghe tiếng con trai hỏi vọng lên :
--Mấy em ơi cho “tui” hỏi thăm, có cô C.V. ở nhà hông vậy?
Nhìn “xuống sông”, thấy trên chiếc xuồng chở dưa hấu, khóm, ổi... có một thiếu niên lạ mặt khoảng 18 tuổi đang chận mái chèo cho xuồng chậm lại và nhìn chị em tôi. Đích thị câu hỏi là dành cho chúng tôi rồi. Thấy chúng tôi ngập ngừng chưa trả lời thì anh tiếp:
--Tui là học trò của cô C.V. nè. Hôm trước đò chạy ngang thấy cô nên mới biết là nhà cô ở đây mà vì đi đò khách nên không dừng lại được. Phải mấy em là con gái của cô hông?
--Dạ phải rồi. Lúc ấy chị tôi mới trả lời.
--Cô có nhà hông mấy em? Cho tui ghé thăm cô chút hen?
--Dạ được, anh ghé vào đi. Để em kêu má nghe.
Khi má tôi xuất hiện ở cửa nhà sau, anh thiếu niên mừng húm kêu lên:
--Dạ thưa cô, con là thằng.. (gì đó, lâu quá tôi quên rồi, Th.H). Cô nhớ con hông cô?
Má nhoẻn miệng cười tươi tắn, ân cần mời:
--Cô nhớ chớ. Con ghé cột xuồng lại lên nhà cô chơi chút.
--Dạ cô.
Anh thanh niên cột xuồng xong nhảy phóc lên bờ chạy lại trước mặt má tôi khoanh tay cúi đầu, liền miệng nói:
--Con chào cô, trời ơi gặp cô con mừng quá trời mừng.
Khoanh tay chào cung kính lễ phép xong anh ấy mới sáp lại ôm vai má tôi
rồi bỗng bật khóc nhè như con nít – chính xác như tôi và hai đứa em tôi vậy --, khiến mấy đứa tôi cứ đứng tròn mắt nhìn ngạc nhiên quá thể, không hiểu sao mà anh khóc? Vì với tâm hồn non nớt của trẻ lên 7 lên 8
cứ nghĩ phải phạm lỗi bị mắng phạt hay té đau gì đó thì mới khóc chớ, đằng này nghe anh lúc đầu cười tíu tít nói mừng gặp má rồi bỗng khóc rưng rức thế kia bảo sao chúng tôi không kinh ngạc cho được .
Chúng tôi càng lạ lùng tò mò hơn khi sau đó thấy má vỗ vỗ nhẹ vào lưng anh, miệng tuy cười nhưng đôi mắt của má cũng tự dưng hoe đỏ, giọng nói nghèn nghẹn như cố dằn cơn xúc động:
--Ba má con khoẻ không? Lúc này con còn đi học nữa không?
--Dạ ba má con khoẻ, lúc cô nghỉ dạy thì con đi học thêm vài tháng nữa rồi cũng nghỉ học luôn đó cô. Mấy đứa trong lớp cũng nghỉ nhiều lắm cô, ai cũng thương và nhắc đến cô hoài .
Thường hể mỗi khi nhà có khách, sau khi chào hỏi họ xong là lũ trẻ chúng tôi tự động kéo nhau lánh đi nơi khác để cho người lớn yên tĩnh nói chuyện không được sớ rớ ở gần làm phiền. Tuy anh nầy lớn hơn chúng tôi cả chục tuổi nhưng lại xưng con với má, coi như cùng thế hệ nên má không ý tứ đưa mắt nhìn ngầm nhắc khéo chúng tôi phải lánh đi vì vậy chúng tôi lãng vãng gần đó nghe anh nói chuyện với má.
2/-
Có một thời ba bị nạn vắng nhà, má dắt năm chị em về nương náu bên cạnh ông bà ngoại (mãi về sau mới thêm cô em út). Má thay ba gánh vác việc nuôi đàn con thơ dại từ 6 tháng cho đến 9 tuổi, cộng vào sự cưu mang của ông bà ngoại với lòng yêu thương đại lượng vô bờ nên chị em tôi vẫn có được cuộc sống vô tư hạnh phúc như nhiều gia đình khác dù vắng bóng ba. Một trong những việc mưu sinh của má là dạy học.
Lạ một điều, tôi đã viết về đủ loại đề tài, mà chưa một lần nào tôi viết về má hết. Hoặc có viết mà chỉ nói phơn phớt thôi.
Tôi không dám viết thì đúng hơn. Vì biết mình không đủ ngôn ngữ để diễn tả hết nỗi lòng của một người con dành cho mẹ. Đối với chị em tôi, má là một người mẹ vĩ đại tuyệt vời, đã hy sinh trọn cuộc đời nuôi nấng giáo dục sáu chị em tôi, chăm sóc từ điều nhỏ nhặt vật chất cho đến tinh thần thay cho ba ngay cả trong thời gian ba ở nhà hay vì lý do bất như ý phải vắng mặt lâu dài. Từ lúc còn bé dại chưa thể tự làm gì được cho tới trưởng thành, có một tiểu gia đình riêng chị em tôi vẫn luôn cần có má.
Má Là Tất Cả.
Tình yêu thương của má lan tỏa chan hòa cho đàn con sáu đứa.
Là cái nôi ủ ấp giấc mơ đầu đời, là mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho hạt nảy thành cây, là phát sinh hy vọng nuôi nấng hoài bảo về tương lai sáng lạng, là trang bị đức dục lễ nghĩa tri thức cho đàn con để khi vào đời nếu chẳng may không thành công thì cũng thành nhân.
Má là Cô Giáo, dạy dỗ không chỉ đàn con riêng mà còn cho trẻ con người khác nữa.
Hồi tôi lên 5 lên 6 gì đó có người chú họ làm giáo viên tiểu học ở Tà Kiết vì gia cảnh chuyển đi tỉnh khác, giới thiệu má tôi vào thay thế. Má tôi tuy là gái quê nhưng được ngoại cho đi học, mộng của má là trở thành y tá y sĩ gì đó. Tiếc thay mộng sắp thành thì ông ngoại bắt về gã cho ba. Sẵn có trình độ học vấn nên Ty Giáo Dục chấp nhận má ngay không cần qua khoá đào tạo.
Thời xưa những nơi xa xôi ít học trò nên thường các giáo viên phụ trách tất cả các lớp. Lúc đó vì còn quá nhỏ nên tôi không biết ở Tà Kiết mở trường từ lớp 1 đến lớp 3 hay lớp 5? Ngay cả bây giờ nếu hỏi Tà Kiết tôi cũng chẳng biết nó nằm ở chốn mô tê nào, cách Rạch Giá bao nhiêu cây số. Chỉ nghe loáng thoáng bến đò Tà Kiết, thế là trong đầu tôi hình dung quang cảnh “bến nước đầu làng” cạnh con đường liên tỉnh tráng nhựa, có con đò chờ đưa khách là các bà mẹ đi chợ, các ông đi bán chiếu bán sọt đan bằng tre, các em học trò mặt mũi ngây ngô qua lại giòng sông nước lớn nước ròng đục lờ theo thuỷ triều lên xuống mỗi ngày. Đừng hỏi vì sao hể nhắc đến địa danh Tà Kiết là tôi liên tưởng hình ảnh bến đò. Mà tôi cũng chẳng có ý định đi đến nơi ấy, cứ để óc tưởng tượng tha hồ vẽ vời như ý vậy.
3/-
Từ đó anh học trò thỉnh thoảng ghé lại thăm má tôi mỗi khi bơi xuồng đi mua trái cây, lời lẽ chân chất nhưng chứa đựng sự kính trọng yêu mến. Cũng có vài người học trò khác đôi lần đi xe đò, ghé vào thăm má. Nói là nhờ “ anh đi xuồng” mách nên biết nhà.
Một lần tôi nghe anh kể là ba má anh rất biết ơn cô C.V., mà hầu như cha mẹ nào có con theo học với má tôi đều cùng ý nghĩ. Tôi thắc mắc hỏi anh vì sao thì anh cười thẹn thùng nói:
--Vì con trai tụi anh có tật ở dơ, mỗi ngày cũng đều nhảy xuống sông tắm nhưng thật ra là nghịch ngợm thích đằm mình xuống đáy bắt cua bắt tép, đùa giỡn là chính chớ đâu có kỳ cọ cho sạch. Nên lỗ tai, xung quanh mang tai, cần cổ tay chưn toàn đóng” hờm”đen thui. Mỗi ngày vào lớp trước khi giở tập ra học cô đi từ bàn xem đứa nào người đóng đất, cô bắt lên dùng tay kỳ cọ khô, da đỏ rát đau gần chết. Cô hăm nếu hôm sau cô thấy trên người ai còn đóng đất thì cô sẽ kỳ khô tiếp và cho số 0. Thế là từ đó đứa nào cũng sạch sẽ trắng trẻo đẹp ra hết.
Chị em tôi nghe kể khoái chí cười nắc nẻ. Anh hứng thú tiếp:
--Không chỉ có vậy, ngoài ra cô còn dạy cả lớp khi gặp người lớn phải biết khoanh tay chào hỏi, không được chưởi nhau, đi phải thưa về phải trình... Cô còn dạy nhiều lễ nghĩa lắm, ba má của tụi anh thấy từ ngày cô về dạy thì con cái ngoan ngoãn sạch sẽ nên rất nể cô. Mấy em có phước quá trời được làm con của cô đó.
Tôi lúc ấy nghe anh khen má mà hãnh diện vô ngần.
Má dạy chừng hai niên học thì tôi ngả bịnh thương hàn nặng nên xin nghỉ để ở nhà chăm sóc tôi, rồi từ đó chuyển qua nghề may (các bác sĩ đều đầu hàng tưởng không qua khỏi nên đem về trị thuốc nam thuốc bắc, ấy mà tôi khỏi bịnh). Học trò khóc như mưa, còn phụ huynh đều luyến tiếc năn nỉ má đừng nghỉ dạy.
Cho hay câu “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “ ngày xưa không sai lạc. Thầy Cô tận tâm truyền dạy Kiến Thức, Đạo Đức cho học trò. Học trò kính trọng Thầy Cô hết mực.
Tưởng nên nhắc thêm một giai thoại bên lề để chứng minh ngày xưa học trò lễ phép với Thầy Cô đến mức nào.
Hồi còn tiểu học, tôi có một chị bạn người Cam Bốt lớn hơn tôi khoảng ba, bốn tuổi rất thân thiết. Một hôm không phải giờ học chị chạy chiếc xe đạp nhỏ ghé vào thăm tôi. Chị vừa nói vừa suýt soa vì đau:
--Hồi nãy tao đang chạy xe đạp ngoài đường thì gặp thầy C. (là hiệu trưởng trường tôi bấy giờ), tao ngừng xe lại bước xuống đất đứng chào thầy. Xui sao tao dựng xe kế gốc cây (gì đó, tôi không nhớ nữa) nhằm vào ổ kiến lữa. Nó bu lên chân cả đống cắn tao quá trời, tao đau muốn nhẩy nhổm khóc mà ráng đứng im không dám nhúc nhích động đậy, sợ thầy nói tao thiếu lễ phép. Trong bụng vái cho thầy hỏi tao vài câu rồi đi đặng tao phủi kiến, mà thầy cứ hỏi chuyện tao hoài nên tao chịu hết nổi lén lấy chân nầy chà lên chân kia cho đở đau nhức, chắc Thầy nghĩ sao tao lanh chanh nhúc nhích không nghiêm chỉnh quá mậy.
--Trời ơi, rồi làm sao chị chịu cho nổi bao nhiêu con kiến lửa cắn chị?
--Tao chờ cho thầy đi một đoạn rồi mới dám nhảy ra xa, cúi xuống bắt kiến và gãi chớ không dám nhảy liền nữa sợ thầy thấy.
Câu chuyện nầy cứ ám ảnh tôi mãi mỗi khi nghĩ đến chị, một cô bé tiểu học mà đã có tinh thần tôn sư đáng nể. Tôi thương chị nhiều lắm, người bạn gái đầu đời hiền lành chân thật luôn bảo vệ tôi khỏi những kẻ khác thích bắt nạt bởi tôi quá nhút nhát. Tiếc thay hết năm lớp 4 thì chị nghỉ học vì gia cảnh, thế là tôi lẻ loi.
Giờ nầy chị ra sao hở Thị Kim Lên? Nếu ngày nào đó Phật Trời dun rủi cho tôi được tái ngộ cùng chị nhỉ? Nhà chị ở tận bản sóc đâu ấy, tôi hoàn toàn không biết để mà lần tìm dấu vết.
4/-
Theo thời gian anh học trò trưởng thành, bận kiếm sống nên việc viếng thăm càng thưa rồi dừng hẳn. Cũng có thể một lần nào đó anh có ghé vào thăm, nhưng “cảnh cũ người xưa đâu vắng bóng?”. Vì gia đình tôi bị tống cổ khỏi nhà, anh sao mà tìm được?
Đây vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẻ vách mưa rả rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
(Kiều, thi hào Nguyễn Du )
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Thôi Hộ )
Dịch:
Mặt người nay biết đi đâu vắng
Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông
(Không biết người dịch )
Ông bà ngoại, ba má tôi nay trở thành “người thiên cổ”.
Rồi một ngày nào đó, cũng đến lượt chúng tôi .
Nhưng kỷ niệm về những ngày hạnh phúc êm đềm vẫn tồn tại trong tâm hồn thế hệ kế tiếp.
Má của con, Má của chị em chúng con ơi!
Thanh Hà Switzerland
Nov.2016
Mấy chị em đang ngồi giặt giủ trên sàn nước cạnh bờ sông thì nghe tiếng con trai hỏi vọng lên :
--Mấy em ơi cho “tui” hỏi thăm, có cô C.V. ở nhà hông vậy?
Nhìn “xuống sông”, thấy trên chiếc xuồng chở dưa hấu, khóm, ổi... có một thiếu niên lạ mặt khoảng 18 tuổi đang chận mái chèo cho xuồng chậm lại và nhìn chị em tôi. Đích thị câu hỏi là dành cho chúng tôi rồi. Thấy chúng tôi ngập ngừng chưa trả lời thì anh tiếp:
--Tui là học trò của cô C.V. nè. Hôm trước đò chạy ngang thấy cô nên mới biết là nhà cô ở đây mà vì đi đò khách nên không dừng lại được. Phải mấy em là con gái của cô hông?
--Dạ phải rồi. Lúc ấy chị tôi mới trả lời.
--Cô có nhà hông mấy em? Cho tui ghé thăm cô chút hen?
--Dạ được, anh ghé vào đi. Để em kêu má nghe.
Khi má tôi xuất hiện ở cửa nhà sau, anh thiếu niên mừng húm kêu lên:
--Dạ thưa cô, con là thằng.. (gì đó, lâu quá tôi quên rồi, Th.H). Cô nhớ con hông cô?
Má nhoẻn miệng cười tươi tắn, ân cần mời:
--Cô nhớ chớ. Con ghé cột xuồng lại lên nhà cô chơi chút.
--Dạ cô.
Anh thanh niên cột xuồng xong nhảy phóc lên bờ chạy lại trước mặt má tôi khoanh tay cúi đầu, liền miệng nói:
--Con chào cô, trời ơi gặp cô con mừng quá trời mừng.
Khoanh tay chào cung kính lễ phép xong anh ấy mới sáp lại ôm vai má tôi
rồi bỗng bật khóc nhè như con nít – chính xác như tôi và hai đứa em tôi vậy --, khiến mấy đứa tôi cứ đứng tròn mắt nhìn ngạc nhiên quá thể, không hiểu sao mà anh khóc? Vì với tâm hồn non nớt của trẻ lên 7 lên 8
cứ nghĩ phải phạm lỗi bị mắng phạt hay té đau gì đó thì mới khóc chớ, đằng này nghe anh lúc đầu cười tíu tít nói mừng gặp má rồi bỗng khóc rưng rức thế kia bảo sao chúng tôi không kinh ngạc cho được .
Chúng tôi càng lạ lùng tò mò hơn khi sau đó thấy má vỗ vỗ nhẹ vào lưng anh, miệng tuy cười nhưng đôi mắt của má cũng tự dưng hoe đỏ, giọng nói nghèn nghẹn như cố dằn cơn xúc động:
--Ba má con khoẻ không? Lúc này con còn đi học nữa không?
--Dạ ba má con khoẻ, lúc cô nghỉ dạy thì con đi học thêm vài tháng nữa rồi cũng nghỉ học luôn đó cô. Mấy đứa trong lớp cũng nghỉ nhiều lắm cô, ai cũng thương và nhắc đến cô hoài .
Thường hể mỗi khi nhà có khách, sau khi chào hỏi họ xong là lũ trẻ chúng tôi tự động kéo nhau lánh đi nơi khác để cho người lớn yên tĩnh nói chuyện không được sớ rớ ở gần làm phiền. Tuy anh nầy lớn hơn chúng tôi cả chục tuổi nhưng lại xưng con với má, coi như cùng thế hệ nên má không ý tứ đưa mắt nhìn ngầm nhắc khéo chúng tôi phải lánh đi vì vậy chúng tôi lãng vãng gần đó nghe anh nói chuyện với má.
2/-
Có một thời ba bị nạn vắng nhà, má dắt năm chị em về nương náu bên cạnh ông bà ngoại (mãi về sau mới thêm cô em út). Má thay ba gánh vác việc nuôi đàn con thơ dại từ 6 tháng cho đến 9 tuổi, cộng vào sự cưu mang của ông bà ngoại với lòng yêu thương đại lượng vô bờ nên chị em tôi vẫn có được cuộc sống vô tư hạnh phúc như nhiều gia đình khác dù vắng bóng ba. Một trong những việc mưu sinh của má là dạy học.
Lạ một điều, tôi đã viết về đủ loại đề tài, mà chưa một lần nào tôi viết về má hết. Hoặc có viết mà chỉ nói phơn phớt thôi.
Tôi không dám viết thì đúng hơn. Vì biết mình không đủ ngôn ngữ để diễn tả hết nỗi lòng của một người con dành cho mẹ. Đối với chị em tôi, má là một người mẹ vĩ đại tuyệt vời, đã hy sinh trọn cuộc đời nuôi nấng giáo dục sáu chị em tôi, chăm sóc từ điều nhỏ nhặt vật chất cho đến tinh thần thay cho ba ngay cả trong thời gian ba ở nhà hay vì lý do bất như ý phải vắng mặt lâu dài. Từ lúc còn bé dại chưa thể tự làm gì được cho tới trưởng thành, có một tiểu gia đình riêng chị em tôi vẫn luôn cần có má.
Má Là Tất Cả.
Tình yêu thương của má lan tỏa chan hòa cho đàn con sáu đứa.
Là cái nôi ủ ấp giấc mơ đầu đời, là mảnh đất màu mỡ ươm mầm cho hạt nảy thành cây, là phát sinh hy vọng nuôi nấng hoài bảo về tương lai sáng lạng, là trang bị đức dục lễ nghĩa tri thức cho đàn con để khi vào đời nếu chẳng may không thành công thì cũng thành nhân.
Má là Cô Giáo, dạy dỗ không chỉ đàn con riêng mà còn cho trẻ con người khác nữa.
Hồi tôi lên 5 lên 6 gì đó có người chú họ làm giáo viên tiểu học ở Tà Kiết vì gia cảnh chuyển đi tỉnh khác, giới thiệu má tôi vào thay thế. Má tôi tuy là gái quê nhưng được ngoại cho đi học, mộng của má là trở thành y tá y sĩ gì đó. Tiếc thay mộng sắp thành thì ông ngoại bắt về gã cho ba. Sẵn có trình độ học vấn nên Ty Giáo Dục chấp nhận má ngay không cần qua khoá đào tạo.
Thời xưa những nơi xa xôi ít học trò nên thường các giáo viên phụ trách tất cả các lớp. Lúc đó vì còn quá nhỏ nên tôi không biết ở Tà Kiết mở trường từ lớp 1 đến lớp 3 hay lớp 5? Ngay cả bây giờ nếu hỏi Tà Kiết tôi cũng chẳng biết nó nằm ở chốn mô tê nào, cách Rạch Giá bao nhiêu cây số. Chỉ nghe loáng thoáng bến đò Tà Kiết, thế là trong đầu tôi hình dung quang cảnh “bến nước đầu làng” cạnh con đường liên tỉnh tráng nhựa, có con đò chờ đưa khách là các bà mẹ đi chợ, các ông đi bán chiếu bán sọt đan bằng tre, các em học trò mặt mũi ngây ngô qua lại giòng sông nước lớn nước ròng đục lờ theo thuỷ triều lên xuống mỗi ngày. Đừng hỏi vì sao hể nhắc đến địa danh Tà Kiết là tôi liên tưởng hình ảnh bến đò. Mà tôi cũng chẳng có ý định đi đến nơi ấy, cứ để óc tưởng tượng tha hồ vẽ vời như ý vậy.
3/-
Từ đó anh học trò thỉnh thoảng ghé lại thăm má tôi mỗi khi bơi xuồng đi mua trái cây, lời lẽ chân chất nhưng chứa đựng sự kính trọng yêu mến. Cũng có vài người học trò khác đôi lần đi xe đò, ghé vào thăm má. Nói là nhờ “ anh đi xuồng” mách nên biết nhà.
Một lần tôi nghe anh kể là ba má anh rất biết ơn cô C.V., mà hầu như cha mẹ nào có con theo học với má tôi đều cùng ý nghĩ. Tôi thắc mắc hỏi anh vì sao thì anh cười thẹn thùng nói:
--Vì con trai tụi anh có tật ở dơ, mỗi ngày cũng đều nhảy xuống sông tắm nhưng thật ra là nghịch ngợm thích đằm mình xuống đáy bắt cua bắt tép, đùa giỡn là chính chớ đâu có kỳ cọ cho sạch. Nên lỗ tai, xung quanh mang tai, cần cổ tay chưn toàn đóng” hờm”đen thui. Mỗi ngày vào lớp trước khi giở tập ra học cô đi từ bàn xem đứa nào người đóng đất, cô bắt lên dùng tay kỳ cọ khô, da đỏ rát đau gần chết. Cô hăm nếu hôm sau cô thấy trên người ai còn đóng đất thì cô sẽ kỳ khô tiếp và cho số 0. Thế là từ đó đứa nào cũng sạch sẽ trắng trẻo đẹp ra hết.
Chị em tôi nghe kể khoái chí cười nắc nẻ. Anh hứng thú tiếp:
--Không chỉ có vậy, ngoài ra cô còn dạy cả lớp khi gặp người lớn phải biết khoanh tay chào hỏi, không được chưởi nhau, đi phải thưa về phải trình... Cô còn dạy nhiều lễ nghĩa lắm, ba má của tụi anh thấy từ ngày cô về dạy thì con cái ngoan ngoãn sạch sẽ nên rất nể cô. Mấy em có phước quá trời được làm con của cô đó.
Tôi lúc ấy nghe anh khen má mà hãnh diện vô ngần.
Má dạy chừng hai niên học thì tôi ngả bịnh thương hàn nặng nên xin nghỉ để ở nhà chăm sóc tôi, rồi từ đó chuyển qua nghề may (các bác sĩ đều đầu hàng tưởng không qua khỏi nên đem về trị thuốc nam thuốc bắc, ấy mà tôi khỏi bịnh). Học trò khóc như mưa, còn phụ huynh đều luyến tiếc năn nỉ má đừng nghỉ dạy.
Cho hay câu “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư “ ngày xưa không sai lạc. Thầy Cô tận tâm truyền dạy Kiến Thức, Đạo Đức cho học trò. Học trò kính trọng Thầy Cô hết mực.
Tưởng nên nhắc thêm một giai thoại bên lề để chứng minh ngày xưa học trò lễ phép với Thầy Cô đến mức nào.
Hồi còn tiểu học, tôi có một chị bạn người Cam Bốt lớn hơn tôi khoảng ba, bốn tuổi rất thân thiết. Một hôm không phải giờ học chị chạy chiếc xe đạp nhỏ ghé vào thăm tôi. Chị vừa nói vừa suýt soa vì đau:
--Hồi nãy tao đang chạy xe đạp ngoài đường thì gặp thầy C. (là hiệu trưởng trường tôi bấy giờ), tao ngừng xe lại bước xuống đất đứng chào thầy. Xui sao tao dựng xe kế gốc cây (gì đó, tôi không nhớ nữa) nhằm vào ổ kiến lữa. Nó bu lên chân cả đống cắn tao quá trời, tao đau muốn nhẩy nhổm khóc mà ráng đứng im không dám nhúc nhích động đậy, sợ thầy nói tao thiếu lễ phép. Trong bụng vái cho thầy hỏi tao vài câu rồi đi đặng tao phủi kiến, mà thầy cứ hỏi chuyện tao hoài nên tao chịu hết nổi lén lấy chân nầy chà lên chân kia cho đở đau nhức, chắc Thầy nghĩ sao tao lanh chanh nhúc nhích không nghiêm chỉnh quá mậy.
--Trời ơi, rồi làm sao chị chịu cho nổi bao nhiêu con kiến lửa cắn chị?
--Tao chờ cho thầy đi một đoạn rồi mới dám nhảy ra xa, cúi xuống bắt kiến và gãi chớ không dám nhảy liền nữa sợ thầy thấy.
Câu chuyện nầy cứ ám ảnh tôi mãi mỗi khi nghĩ đến chị, một cô bé tiểu học mà đã có tinh thần tôn sư đáng nể. Tôi thương chị nhiều lắm, người bạn gái đầu đời hiền lành chân thật luôn bảo vệ tôi khỏi những kẻ khác thích bắt nạt bởi tôi quá nhút nhát. Tiếc thay hết năm lớp 4 thì chị nghỉ học vì gia cảnh, thế là tôi lẻ loi.
Giờ nầy chị ra sao hở Thị Kim Lên? Nếu ngày nào đó Phật Trời dun rủi cho tôi được tái ngộ cùng chị nhỉ? Nhà chị ở tận bản sóc đâu ấy, tôi hoàn toàn không biết để mà lần tìm dấu vết.
4/-
Theo thời gian anh học trò trưởng thành, bận kiếm sống nên việc viếng thăm càng thưa rồi dừng hẳn. Cũng có thể một lần nào đó anh có ghé vào thăm, nhưng “cảnh cũ người xưa đâu vắng bóng?”. Vì gia đình tôi bị tống cổ khỏi nhà, anh sao mà tìm được?
Đây vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẻ vách mưa rả rời
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
(Kiều, thi hào Nguyễn Du )
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
(Thôi Hộ )
Dịch:
Mặt người nay biết đi đâu vắng
Chỉ thấy hoa đào cợt gió đông
(Không biết người dịch )
Ông bà ngoại, ba má tôi nay trở thành “người thiên cổ”.
Rồi một ngày nào đó, cũng đến lượt chúng tôi .
Nhưng kỷ niệm về những ngày hạnh phúc êm đềm vẫn tồn tại trong tâm hồn thế hệ kế tiếp.
Má của con, Má của chị em chúng con ơi!
Thanh Hà Switzerland
Nov.2016
Xúc động quá,nhớ Bà vô cùng Bà ơi...! Bà không chỉ là người Mẹ, người Cô giáo đáng kính đáng quý mà còn là người Bà vĩ đại nhất trong lòng mấy đứa cháu tụi con. Tuy ở gần Bà ngoại không lâu như mấy Má nhưng những gì Bà đã làm, tụi con không bao giờ quên. Bà đã chăm sóc, dạy dỗ cho tụi con biết cách sống, cách làm người, biết kính trên nhường dưới là thế nào. Bà không chỉ là Cô giáo mà còn là Bác sĩ nữa, tụi con lúc nhỏ có bệnh gì là Bà tiếp Ba Mẹ chăm sóc và hốt thuốc cho uống vậy mà lại mau hết mới hay chứ, Bà cũng là một chuyên gia tâm lý nữa, Bà chẳng những nói chuyện với tụi con như người bạn để hiểu tâm tính mấy đứa cháu mà còn an ủi chấn chỉnh tinh thần bằng những câu truyện rất hay. Bà không yêu cầu hay bắt buộc tụi con phải làm gì nhưng sau khi nghe truyện Bà kể tự động mấy đứa tụi con ngoan hơn mà không cần người lớn phải nói nhiều. Ước gì Bà vẫn còn ở đây sẽ tốt biết mấy...
Trả lờiXóaSao KT rất thích đọc truyện của chị Thanh Hà , chưa biết chị là ai , nhưng luôn cái cảm giác gần gủi , thân quen , vì sự chân tình mộc mạc , mạch lạc trong lời văn hay quá , dù là đọc hơi trễ , nhưng KT khg quên đọc nha chị .
Trả lờiXóaThật đúng cái nhân cách của thầy và trò quý làm sao đó .
Chuyển lời comment của Thanh hà Switzerland:
Trả lờiXóa"Cám ơn Katie , anh Hùng, nhóc Kaily ...đã thích và dành ý nghĩ tốt đẹp cho bài viết của Th.Hà . Riêng Katie nói tuy chưa biết T.H là ai nhưng có cảm giác thân quen , có lẽ vì chúng ta có may mắn được sinh ra cùng thế hệ tuyệt vời , cùng được hưởng nền giáo dục tuyệt vời, cùng được sống trong một gia đình tuyệt vời ...nên Katie dễ cảm thông gần gủi là vậy đó . "