Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Thời gian cứ thế lướt đi như chiếc phi thuyền không người lái, ngày thường thì bận đi học, đi làm, thứ bảy thì bận đi chơi, chủ nhật thì bận đi nhà thờ, đi nhậu xã giao, tối về thì bận viết thư.
Đã tám cái thư gởi cho Mỹ Ngọc mà vẫn chưa có được một lần hồi âm. Long tự nhủ, hay là má nàng đã vứt các lá thư của chàng vào sọt rác hết rồi chăng?
Suy đi tính lại Long quyết định dứt khoát viết một lá thư bằng tiếng Anh, nếu mà không nhận được hồi âm thì chàng sẽ xóa tên nàng trong ký ức, rồi mới tính chuyện tiến tới với Nhung hay không. Đêm ấy sau khi viết thơ bằng Việt ngữ kể hết nỗi nhớ thương lúc Ngọc vừa rời khỏi đảo, những buồn phiền khi đến nhà nàng và cuối cùng là những, thấp thổm chờ mong thư nàng, của hiện tại. Viết xong Long dùng tự điển dịch sang Anh ngữ, chỉnh sửa văn phạm, sáng hôm sau đến lớp Long nhờ Jerry xem lại dùm và cho ý kiến. Ông thầy của chàng hỏi:
- Đây là câu chuyện thật của anh hay là anh chỉ muốn học viết thư thôi?
Long buồn bả trả lời:
- Nó là chuyện tình thật của đời tôi đấy.
Nghe vậy Jerry cũng cảm thông:
- Là chuyện thật của anh thì tôi không đem ra lớp học để làm đề tài giảng dạy, nhưng chỉ lần nầy tôi sửa bài cho anh thôi, không có lần sau đâu nhé .
Chiều hôm đó Long gởi lá thư đi với địa chỉ người gởi là trường Đại Học Ohio, lá thư viết toàn bằng Anh ngữ phía dưới Long cũng không ký tên mình.
Sáng thứ bảy nầy không khí có chút khác thường cả nhà vẫn còn im lìm trong giấc ngủ, tuy đã hơn 7 giờ sáng rồi mà hai đứa nhỏ chưa xuống phá chàng, Long thấy hình như thiếu mất cái gì đó, nhưng rồi chàng cũng bỏ qua. Sau khi làm vệ sinh cá nhân xong Long vào nhà bếp, thím Ba vẫn chưa có mặt.
Hay là bả bị bệnh rồi, Long tự hỏi. Chợt thấy cửa phòng ngủ của bé Phượng hé mở, vừa thấy mặt chàng là chúng nó khép lại liền, Long ngạc nhiên vô cùng, liền đến sát bên gõ của hỏi:
- Hai đứa hôm nay không muốn đi theo chơi nữa à? Sao giờ nầy còn chưa chịu thức?
Phượng lú đầu ra nói nhỏ:
- Hôm nay, má cấm không cho đi chơi chung với thầy và cô Nhung nữa.
Long chưng hửng hỏi lại nó:
- Ủa ! Sao kỳ vậy? Bộ có ai nói gì sao?
- Làm sao em biết được mà trả lời, thầy đi hỏi má thử đi.
- Thím còn đang ngủ, không biết có bệnh hoạn gì không mà chưa ra nữa. Còn tụi em không đi chơi chẳng lẽ nhịn ăn sáng luôn à? Ăn cái gì tui nấu luôn cho.
Vừa lúc đó thì thím Ba bước ra, mặt thím buồn hiu nói:
- Để đó tui lo cho tụi nó, thầy lo sửa soạn đi, cô Nhung sắp đến rồi đó.
- Nhưng mà sao thím không cho hai đứa nhỏ đi chơi vậy?
Thím ba nhìn Long như trách móc
- Sao mà thầy chậm tiêu quá vậy? Cô Nhung đã đi chơi với thầy hơn hai tháng rồi mà có lần nào hai người được đi riêng đâu? Lần nào đi cũng có hai con kỳ đà nầy theo hết. Hôm nay nhứt định hai đứa nó phải ở nhà, không bàn cải lôi thôi gì nữa cả.
Long lặng thinh, không phải chàng chưa biết tình cảm của Nhung dành cho mình, lại không phải vì chàng không có tình cảm với nàng mà vì vết thương lòng chưa lành, vẫn còn đang nhức nhối.
Thấy Long im lặng thím Ba định nói thêm điều gì nữa, nhưng bổng nhiên thím lặng thinh luôn. Không khí có vẻ nặng nề Long nói:
- Đi chung bốn người Nhung vui lắm, cô ta nói "giống như một gia đình mà".
Thím Ba nhìn chàng lắc đầu, buộc miệng xì một tiếng rồi vào bếp nấu mì cho con thím ăn .
Nhung bước vào với chiếc quần jean bó sát đôi chân dài, chiếc áo thun trắng, cổ rộng, trông khêu gợi vô cùng, giầy thể thao trắng tinh, nhìn như một tiểu thư nhà giàu đi đánh tenis. Long lên tiếng khen:
- Hôm nay nhìn Nhung đẹp lắm.
- Em thì lúc nào mà chả đẹp, chỉ tại anh chưa nhận ra đó thôi.
Rồi nàng tươi cười nói với Phượng:
- Hôm nay hai đứa em chịu khó ở nhà nghen, cô bắt cóc thầy em một bữa được hông?
Phượng vẫn còn muốn được đi theo, nhưng đành chịu nói:
- Một bữa thôi đó.
Nhung chợt thoáng buồn trong ánh mắt, nhưng vẫn cố nở nụ cười gượng gạo nói:
- Ừ. Một bữa thôi, không thèm dành với em nữa.
Hai đứa nhỏ chạy lại ôm nàng, Nhung xoa đầu chúng nói:
- Ở nhà ngoan nha.
Rồi nàng kéo tay Long ra xe, đôi mắt chớp chớp như là muốn khóc, chả lẽ vì để hai đứa em ngang xương ở nhà mà nàng cảm động đến rơi lệ.
Xe vào thành phố Cincinnati Nhung cho xe vào đậu trong parking của rạp hát.
- Hôm nay mình đi xem phim nha. Hồi ở Việt Nam mỗi lần anh Quân, chị Hiền đi xem phim em đều bị tống vô nhà bạn chị Hiền, chơi với mấy đứa cháu. Khi hai người xem xong thì chở em về, dúi cho em ít tiền lo lót, để em đừng mét lại với dì.
- Vì vậy mà bây giờ Nhung cho hai đứa nhóc ở nhà đúng hông? Long cười trêu nàng.
Nhung lặng yên không nói, chỉ đứng xếp hàng mua vé vào rạp. Hai vé xem phim buổi sáng chỉ có 5 đồng. Long móc bóp trả tiền thì Nhung cản lại:
- Hôm nay mọi chi phí em đài thọ hết, anh không phải chia như mọi khi đâu .
Long cải lại:
- Đi chơi với phụ nữ ai để mấy nàng trả tiền kỳ cục vậy.
- Nhưng mà hồi nào tới giờ anh có xem em là bạn gái anh đâu?
Long không biết trả lời sao đành lặng thinh
Rạp chiếu phim ở Mỹ không rộng mấy, như Long thường tưởng tượng, thậm chí nó còn muốn nhỏ hơn ở tỉnh nhà, nhưng mà nó được ngăn ra tới 4 rạp nhỏ mỗi rạp chứa khoảng 200 trăm ghế ngồi và chiếu phim khác nhau. Sau lưng ghế có đánh số thứ tự, mình chỉ cần tìm đúng vị trí ghi trong vé để ngồi. Nhung mua một thùng bắp rang, hai lon nước ngọt, rồi nhìn trên cửa rạp tìm chỗ đang chiếu phim Beauty Women. Trong rạp đã có hơn nửa số ghế có người ngồi, tuy là còn gần 20 phút mới đến giờ chiếu. Đèn sáng như ban ngày, vì là phim tình cảm nên khán giả đi từng cặp, già trẻ đều có đủ. Hai người đè nhẹ ghế xuống, ngồi vào vị trí của mình, vừa thưởng thức bắp rang, vừa xem thiên hạ tình tự với nhau. Phim Beauty Women kể lại cuộc tình của một cô gái ăn sương Mỹ và một nhà doanh nghiệp nổi tiếng. Anh ta mướn cô gái nầy qua đêm đở buồn, nhưng rồi dung rủi anh ta lại cần cô cả tuần, sau khi hết hợp đồng cô ta ra về thì anh ta lại nhớ và cuối cùng leo vào cừa sổ nhà nàng xin cầu hôn. Cuốn phim nầy đã đưa nử tài tử Julia Robert lên đài vinh quang. Nhung vừa xem phim vừa dựa đầu vào vai Long, nhìn những cảnh ái ân cuồng nhiệt trong phim, tay nàng siết chặc lấy Long...
Từ rạp chiếu phim đi ra Nhung nói:
- Hôm nay em muốn mình đến quán ăn ngày đầu tiên mình đi chung, ăn món mà ngày trước mình đã ăn qua.
Thấy thái độ khác thường của nàng Long thắc mắc:
- Nhung hôm nay sao vậy? Có chuyện gì buồn không?
Nhung gượng cười trả lời:
- Không có gì đâu. Chỉ là muốn ôn lại kỷ niệm đẹp mà thôi.
Rồi nàng ôm ngang eo chàng tựa đầu vào vai như một người tình trong thời gian vừa mới yêu nhau. Buổi chiều hai người ra bờ sông nhìn con nước lững lờ trôi, dòng sông nước xanh biết, không rác rưởi, lại chẳng tìm thấy những dề lục bình trôi nổi như ở quê nhà, lại cũng không có những ghe đò xuôi ngược, hên lắm thì mới nhìn thấy du thuyền trên sông còn không thì chỉ là mênh mông trời nước...
Long theo nàng ra xe, Nhung lái đi vòng hết những nơi hai người đã đi qua, lên Columbus xuống thành phố Mason cho đến tối mịch mới về đến nhà.
Đậu xe trước sân Nhung không về như mọi khi mà theo Long vào nhà, nàng đi thẳng vào bếp lục tủ lạnh xem có món gì làm mồi uống bia không. Hên quá thím Ba có chừa một dĩa gỏi gà nàng đem xuống lầu dọn ra bàn kêu Long nói:
- Hôm nay em muốn cùng anh say một bữa được hôn?
Long vừa đi lấy đá vừa nói :
- Nhung đâu có uống được bao nhiêu, mà đòi say với xỉn. Tuy là nói vậy nhưng chàng vô cùng thắc mắc thái độ khó hiểu của Nhung trong ngày hôm nay.
Uống chưa được mấy lon thì Nhung bắt đầu kể khổ về nổi cô đơn, chán chường của những ngày mới đến, về mối tình tạm bợ với anh chàng Tom, rồi đột nhiên nàng buộc Long trả lời câu hỏi mà chàng còn khất lại. Nhung nói:
- Hôm nay anh phải kể em nghe, vì sao anh đi lạc lên xứ nầy mới được, thiếu lâu rồi, ai cho hứa nữa. Rồi nàng ngồi sát vào hối chàng:
- Kể lẹ đi, để một lát nữa em say rồi mới kể thì làm sao mà nghe cho được.
Long khui thêm lon bia mới uống một ngụm đầy rồi mới bắt đầu kể về Mỹ Ngọc cho Nhung nghe. Giọng chàng đều đều êm ái nhưng pha lẫn chút đắng cay, kể đến đoạn gặp lại nhau mấy ngày mà Mỹ Ngọc, không hề nói một câu thì Nhung tức quá la lên:
- Đồ con nhỏ tệ bạc. Nếu mà má em có cấm, em nhứt đinh cũng phải kể rõ cho người yêu của mình biết để mà cùng nhau tìm cách giải quyết chứ. Nín thinh thì làm được cái quái gì?
Rồi nàng hạ nhỏ giọng.
- Hay là nó có người khác rồi, em nghe nói bên đó con gái quý lắm, nên em cũng muốn qua bển cho người ta đeo đuổi mình chơi, ở bên nầy bị bỏ rơi em chán quá.
- Ai mà dám bỏ rơi Nhung vậy? Long hỏi.
- Anh không biết thật à? Nhưng mà em đã quyết định rồi từ nay về sau, em sẻ để cho con trai nhìn mình thèm nhỏ nước miếng. Nói xong nàng cười nghiêng ngửa rồi khui bia uống tiếp.
Hai người uống hơn chục lon bia Nhung không ngồi vững nữa mà ngả quẹo ngang thành ghế. Long bế nàng vô phòng ngủ, cởi giầy, rồi đắp mền cho nàng ngủ, xong đâu đấy mới ra thu dọn chiến trường. Chàng vừa định tìm thuốc hút thì Nhung ụa lên dữ dội như sắp ói tới nơi, Long vội chạy vào bồng nàng vô nhà vệ sinh để Nhung ói hết bia ra, xong rồi chàng rửa mặt cho nàng, súc miệng lau mặt sạch sẽ rồi mới bồng nàng trở vô phòng lại. Vừa đặt Nhung lên giường xong chưa kịp quay đi thì Nhung đã ôm ghì chàng lại nói trong hơi thở dồn dập:
- Ngủ lại với em đi, còn đi đâu nữa?
Trong men rượu say nồng cả hai Không còn biết gì đến ngoại cảnh... Sau đêm ân ái mặn nồng Long giựt mình tỉnh giấc, chàng quay sang tìm Nhung thì Nhung đã ra đi tự lúc nào, Long vội mở cửa ra sân nhìn, chiếc xe của nàng cũng đã biến mất, chung quanh hoàn toàn yên lặng, cái yên lặng thảm sầu của một chủ nhật u buồn.
Em ra đi, để anh sầu lẽ bóng
Sống cô đơn, qua hết những đêm dài
Tình một đêm, nhưng cũng khó nhạt phai
Vẫn mơ ước, ngày mai mình gặp lại
Tỉnh cơn say, mất vòng tay ân ái
Sáng hôm nay không còn gặp lại nhau
Nàng ra đi đâu kịp vẫy tay chào
Để ta phải nghẹn ngào trong thương nhớ .
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 25)
Lanh Nguyễn
Thời gian cứ thế lướt đi như chiếc phi thuyền không người lái, ngày thường thì bận đi học, đi làm, thứ bảy thì bận đi chơi, chủ nhật thì bận đi nhà thờ, đi nhậu xã giao, tối về thì bận viết thư.
Đã tám cái thư gởi cho Mỹ Ngọc mà vẫn chưa có được một lần hồi âm. Long tự nhủ, hay là má nàng đã vứt các lá thư của chàng vào sọt rác hết rồi chăng?
Suy đi tính lại Long quyết định dứt khoát viết một lá thư bằng tiếng Anh, nếu mà không nhận được hồi âm thì chàng sẽ xóa tên nàng trong ký ức, rồi mới tính chuyện tiến tới với Nhung hay không. Đêm ấy sau khi viết thơ bằng Việt ngữ kể hết nỗi nhớ thương lúc Ngọc vừa rời khỏi đảo, những buồn phiền khi đến nhà nàng và cuối cùng là những, thấp thổm chờ mong thư nàng, của hiện tại. Viết xong Long dùng tự điển dịch sang Anh ngữ, chỉnh sửa văn phạm, sáng hôm sau đến lớp Long nhờ Jerry xem lại dùm và cho ý kiến. Ông thầy của chàng hỏi:
- Đây là câu chuyện thật của anh hay là anh chỉ muốn học viết thư thôi?
Long buồn bả trả lời:
- Nó là chuyện tình thật của đời tôi đấy.
Nghe vậy Jerry cũng cảm thông:
- Là chuyện thật của anh thì tôi không đem ra lớp học để làm đề tài giảng dạy, nhưng chỉ lần nầy tôi sửa bài cho anh thôi, không có lần sau đâu nhé .
Chiều hôm đó Long gởi lá thư đi với địa chỉ người gởi là trường Đại Học Ohio, lá thư viết toàn bằng Anh ngữ phía dưới Long cũng không ký tên mình.
Sáng thứ bảy nầy không khí có chút khác thường cả nhà vẫn còn im lìm trong giấc ngủ, tuy đã hơn 7 giờ sáng rồi mà hai đứa nhỏ chưa xuống phá chàng, Long thấy hình như thiếu mất cái gì đó, nhưng rồi chàng cũng bỏ qua. Sau khi làm vệ sinh cá nhân xong Long vào nhà bếp, thím Ba vẫn chưa có mặt.
Hay là bả bị bệnh rồi, Long tự hỏi. Chợt thấy cửa phòng ngủ của bé Phượng hé mở, vừa thấy mặt chàng là chúng nó khép lại liền, Long ngạc nhiên vô cùng, liền đến sát bên gõ của hỏi:
- Hai đứa hôm nay không muốn đi theo chơi nữa à? Sao giờ nầy còn chưa chịu thức?
Phượng lú đầu ra nói nhỏ:
- Hôm nay, má cấm không cho đi chơi chung với thầy và cô Nhung nữa.
Long chưng hửng hỏi lại nó:
- Ủa ! Sao kỳ vậy? Bộ có ai nói gì sao?
- Làm sao em biết được mà trả lời, thầy đi hỏi má thử đi.
- Thím còn đang ngủ, không biết có bệnh hoạn gì không mà chưa ra nữa. Còn tụi em không đi chơi chẳng lẽ nhịn ăn sáng luôn à? Ăn cái gì tui nấu luôn cho.
Vừa lúc đó thì thím Ba bước ra, mặt thím buồn hiu nói:
- Để đó tui lo cho tụi nó, thầy lo sửa soạn đi, cô Nhung sắp đến rồi đó.
- Nhưng mà sao thím không cho hai đứa nhỏ đi chơi vậy?
Thím ba nhìn Long như trách móc
- Sao mà thầy chậm tiêu quá vậy? Cô Nhung đã đi chơi với thầy hơn hai tháng rồi mà có lần nào hai người được đi riêng đâu? Lần nào đi cũng có hai con kỳ đà nầy theo hết. Hôm nay nhứt định hai đứa nó phải ở nhà, không bàn cải lôi thôi gì nữa cả.
Long lặng thinh, không phải chàng chưa biết tình cảm của Nhung dành cho mình, lại không phải vì chàng không có tình cảm với nàng mà vì vết thương lòng chưa lành, vẫn còn đang nhức nhối.
Thấy Long im lặng thím Ba định nói thêm điều gì nữa, nhưng bổng nhiên thím lặng thinh luôn. Không khí có vẻ nặng nề Long nói:
- Đi chung bốn người Nhung vui lắm, cô ta nói "giống như một gia đình mà".
Thím Ba nhìn chàng lắc đầu, buộc miệng xì một tiếng rồi vào bếp nấu mì cho con thím ăn .
Nhung bước vào với chiếc quần jean bó sát đôi chân dài, chiếc áo thun trắng, cổ rộng, trông khêu gợi vô cùng, giầy thể thao trắng tinh, nhìn như một tiểu thư nhà giàu đi đánh tenis. Long lên tiếng khen:
- Hôm nay nhìn Nhung đẹp lắm.
- Em thì lúc nào mà chả đẹp, chỉ tại anh chưa nhận ra đó thôi.
Rồi nàng tươi cười nói với Phượng:
- Hôm nay hai đứa em chịu khó ở nhà nghen, cô bắt cóc thầy em một bữa được hông?
Phượng vẫn còn muốn được đi theo, nhưng đành chịu nói:
- Một bữa thôi đó.
Nhung chợt thoáng buồn trong ánh mắt, nhưng vẫn cố nở nụ cười gượng gạo nói:
- Ừ. Một bữa thôi, không thèm dành với em nữa.
Hai đứa nhỏ chạy lại ôm nàng, Nhung xoa đầu chúng nói:
- Ở nhà ngoan nha.
Rồi nàng kéo tay Long ra xe, đôi mắt chớp chớp như là muốn khóc, chả lẽ vì để hai đứa em ngang xương ở nhà mà nàng cảm động đến rơi lệ.
Xe vào thành phố Cincinnati Nhung cho xe vào đậu trong parking của rạp hát.
- Hôm nay mình đi xem phim nha. Hồi ở Việt Nam mỗi lần anh Quân, chị Hiền đi xem phim em đều bị tống vô nhà bạn chị Hiền, chơi với mấy đứa cháu. Khi hai người xem xong thì chở em về, dúi cho em ít tiền lo lót, để em đừng mét lại với dì.
- Vì vậy mà bây giờ Nhung cho hai đứa nhóc ở nhà đúng hông? Long cười trêu nàng.
Nhung lặng yên không nói, chỉ đứng xếp hàng mua vé vào rạp. Hai vé xem phim buổi sáng chỉ có 5 đồng. Long móc bóp trả tiền thì Nhung cản lại:
- Hôm nay mọi chi phí em đài thọ hết, anh không phải chia như mọi khi đâu .
Long cải lại:
- Đi chơi với phụ nữ ai để mấy nàng trả tiền kỳ cục vậy.
- Nhưng mà hồi nào tới giờ anh có xem em là bạn gái anh đâu?
Long không biết trả lời sao đành lặng thinh
Rạp chiếu phim ở Mỹ không rộng mấy, như Long thường tưởng tượng, thậm chí nó còn muốn nhỏ hơn ở tỉnh nhà, nhưng mà nó được ngăn ra tới 4 rạp nhỏ mỗi rạp chứa khoảng 200 trăm ghế ngồi và chiếu phim khác nhau. Sau lưng ghế có đánh số thứ tự, mình chỉ cần tìm đúng vị trí ghi trong vé để ngồi. Nhung mua một thùng bắp rang, hai lon nước ngọt, rồi nhìn trên cửa rạp tìm chỗ đang chiếu phim Beauty Women. Trong rạp đã có hơn nửa số ghế có người ngồi, tuy là còn gần 20 phút mới đến giờ chiếu. Đèn sáng như ban ngày, vì là phim tình cảm nên khán giả đi từng cặp, già trẻ đều có đủ. Hai người đè nhẹ ghế xuống, ngồi vào vị trí của mình, vừa thưởng thức bắp rang, vừa xem thiên hạ tình tự với nhau. Phim Beauty Women kể lại cuộc tình của một cô gái ăn sương Mỹ và một nhà doanh nghiệp nổi tiếng. Anh ta mướn cô gái nầy qua đêm đở buồn, nhưng rồi dung rủi anh ta lại cần cô cả tuần, sau khi hết hợp đồng cô ta ra về thì anh ta lại nhớ và cuối cùng leo vào cừa sổ nhà nàng xin cầu hôn. Cuốn phim nầy đã đưa nử tài tử Julia Robert lên đài vinh quang. Nhung vừa xem phim vừa dựa đầu vào vai Long, nhìn những cảnh ái ân cuồng nhiệt trong phim, tay nàng siết chặc lấy Long...
Từ rạp chiếu phim đi ra Nhung nói:
- Hôm nay em muốn mình đến quán ăn ngày đầu tiên mình đi chung, ăn món mà ngày trước mình đã ăn qua.
Thấy thái độ khác thường của nàng Long thắc mắc:
- Nhung hôm nay sao vậy? Có chuyện gì buồn không?
Nhung gượng cười trả lời:
- Không có gì đâu. Chỉ là muốn ôn lại kỷ niệm đẹp mà thôi.
Rồi nàng ôm ngang eo chàng tựa đầu vào vai như một người tình trong thời gian vừa mới yêu nhau. Buổi chiều hai người ra bờ sông nhìn con nước lững lờ trôi, dòng sông nước xanh biết, không rác rưởi, lại chẳng tìm thấy những dề lục bình trôi nổi như ở quê nhà, lại cũng không có những ghe đò xuôi ngược, hên lắm thì mới nhìn thấy du thuyền trên sông còn không thì chỉ là mênh mông trời nước...
Long theo nàng ra xe, Nhung lái đi vòng hết những nơi hai người đã đi qua, lên Columbus xuống thành phố Mason cho đến tối mịch mới về đến nhà.
Đậu xe trước sân Nhung không về như mọi khi mà theo Long vào nhà, nàng đi thẳng vào bếp lục tủ lạnh xem có món gì làm mồi uống bia không. Hên quá thím Ba có chừa một dĩa gỏi gà nàng đem xuống lầu dọn ra bàn kêu Long nói:
- Hôm nay em muốn cùng anh say một bữa được hôn?
Long vừa đi lấy đá vừa nói :
- Nhung đâu có uống được bao nhiêu, mà đòi say với xỉn. Tuy là nói vậy nhưng chàng vô cùng thắc mắc thái độ khó hiểu của Nhung trong ngày hôm nay.
Uống chưa được mấy lon thì Nhung bắt đầu kể khổ về nổi cô đơn, chán chường của những ngày mới đến, về mối tình tạm bợ với anh chàng Tom, rồi đột nhiên nàng buộc Long trả lời câu hỏi mà chàng còn khất lại. Nhung nói:
- Hôm nay anh phải kể em nghe, vì sao anh đi lạc lên xứ nầy mới được, thiếu lâu rồi, ai cho hứa nữa. Rồi nàng ngồi sát vào hối chàng:
- Kể lẹ đi, để một lát nữa em say rồi mới kể thì làm sao mà nghe cho được.
Long khui thêm lon bia mới uống một ngụm đầy rồi mới bắt đầu kể về Mỹ Ngọc cho Nhung nghe. Giọng chàng đều đều êm ái nhưng pha lẫn chút đắng cay, kể đến đoạn gặp lại nhau mấy ngày mà Mỹ Ngọc, không hề nói một câu thì Nhung tức quá la lên:
- Đồ con nhỏ tệ bạc. Nếu mà má em có cấm, em nhứt đinh cũng phải kể rõ cho người yêu của mình biết để mà cùng nhau tìm cách giải quyết chứ. Nín thinh thì làm được cái quái gì?
Rồi nàng hạ nhỏ giọng.
- Hay là nó có người khác rồi, em nghe nói bên đó con gái quý lắm, nên em cũng muốn qua bển cho người ta đeo đuổi mình chơi, ở bên nầy bị bỏ rơi em chán quá.
- Ai mà dám bỏ rơi Nhung vậy? Long hỏi.
- Anh không biết thật à? Nhưng mà em đã quyết định rồi từ nay về sau, em sẻ để cho con trai nhìn mình thèm nhỏ nước miếng. Nói xong nàng cười nghiêng ngửa rồi khui bia uống tiếp.
Hai người uống hơn chục lon bia Nhung không ngồi vững nữa mà ngả quẹo ngang thành ghế. Long bế nàng vô phòng ngủ, cởi giầy, rồi đắp mền cho nàng ngủ, xong đâu đấy mới ra thu dọn chiến trường. Chàng vừa định tìm thuốc hút thì Nhung ụa lên dữ dội như sắp ói tới nơi, Long vội chạy vào bồng nàng vô nhà vệ sinh để Nhung ói hết bia ra, xong rồi chàng rửa mặt cho nàng, súc miệng lau mặt sạch sẽ rồi mới bồng nàng trở vô phòng lại. Vừa đặt Nhung lên giường xong chưa kịp quay đi thì Nhung đã ôm ghì chàng lại nói trong hơi thở dồn dập:
- Ngủ lại với em đi, còn đi đâu nữa?
Trong men rượu say nồng cả hai Không còn biết gì đến ngoại cảnh... Sau đêm ân ái mặn nồng Long giựt mình tỉnh giấc, chàng quay sang tìm Nhung thì Nhung đã ra đi tự lúc nào, Long vội mở cửa ra sân nhìn, chiếc xe của nàng cũng đã biến mất, chung quanh hoàn toàn yên lặng, cái yên lặng thảm sầu của một chủ nhật u buồn.
Em ra đi, để anh sầu lẽ bóng
Sống cô đơn, qua hết những đêm dài
Tình một đêm, nhưng cũng khó nhạt phai
Vẫn mơ ước, ngày mai mình gặp lại
Tỉnh cơn say, mất vòng tay ân ái
Sáng hôm nay không còn gặp lại nhau
Nàng ra đi đâu kịp vẫy tay chào
Để ta phải nghẹn ngào trong thương nhớ .
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 25)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét