Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Chiếc Boeing 747 lướt mây, xé gió băng mình trong đêm tối suốt mười bốn tiếng đồng hồ. Hơn 540 người tị nạn đi trong chuyến Charter nầy. Hết ngủ rồi tới ăn, hết ăn rồi tới uống. Ngủ thì chắc không ai ngủ ngon rồi vì mọi người đang hồi hộp, thấp thỏm đợi chờ, không biết nơi đến của mình ra sao.
Phi trường Alaska nơi mà phi cơ tạm dừng để lấy thêm nhiên liệu, mọi người ai cũng hiếu kỳ chen nhau, xin người ngồi kế bên cửa sổ cho mình nhìn ra ngoài một lát để xem thử nước Mỹ khác lạ như thế nào, nhưng mà có thấy được gì đâu, ngoài bức tường tuyết trắng xoá, dưới chân máy bay một vài người lái xe bồn đem nhiên liệu tiếp tế, họ mặc áo lạnh dày, đầu đội nón phủ kín cả hai lổ tai, ngoài ra chẳng còn gì đáng xem cả. Mọi người thất vọng quay về chỗ cũ của mình.
Máy bay lại tiếp tục cuộc hành trình, thêm hơn 5 giờ nữa, thì hạ cánh xuống phi trường quốc tế San Francisco thuộc tiểu bang California. Khi máy bay lượn vòng phi trường Long nhìn qua cửa sổ, một rừng đèn bao phủ trên những ngọn đồi, nó như những tấm thảm bằng lân tinh đang lung linh chập chờn ẩn hiện dưới sương mù.
Phi trường không biết rộng lớn đến cở nào, nhưng đối với dân tị nạn mới thấy lần đầu thì nó rất là vĩ đại, nhìn ra ngoài, máy bay nhiều vô số kể, đếm không xuể, chiếc cầu nối từ cửa máy bay đến phòng chờ đợi dài hun hút như một hang động sâu không đáy.
Lúc bước ra khỏi cái hang dài đó, mọi người di chuyển trên thang dây được đặt bên hông đường đi bộ, tất cả dẫn đến khu vực kiểm soát nhập cảnh của cục an ninh phi trường.
Tại đây có mấy chục cái cổng kiểm soát. Đám người tị nạn được dành riêng năm cổng chót để làm thủ tục nhập cảnh. Khi giấy tờ hoàn tất, cả bọn được hướng dẫn đi nhận lại hành lý, nhưng dân tị nạn thì làm gì có hành lý nhiều? Vì không có nhiều hành lý nên khi qua cổng hải quan, được miễn kiểm soát.
Tất cả mọi người khi ra đến khu vực ngoài, ai chỉ đến San Francisco mà có thân nhân ra đón, đều được theo về nhà, người nào về các tiểu bang khác, được hướng dẫn đến chổ đổi máy bay, ngồi chờ để được đi tiếp tục.
Long và mười người khác, được hội bảo trợ ACNS đưa về trại tạm trú ở Haminton San Rafael.
Con đường từ phi trường về nơi tạm trú đi xuyên qua thành phố San Francisco. Ngồi trên chiếc xe Van 12 chỗ mọi người cố dương mắt nhìn ra ngoài để coi xứ Mỹ nó ra làm sao, nhưng vì xe chạy nhanh quá, hơn nữa tầm nhìn bị thu hẹp nên chỉ thấy trước mặt và sau lưng toàn là xe du lịch, đôi khi cũng có chen lẫn vào đó những chiếc xe chuyên chở hàng hoá. Nhà hai bên đường xây cất khá đều nhau, ít có cái cao cái thấp, đặc biệt không có treo hàng hóa, hay bày bán bất cứ vật gì ở trước cửa.
Khu thị tứ thì nằm ở chỗ khác, không nằm trên đường đang đi.
Trại Haminton thật ra chỉ là ngôi nhà thờ công giáo, do hội ACNS mượn tạm cái nhà kho, để cho dân tị nạn ở đỡ ít hôm, trước khi được thân nhân đến nhận về. Nó có khoảng hai mươi chiếc giường ngủ, phía sau là hai cái nhà vệ sinh, một cái cho nam và một cái dành riêng cho nữ, phía trước là phòng ăn tập thể. Trong trại lúc nào cũng có người làm công quả giúp cho nhà thờ, họ túc trực giúp đỡ cho dân tị nạn, mỗi khi cần. Thông thường những người tạm trú ở đây mau thì một vài giờ lâu thì hai ba hôm, bởi vì khi thân nhân được thông báo ngày giờ người tị nạn đến Hoa Kỳ, người ta thường ra đón trực tiếp tại phi trường, nhưng nếu vì bất cứ lý do gì, thân nhân không đến kịp thì họ sẽ được đưa về trại Haminton.
Sáng hôm ấy chiếc xe Van chở 11 người Việt Nam mới nhập cảnh Hoa Kỳ vừa về đến nơi. Phòng ăn tập thể đã có người chuẩn bị sẵn đồ ăn sáng. Thức ăn gồm có: Mì xào tôm, gà, theo kiểu Tàu, trứng chiên và bánh mì theo kiểu Mỹ, cà phê, trà Lipton. Có bốn người đến giúp gồm một cặp vợ chồng Việt Nam và một cặp vợ chồng Mỹ già trong họ đạo.
Sau khi ăn sáng hai vợ chồng người Việt hướng dẫn cách sử dụng phòng tắm nhà vệ sinh v..v. Sau cùng thì anh ta cho biết tình trạng từng người một. Ai cũng vui vẻ cả, vì chậm nhứt là chiều nay gia đình hoặc bạn bè của họ sẻ đến đón. Chỉ duy một mình Long người bảo trợ đi vắng chưa liên lạc được.
Ngày thứ nhì rồi thứ ba cũng chưa gặp được, nóng lòng Long đánh bạo hỏi thử xem ai là người bảo trợ mình. Ông Phú người làm việc cho hội ACNS cho biết đó là Từ Ngọc Thông đang ngụ ở đường South Van Ness trong thành phố San Francisco. Long nhờ ông gởi dùm một lá thư, ông vui vẻ nhận lời. Khi vừa mới tới Long đã viết một lá thư dài kể rõ tình hình ở trại chuyển tiếp của mình cho gia đình thím Ba nghe rồi cho địa chỉ nhà của Thông để liên lạc sau nầy. Ông Phú tiếp tục tìm người bảo trợ của Long. Đúng một tuần lễ thì Thông đến....
Thường thì đến rước người mới tới, người ta dùng xe nhà, nếu chưa mua xe thì mượn tạm xe của người quen, người ta đi một hay hai xe tùy theo số người phải rước, nhiều hay ít. Thông đến một mình bằng xe bus. Long hơi buồn và thất vọng vì Mỹ Ngọc không đi đón chàng nhưng rồi chàng tự an ủi, chắc là nàng đang bận học hành Long hỏi Thông:
- Hổm rày bận dữ lắm sao mà ông không ra được vậy?
Thông gãi đầu trả lời:
- Mấy ngày nay cả nhà tui đi đám cưới người bà con dưới Los Angeles, mới về tới hôm qua.
Ông Phú trao cho Long một phong bì rồi dặn:
- Đây là số tiền 175 Mỹ kim do nhà thờ quyên tặng, họ đạo chúng tôi nghèo hơn những nơi khác, có nơi họ cho cả ngàn đồng một đầu người, nhưng dù nhiều hay ít thì đây cũng là tấm lòng chân thành của mọi người, sau nầy có cần giúp đỡ gì thì anh cứ gọi cho chúng tôi.
Rồi ông trao cho Long tấm danh thiếp và siết chặt tay chàng từ biệt, sau khi chúc may mắn. Long cám ơn ông hai ba lần trước khi theo Thông ra trạm xe bus về San Francisco.
Căn Flat mà gia đình Thông đang sống có ba phòng ngủ, một phòng khách, nhà tắm và nhà bếp. Má và dì út Mỹ Ngọc một phòng,Thông và anh trai phòng kia còn phòng còn lại ba chị em Mỹ Ngọc chiếm hữu. Long được cho ở tạm ngoài phòng khách, ngủ trên ghế sofa. Chiều hôm đó sau khi tan học về nhà, mọi người thấy Long chỉ gật đầu chào rồi ai nấy rút vô phòng của mình. Cơm tối xong tình trạng cũng chưa có gì cải tiến cả. Như Quyên sau khi làm bài tập xong ra phòng khách, bật ti vi xem phim hoạt hình.Thấy Long ngồi buồn hiu nó bắt chuyện:
- Thầy nhai gum hông? Gum nầy ngon lắm nè.
Long thấy nó nói chuyện với mình thì mừng lắm nên lắc đầu nói:
- Không ăn đâu, để em ăn cho mau lớn.
Rồi Long tới sát bên nó hỏi nhỏ:
- Chị Ngọc, sao không thấy nói câu nào hết vậy ?
Như Quyên nhún vai không trả lời chỉ dán mắt vào mấy chú vịt trên màn ảnh truyền hình đang cải nhau ổm tỏi.
Hôm sau Thông dắt Long bắt xe bus đi thăm mấy đứa học trò cũ của chàng và những người quen trên đảo, đang sống trong thành phố.
Thuở ấy người tị nạn mới đến thường sống trong khu ổ chuột Tenderloin. Chỉ cần một chuyến xe bus vô thành phố, rồi sau đó thả bộ lòng vòng vài con đường trong thành phố là có thể đến gặp mặt cả chục tên. Trong số những người Long đến thăm hôm nay có Thân Thành Bảo, má nó trước năm 1975 nấu cơm tháng cho Long ăn nhà nó ở tại chợ Xẻo Rô. Thằng nầy được một người Mỹ độc thân bảo trợ cùng với ba người khác, cả bốn sống trong chung cư với hai phòng ngủ rộng lớn. Ông Paul người bảo trợ chi trả tiền nhà và tiền điện nước cho cả bốn người, còn lại những đứa học trò khác đi vượt biên một mình, năm sáu đứa chúng hùn lại, mướn một phòng ở chung, tụi nó mỗi đêm trải nệm trên thảm ngủ, sáng ra xếp lạị, cất đi để tránh các chủ nhà khó tính phàn nàn. Cuộc sống lúc ban đầu thật là vất vả, kham khổ, người khổ ít, kẻ khổ nhiều, tất cả đều là do số phận hên hay là xui. Vậy thôi .
Chiều hôm nay sau một vòng tham quan trở về Thông mở hộp thư ra, trong đó ngoài một đống giấy quảng cáo còn có lá thư của thím Ba gởi cho Long.
Thông ngạc nhiên hỏi:
- Ai mà biết rõ ông ở đây, để gởi thơ vậy?
- À, đó là thím Ba bên Ohio, hồi trước tui công tác ở Kinh Dài nên quen, lên đảo mới gặp lại sau nầy. Bả qua trước tui gần hai tháng, còn ổng chắc là qua một lượt với ông đó. Hôm còn trong trại Haminton tui có gởi thư thông báo với bả, là tôi đã tới Mỹ rồi, chắc là gia đình bên đó nhận được thư nên mới hồi âm lại.
Long mở thư ra đọc, trong đó có một cái Money order ba trăm mỹ kim. Thông kêu lên:
- Chúa ơi! Bà nầy cũng chơi sang dữ ta. Nhưng mà bả viết gì trong đó vậy?
- Không có gì, bả rủ tôi qua đó ở, nhưng sợ tôi không tiền mua vé máy bay nên gởi qua cho vậy thôi.
- Rồi ông tính sao? Bên đó lạnh lắm đó nghen.
Long cười buồn trả lời:
- Tôi biết chớ, bắc Mỹ lạnh thấu xương mà, tôi có học đia lý qua rồi nên cũng hiểu sơ sơ.
- Biết sao còn muốn đi?
- Ai nói với ông, tôi muốn đi qua bên đó vậy?
- Thì tại tui thấy người ta gởi tiền cho ông mua vé máy bay nên đoán vậy thôi mà.
Long cười nói:
- Tôi chỉ thông báo mình tới nhà ông thôi, còn chuyện ổng, bả gởi tiền vé là để dụ tôi. Ổng còn nói trong thư là, qua bên đó, đi học chương trình CETA gì đó, người ta trả lương ba đồng mười xu một giờ, ngoài ra buổi tối có thể đi làm thêm cũng dễ dàng lắm.
Tối hôm đó má Mỹ Ngọc kêu Long lại nói:
- Hôm nay tôi có nhờ vài người quen tìm chỗ ở cho thầy rồi, chắc ít hôm thôi người ta sẽ trả lời, chứ ở chung như vầy thì không được đâu.
Thật ra Long chưa bao giờ có ý định ở chung nhà với Mỹ Ngọc, nhưng mà hai hôm nay thấy thái độ của gia đình nàng, chàng chán nản vô cùng nên buộc miệng nói:
- Chắc không cần tìm nhà đâu, ngày mai con đi Ohio ở rồi.
Bà ta mừng rỡ.
- Thiệt sao? Vậy để tôi nấu ít đồ cho thầy đem theo lên xe ăn.
Long gượng cười.
- Không cần đâu Ý, con mua ít cái bánh ú bỏ theo ăn là được rồi.
Sáng hôm sau Long và Thông bắt xe bus ra bến xe Grayhound mua vé đi thành phố Cincinnati thuộc tiểu bang Ohio.
Grayhound là hãng xe đò lớn nhứt nước Mỹ lúc ấy, nó đưa khách tới tất cả các thành phố trên nước Mỹ. Có lẽ định mệnh đã an bài sẵn, cho nên khi đến phòng vé, người bán vé khuyên Long nên mua loại vé đi vòng quanh nước Mỹ, vé nầy được sử dụng trong vòng một năm, mà chỉ có 99 đô thôi .
Thông còn xin một cái bản đồ xe bus toàn nước Mỹ. Long từ giả Thông, hai người bắt tay nhau, như vẫn còn chút lưu luyến. Thông nói:
- Ông qua bên đó nếu thấy làm ăn được thì hú tui một tiếng, ở bên nầy tui cũng chán lắm, không thấy đứa nào chơi được.
Long cười buồn:
- Duyên số mà, biết đâu được, nếu là duyên thế nào tụi mình cũng gặp lại.
Rồi Long bắt tay từ giả lần nữa mới leo lên xe, chờ giờ khởi hành đi Ohio
Thật là:
Gặp lại làm chi quá ngỡ ngàng?
Để lòng chợt thấy thật xốn xang
Mình ta đơn lẻ, nằm ôm gối
Em chả có màn, đến hỏi han
Giận đời, anh buộc phải đi hoang
Tình nghĩa ngày xưa gởi lại nàng
Thế thái nhân tình anh chẳng biết
Chỉ biết tim mình sắp vở tan
(Cón tiếp... Xin xem tiếp kỳ 18 )
Lanh Nguyễn
Chiếc Boeing 747 lướt mây, xé gió băng mình trong đêm tối suốt mười bốn tiếng đồng hồ. Hơn 540 người tị nạn đi trong chuyến Charter nầy. Hết ngủ rồi tới ăn, hết ăn rồi tới uống. Ngủ thì chắc không ai ngủ ngon rồi vì mọi người đang hồi hộp, thấp thỏm đợi chờ, không biết nơi đến của mình ra sao.
Phi trường Alaska nơi mà phi cơ tạm dừng để lấy thêm nhiên liệu, mọi người ai cũng hiếu kỳ chen nhau, xin người ngồi kế bên cửa sổ cho mình nhìn ra ngoài một lát để xem thử nước Mỹ khác lạ như thế nào, nhưng mà có thấy được gì đâu, ngoài bức tường tuyết trắng xoá, dưới chân máy bay một vài người lái xe bồn đem nhiên liệu tiếp tế, họ mặc áo lạnh dày, đầu đội nón phủ kín cả hai lổ tai, ngoài ra chẳng còn gì đáng xem cả. Mọi người thất vọng quay về chỗ cũ của mình.
Máy bay lại tiếp tục cuộc hành trình, thêm hơn 5 giờ nữa, thì hạ cánh xuống phi trường quốc tế San Francisco thuộc tiểu bang California. Khi máy bay lượn vòng phi trường Long nhìn qua cửa sổ, một rừng đèn bao phủ trên những ngọn đồi, nó như những tấm thảm bằng lân tinh đang lung linh chập chờn ẩn hiện dưới sương mù.
Phi trường không biết rộng lớn đến cở nào, nhưng đối với dân tị nạn mới thấy lần đầu thì nó rất là vĩ đại, nhìn ra ngoài, máy bay nhiều vô số kể, đếm không xuể, chiếc cầu nối từ cửa máy bay đến phòng chờ đợi dài hun hút như một hang động sâu không đáy.
Lúc bước ra khỏi cái hang dài đó, mọi người di chuyển trên thang dây được đặt bên hông đường đi bộ, tất cả dẫn đến khu vực kiểm soát nhập cảnh của cục an ninh phi trường.
Tại đây có mấy chục cái cổng kiểm soát. Đám người tị nạn được dành riêng năm cổng chót để làm thủ tục nhập cảnh. Khi giấy tờ hoàn tất, cả bọn được hướng dẫn đi nhận lại hành lý, nhưng dân tị nạn thì làm gì có hành lý nhiều? Vì không có nhiều hành lý nên khi qua cổng hải quan, được miễn kiểm soát.
Tất cả mọi người khi ra đến khu vực ngoài, ai chỉ đến San Francisco mà có thân nhân ra đón, đều được theo về nhà, người nào về các tiểu bang khác, được hướng dẫn đến chổ đổi máy bay, ngồi chờ để được đi tiếp tục.
Long và mười người khác, được hội bảo trợ ACNS đưa về trại tạm trú ở Haminton San Rafael.
Con đường từ phi trường về nơi tạm trú đi xuyên qua thành phố San Francisco. Ngồi trên chiếc xe Van 12 chỗ mọi người cố dương mắt nhìn ra ngoài để coi xứ Mỹ nó ra làm sao, nhưng vì xe chạy nhanh quá, hơn nữa tầm nhìn bị thu hẹp nên chỉ thấy trước mặt và sau lưng toàn là xe du lịch, đôi khi cũng có chen lẫn vào đó những chiếc xe chuyên chở hàng hoá. Nhà hai bên đường xây cất khá đều nhau, ít có cái cao cái thấp, đặc biệt không có treo hàng hóa, hay bày bán bất cứ vật gì ở trước cửa.
Khu thị tứ thì nằm ở chỗ khác, không nằm trên đường đang đi.
Trại Haminton thật ra chỉ là ngôi nhà thờ công giáo, do hội ACNS mượn tạm cái nhà kho, để cho dân tị nạn ở đỡ ít hôm, trước khi được thân nhân đến nhận về. Nó có khoảng hai mươi chiếc giường ngủ, phía sau là hai cái nhà vệ sinh, một cái cho nam và một cái dành riêng cho nữ, phía trước là phòng ăn tập thể. Trong trại lúc nào cũng có người làm công quả giúp cho nhà thờ, họ túc trực giúp đỡ cho dân tị nạn, mỗi khi cần. Thông thường những người tạm trú ở đây mau thì một vài giờ lâu thì hai ba hôm, bởi vì khi thân nhân được thông báo ngày giờ người tị nạn đến Hoa Kỳ, người ta thường ra đón trực tiếp tại phi trường, nhưng nếu vì bất cứ lý do gì, thân nhân không đến kịp thì họ sẽ được đưa về trại Haminton.
Sáng hôm ấy chiếc xe Van chở 11 người Việt Nam mới nhập cảnh Hoa Kỳ vừa về đến nơi. Phòng ăn tập thể đã có người chuẩn bị sẵn đồ ăn sáng. Thức ăn gồm có: Mì xào tôm, gà, theo kiểu Tàu, trứng chiên và bánh mì theo kiểu Mỹ, cà phê, trà Lipton. Có bốn người đến giúp gồm một cặp vợ chồng Việt Nam và một cặp vợ chồng Mỹ già trong họ đạo.
Sau khi ăn sáng hai vợ chồng người Việt hướng dẫn cách sử dụng phòng tắm nhà vệ sinh v..v. Sau cùng thì anh ta cho biết tình trạng từng người một. Ai cũng vui vẻ cả, vì chậm nhứt là chiều nay gia đình hoặc bạn bè của họ sẻ đến đón. Chỉ duy một mình Long người bảo trợ đi vắng chưa liên lạc được.
Ngày thứ nhì rồi thứ ba cũng chưa gặp được, nóng lòng Long đánh bạo hỏi thử xem ai là người bảo trợ mình. Ông Phú người làm việc cho hội ACNS cho biết đó là Từ Ngọc Thông đang ngụ ở đường South Van Ness trong thành phố San Francisco. Long nhờ ông gởi dùm một lá thư, ông vui vẻ nhận lời. Khi vừa mới tới Long đã viết một lá thư dài kể rõ tình hình ở trại chuyển tiếp của mình cho gia đình thím Ba nghe rồi cho địa chỉ nhà của Thông để liên lạc sau nầy. Ông Phú tiếp tục tìm người bảo trợ của Long. Đúng một tuần lễ thì Thông đến....
Thường thì đến rước người mới tới, người ta dùng xe nhà, nếu chưa mua xe thì mượn tạm xe của người quen, người ta đi một hay hai xe tùy theo số người phải rước, nhiều hay ít. Thông đến một mình bằng xe bus. Long hơi buồn và thất vọng vì Mỹ Ngọc không đi đón chàng nhưng rồi chàng tự an ủi, chắc là nàng đang bận học hành Long hỏi Thông:
- Hổm rày bận dữ lắm sao mà ông không ra được vậy?
Thông gãi đầu trả lời:
- Mấy ngày nay cả nhà tui đi đám cưới người bà con dưới Los Angeles, mới về tới hôm qua.
Ông Phú trao cho Long một phong bì rồi dặn:
- Đây là số tiền 175 Mỹ kim do nhà thờ quyên tặng, họ đạo chúng tôi nghèo hơn những nơi khác, có nơi họ cho cả ngàn đồng một đầu người, nhưng dù nhiều hay ít thì đây cũng là tấm lòng chân thành của mọi người, sau nầy có cần giúp đỡ gì thì anh cứ gọi cho chúng tôi.
Rồi ông trao cho Long tấm danh thiếp và siết chặt tay chàng từ biệt, sau khi chúc may mắn. Long cám ơn ông hai ba lần trước khi theo Thông ra trạm xe bus về San Francisco.
Căn Flat mà gia đình Thông đang sống có ba phòng ngủ, một phòng khách, nhà tắm và nhà bếp. Má và dì út Mỹ Ngọc một phòng,Thông và anh trai phòng kia còn phòng còn lại ba chị em Mỹ Ngọc chiếm hữu. Long được cho ở tạm ngoài phòng khách, ngủ trên ghế sofa. Chiều hôm đó sau khi tan học về nhà, mọi người thấy Long chỉ gật đầu chào rồi ai nấy rút vô phòng của mình. Cơm tối xong tình trạng cũng chưa có gì cải tiến cả. Như Quyên sau khi làm bài tập xong ra phòng khách, bật ti vi xem phim hoạt hình.Thấy Long ngồi buồn hiu nó bắt chuyện:
- Thầy nhai gum hông? Gum nầy ngon lắm nè.
Long thấy nó nói chuyện với mình thì mừng lắm nên lắc đầu nói:
- Không ăn đâu, để em ăn cho mau lớn.
Rồi Long tới sát bên nó hỏi nhỏ:
- Chị Ngọc, sao không thấy nói câu nào hết vậy ?
Như Quyên nhún vai không trả lời chỉ dán mắt vào mấy chú vịt trên màn ảnh truyền hình đang cải nhau ổm tỏi.
Hôm sau Thông dắt Long bắt xe bus đi thăm mấy đứa học trò cũ của chàng và những người quen trên đảo, đang sống trong thành phố.
Thuở ấy người tị nạn mới đến thường sống trong khu ổ chuột Tenderloin. Chỉ cần một chuyến xe bus vô thành phố, rồi sau đó thả bộ lòng vòng vài con đường trong thành phố là có thể đến gặp mặt cả chục tên. Trong số những người Long đến thăm hôm nay có Thân Thành Bảo, má nó trước năm 1975 nấu cơm tháng cho Long ăn nhà nó ở tại chợ Xẻo Rô. Thằng nầy được một người Mỹ độc thân bảo trợ cùng với ba người khác, cả bốn sống trong chung cư với hai phòng ngủ rộng lớn. Ông Paul người bảo trợ chi trả tiền nhà và tiền điện nước cho cả bốn người, còn lại những đứa học trò khác đi vượt biên một mình, năm sáu đứa chúng hùn lại, mướn một phòng ở chung, tụi nó mỗi đêm trải nệm trên thảm ngủ, sáng ra xếp lạị, cất đi để tránh các chủ nhà khó tính phàn nàn. Cuộc sống lúc ban đầu thật là vất vả, kham khổ, người khổ ít, kẻ khổ nhiều, tất cả đều là do số phận hên hay là xui. Vậy thôi .
Chiều hôm nay sau một vòng tham quan trở về Thông mở hộp thư ra, trong đó ngoài một đống giấy quảng cáo còn có lá thư của thím Ba gởi cho Long.
Thông ngạc nhiên hỏi:
- Ai mà biết rõ ông ở đây, để gởi thơ vậy?
- À, đó là thím Ba bên Ohio, hồi trước tui công tác ở Kinh Dài nên quen, lên đảo mới gặp lại sau nầy. Bả qua trước tui gần hai tháng, còn ổng chắc là qua một lượt với ông đó. Hôm còn trong trại Haminton tui có gởi thư thông báo với bả, là tôi đã tới Mỹ rồi, chắc là gia đình bên đó nhận được thư nên mới hồi âm lại.
Long mở thư ra đọc, trong đó có một cái Money order ba trăm mỹ kim. Thông kêu lên:
- Chúa ơi! Bà nầy cũng chơi sang dữ ta. Nhưng mà bả viết gì trong đó vậy?
- Không có gì, bả rủ tôi qua đó ở, nhưng sợ tôi không tiền mua vé máy bay nên gởi qua cho vậy thôi.
- Rồi ông tính sao? Bên đó lạnh lắm đó nghen.
Long cười buồn trả lời:
- Tôi biết chớ, bắc Mỹ lạnh thấu xương mà, tôi có học đia lý qua rồi nên cũng hiểu sơ sơ.
- Biết sao còn muốn đi?
- Ai nói với ông, tôi muốn đi qua bên đó vậy?
- Thì tại tui thấy người ta gởi tiền cho ông mua vé máy bay nên đoán vậy thôi mà.
Long cười nói:
- Tôi chỉ thông báo mình tới nhà ông thôi, còn chuyện ổng, bả gởi tiền vé là để dụ tôi. Ổng còn nói trong thư là, qua bên đó, đi học chương trình CETA gì đó, người ta trả lương ba đồng mười xu một giờ, ngoài ra buổi tối có thể đi làm thêm cũng dễ dàng lắm.
Tối hôm đó má Mỹ Ngọc kêu Long lại nói:
- Hôm nay tôi có nhờ vài người quen tìm chỗ ở cho thầy rồi, chắc ít hôm thôi người ta sẽ trả lời, chứ ở chung như vầy thì không được đâu.
Thật ra Long chưa bao giờ có ý định ở chung nhà với Mỹ Ngọc, nhưng mà hai hôm nay thấy thái độ của gia đình nàng, chàng chán nản vô cùng nên buộc miệng nói:
- Chắc không cần tìm nhà đâu, ngày mai con đi Ohio ở rồi.
Bà ta mừng rỡ.
- Thiệt sao? Vậy để tôi nấu ít đồ cho thầy đem theo lên xe ăn.
Long gượng cười.
- Không cần đâu Ý, con mua ít cái bánh ú bỏ theo ăn là được rồi.
Sáng hôm sau Long và Thông bắt xe bus ra bến xe Grayhound mua vé đi thành phố Cincinnati thuộc tiểu bang Ohio.
Grayhound là hãng xe đò lớn nhứt nước Mỹ lúc ấy, nó đưa khách tới tất cả các thành phố trên nước Mỹ. Có lẽ định mệnh đã an bài sẵn, cho nên khi đến phòng vé, người bán vé khuyên Long nên mua loại vé đi vòng quanh nước Mỹ, vé nầy được sử dụng trong vòng một năm, mà chỉ có 99 đô thôi .
Thông còn xin một cái bản đồ xe bus toàn nước Mỹ. Long từ giả Thông, hai người bắt tay nhau, như vẫn còn chút lưu luyến. Thông nói:
- Ông qua bên đó nếu thấy làm ăn được thì hú tui một tiếng, ở bên nầy tui cũng chán lắm, không thấy đứa nào chơi được.
Long cười buồn:
- Duyên số mà, biết đâu được, nếu là duyên thế nào tụi mình cũng gặp lại.
Rồi Long bắt tay từ giả lần nữa mới leo lên xe, chờ giờ khởi hành đi Ohio
Thật là:
Gặp lại làm chi quá ngỡ ngàng?
Để lòng chợt thấy thật xốn xang
Mình ta đơn lẻ, nằm ôm gối
Em chả có màn, đến hỏi han
Giận đời, anh buộc phải đi hoang
Tình nghĩa ngày xưa gởi lại nàng
Thế thái nhân tình anh chẳng biết
Chỉ biết tim mình sắp vở tan
(Cón tiếp... Xin xem tiếp kỳ 18 )
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét