Truyện ngắn của Tú Lan Thanh
Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa.
Dù bàn tay năm ngón của em, nó có búp măng, có suông đuộc, có ngà ngọc hay là bàn tay của em nó sần sùi, chay lì, gân guốc thì em vẫn kiêu sa. Một câu tán tỉnh rất thần sầu, không nàng nào nở lòng rụt bàn tay lại để chàng phải hụt hẩng. Chàng nào rớ được bàn tay búp măng, chắc chắn sẽ hảnh diện với bạn bè, với bàng quang thiên hạ; nhưng ngặt một nổi muốn cho nàng lúc nào cũng kiêu sa thì chàng phải giử cho bàn tay của nàng lúc nào cũng búp măng nghĩa là phải nâng như nâng trứng, phải hứng như hứng hoa. Ngược lại, chàng nào rớ được bàn tay chay lì, gân guốc mà vẫn cho rằng nàng lúc nào cũng kiêu sa, chắc chắn được nàng nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Thử hỏi nên chọn bàn tay nào? Bàn tay búp măng thuộc hàng vương phi, hoàng hậu, tiểu thư khuê các, ít khi động tới móng tay. Còn bàn tay gân guốc, chay lì như trong câu chuyện " Bàn Tay Của Mẹ", một bà mẹ đã tảo tần nuôi đứa con trai ăn học đến khi thành tài. Sau đó, đứa con cầm bàn tay của mẹ rồi nhìn bàn tay của mình mà bấc giác nhỏ hai hàng lệ cảm thương cho sự nhọc nhằn, sức chịu đựng của mẹ bấy lâu nay.
Thôi thì bàn tay ngà ngọc hãy dành riêng cho những chàng trai sẵn lòng cộng khổ làm bà mẹ có bàn tay chay lì.
Hồi nhỏ học môn Cách Trí có câu: thân thể người ta chia làm 3 phần:
- Đầu, mình và tay chân.
Tay có bàn tay và 5 ngón có tên hẳn hòi: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út. Ai học chương trình Pháp đều biết bài " Ma Main".
Voici ma main
Elle a cinq doigts
En voici deux, en voici trois
...........................
Lên trả bài nầy học trò phải đưa bàn tay lên rồi nói:
Đây là bàn tay của tôi
Nó có 5 ngón
Đây là 2 ngón, đây là ba ngón......
Học trò miền Nam lúc đó đa số có tính mắc cở, nhác hít; trả bài đọc làu làu như ăn cháo thì được; còn vừa trả bài, vừa biểu diễn nó lọng cọng, nó ấp a ấp úng, đưa tay ra thì quên chữ, đọc chữ thi quên đưa tay ra...nên cả lớp được một trận cười vui vẻ
Bàn chân cũng có 5 ngón nhưng chỉ có một ngón có tên, đó là "Ngón cẳng cái" còn mấy ngón kia thuộc hàng vô danh tiểu tốt. Có người giải thích rằng khi người ta đi, chạy, nhảy thì ngón cái luôn luôn làm chuẩn tạo sức đẩy đưa thân thể con người đi tới, còn mấy ngón kia chỉ phụ để giử thăng bằng không có nhiệm vụ rõ rệt cho từng ngón nên không cần đặt tên.
Thật là bất công, cùng là tứ chi nhưng văn nhân, thi sĩ thường ca tụng bàn tay, bao nhiêu mỹ từ đều dành cho bàn tay; còn bàn chân hoạ hoằng chăng chỉ một vài thi sĩ gắn cho một mỹ danh là gót sen, mà gót sen là cái gót như thế nào chưa thấy ai giải thích.
Cũng thật là bất công, mỹ từ dành cho bàn tay đều thuộc về phái nữ; còn bàn tay của phái nam toàn là những "xú từ" như bàn tay sắt đá, bàn tay đẩm máu, bàn tay vũ phu...Nói cho oai chớ bàn tay sắt đá cách mấy, đẩm máu cách mấy, vũ phu cách mấy khi mà gặp bàn tay ngà ngọc thì những bàn tay nầy bổng nhiên trở thành yểu điệu thục nữ, nếu không muốn nói nó mềm nhũng như con chi chi....
Như vậy trong tứ chi, hai bàn tay quan trọng hơn hai bàn chân. Đám hỏi theo phong tục của chúng ta là gia đình bên đàng trai đem trầu cau qua nhà gia đình đàng gái dạm hỏi con gái người ta cho con trai mình. Còn mấy ông Tây, cái đám hỏi nầy có tên là xin cái bàn tay" (demander la main) của cô gái mình yêu. Xin được bàn tay nầy rồi là mấy ông Tây bắt đầu thấy thảm, bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa mà...
Thuở mới bắt đầu biết yêu, buổi hẹn hò đầu tiên rất khó quên. Đi cạnh bên mà lòng hồi họp, trái tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, hai tay như thừa thải, miệng muốn nói nhưng không ra lời. Chàng như vậy mà nàng cũng thế, tay đưa ra tính nắm rồi chần chừ rụt tay lại, tái diễn nhiều lần rồi hai bàn tay cũng nắm lấy nhau, bứt không đứt, rứt không rời. Chính hai bàn tay đã nối nhịp cho hai con tim.
Bắt tay là tỏ dấu thân thiện tỏ dấu vui mừng, đôi khi bắt tay là xoá tan hận thù. Ngày xưa theo quan niệm Khổng Tử trai gái không được gần nhau "nam nữ thụ thụ bất thân". Muốn nói chuyện với nhau phải đứng cách xa nhau chớ nói gì là bắt tay nhau như trai gái bây giờ. Thế mà có một chuyện vừa mới xảy ra ở Thuỵ Sĩ giống như truyện trai gái thời Khổng Tử..
Một gia đình gốc Trung Đông được Thuỵ Sĩ cho định cư. Một đứa con được sinh ra và được đi học ở một trường của Thuỵ Sĩ. Đứa con sinh ra ở Thuỵ Sĩ, việc nhập Quốc Tịch chỉ là một việc hợp thức hoá, một thủ tục mà thôi. Thế mà trong ngày tuyên thệ nhập quốc tịch, các thầy cô đến bắt tay chúc mừng đứa học trò thì bị từ chối với lý do theo một điều lệ Tôn giáo của họ nam nữ không cùng họ hàng quyến thuộc, không được bắt tay. Quan toà biết được chuyện nầy đình chỉ liền tức khắc lễ tuyên thệ nhập tịch của đứa học trò với quan điểm: bắt tay là tỏ dấu thân thiện, một cử chỉ văn minh, một sự chấp nhận nhập cuộc vào đời sống đất nước đã nhận họ.
Bàn tay 5 ngón, mỗi ngón có một nhiệm vụ riêng
Ngón cái là ngón ngắn nhứt và cũng là ngón lớn nhứt, mạnh nhứt. Mỗi khi cầm một vật gì, ngón cái làm trụ như một gọng kềm giử chặt đồ vật cùng với mấy ngón kia. Các lực sĩ khi đạt được thành tích tối cao thường đưa ngón cái lên để chứng tỏ ta là số một không ai hơn. Cho nên ngón cái tượng trưng cho sức mạnh, trong các phim chưởng chúng ta thường thấy các chưởng môn đeo một chiếc nhẫn cẩm thạch to tổ bố ở ngón tay cái, đó là chiếc nhẫn chưởng môn.
Ngón trỏ, ngón của quyền lực. Ngón nầy lão Đổ Nam Trung hay dùng. Muốn sai ai, người ta dùng ngón trỏ chỉ ngay người đó. Thấy nàng nào mang nhẫn ngón trỏ, các chàng hãy mau mau tránh xa, kẻo mang hoạ vào thân.
Muốn trở thành thống soái ba quân phải có đầy đủ tính chất của ngón cái và ngón trỏ.
Ngón giữa là ngón dài nhứt, bốn ngón kia cố vươn lên cho bằng ngón giữa nhưng không cách nào được. Nên ngón giữa tượng trưng cho sự cầu tiến. Thấy chàng nào mang nhẫn ngón giữa, các nàng nên yên chí....
Ngón áp út, ngón của tình yêu lứa đôi. Theo y học, ngón áp út có mạch máu chạy thẳng vào động mạch của tim, cho nên người ta đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên tay trái vì tay trái gần tim.
Ngón út như tên đã đặt là ngón nhỏ nhứt, ngón của sự yếu đuối. Ngón út lẻ loi ở chót không có chỗ dựa hai bên, nên ai đeo nhẩn ở ngón út chứng tỏ tui không có ai bên cạnh, hãy nhảy vô tấn công đi....
Ngoài những đặc tính trên, năm ngón tay còn tượng trưng cho các thành viên của một gia đình.
Ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, Ngón giữa chính là bạn, ngón áp út tượng trưng hiền thê của bạn và ngón út tương trưng cho con cái của bạn.
Bây giờ bạn hãy chấp hai bàn tay của bạn lại rồi gập hai ngón giữa xuống phía dưới gần sát bên nhau (không chạm vào nhau), xong bạn chống đầu mấy ngón tay còn lại với nhau. Bạn từ từ tách hai ngón cái ra, rồi ngón trỏ, kế đó ngón giữa và sau chót là ngón út, bạn thấy tách mấy ngón nầy ra một cách dễ dàng. Đó là vì cha mẹ của bạn sẽ ra đi không sống đời ở kiếp với bạn được, anh em của bạn khi lập gia đình họ sẽ ra riêng, con cái của bạn rồi cũng xa bạn để lập cuộc sống riêng tư.
Còn ngón áp út, bạn sẽ ngạc nhiên không thể nào tách rời chúng ra được đó là vì bạn và người bạn đời của bạn một khi đã đến với nhau thì dù cho bao nhiêu cay đắng, ngọt bùi, bao nhiêu bảo táp phong ba phủ đến, dù cho tất cả những người xung quanh đã bỏ ra đi thì hai người vẫn gắn bó với nhau, không bao giờ tách rời ra được.
Một điều nữa, hai bàn tay chấp vào nhau để trước ngực là biểu hiện của sự linh thiêng. Năm cũ sắp hết, chúng ta hãy chấp tay lại khấn cho cộng đồng Tha Hương năm mới được:
AN KHANG- THỊNH VƯỢNG.
TÚ LAN THANH
Bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa.
Dù bàn tay năm ngón của em, nó có búp măng, có suông đuộc, có ngà ngọc hay là bàn tay của em nó sần sùi, chay lì, gân guốc thì em vẫn kiêu sa. Một câu tán tỉnh rất thần sầu, không nàng nào nở lòng rụt bàn tay lại để chàng phải hụt hẩng. Chàng nào rớ được bàn tay búp măng, chắc chắn sẽ hảnh diện với bạn bè, với bàng quang thiên hạ; nhưng ngặt một nổi muốn cho nàng lúc nào cũng kiêu sa thì chàng phải giử cho bàn tay của nàng lúc nào cũng búp măng nghĩa là phải nâng như nâng trứng, phải hứng như hứng hoa. Ngược lại, chàng nào rớ được bàn tay chay lì, gân guốc mà vẫn cho rằng nàng lúc nào cũng kiêu sa, chắc chắn được nàng nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Thử hỏi nên chọn bàn tay nào? Bàn tay búp măng thuộc hàng vương phi, hoàng hậu, tiểu thư khuê các, ít khi động tới móng tay. Còn bàn tay gân guốc, chay lì như trong câu chuyện " Bàn Tay Của Mẹ", một bà mẹ đã tảo tần nuôi đứa con trai ăn học đến khi thành tài. Sau đó, đứa con cầm bàn tay của mẹ rồi nhìn bàn tay của mình mà bấc giác nhỏ hai hàng lệ cảm thương cho sự nhọc nhằn, sức chịu đựng của mẹ bấy lâu nay.
Thôi thì bàn tay ngà ngọc hãy dành riêng cho những chàng trai sẵn lòng cộng khổ làm bà mẹ có bàn tay chay lì.
Hồi nhỏ học môn Cách Trí có câu: thân thể người ta chia làm 3 phần:
- Đầu, mình và tay chân.
Tay có bàn tay và 5 ngón có tên hẳn hòi: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út và ngón út. Ai học chương trình Pháp đều biết bài " Ma Main".
Voici ma main
Elle a cinq doigts
En voici deux, en voici trois
...........................
Lên trả bài nầy học trò phải đưa bàn tay lên rồi nói:
Đây là bàn tay của tôi
Nó có 5 ngón
Đây là 2 ngón, đây là ba ngón......
Học trò miền Nam lúc đó đa số có tính mắc cở, nhác hít; trả bài đọc làu làu như ăn cháo thì được; còn vừa trả bài, vừa biểu diễn nó lọng cọng, nó ấp a ấp úng, đưa tay ra thì quên chữ, đọc chữ thi quên đưa tay ra...nên cả lớp được một trận cười vui vẻ
Bàn chân cũng có 5 ngón nhưng chỉ có một ngón có tên, đó là "Ngón cẳng cái" còn mấy ngón kia thuộc hàng vô danh tiểu tốt. Có người giải thích rằng khi người ta đi, chạy, nhảy thì ngón cái luôn luôn làm chuẩn tạo sức đẩy đưa thân thể con người đi tới, còn mấy ngón kia chỉ phụ để giử thăng bằng không có nhiệm vụ rõ rệt cho từng ngón nên không cần đặt tên.
Thật là bất công, cùng là tứ chi nhưng văn nhân, thi sĩ thường ca tụng bàn tay, bao nhiêu mỹ từ đều dành cho bàn tay; còn bàn chân hoạ hoằng chăng chỉ một vài thi sĩ gắn cho một mỹ danh là gót sen, mà gót sen là cái gót như thế nào chưa thấy ai giải thích.
Cũng thật là bất công, mỹ từ dành cho bàn tay đều thuộc về phái nữ; còn bàn tay của phái nam toàn là những "xú từ" như bàn tay sắt đá, bàn tay đẩm máu, bàn tay vũ phu...Nói cho oai chớ bàn tay sắt đá cách mấy, đẩm máu cách mấy, vũ phu cách mấy khi mà gặp bàn tay ngà ngọc thì những bàn tay nầy bổng nhiên trở thành yểu điệu thục nữ, nếu không muốn nói nó mềm nhũng như con chi chi....
Như vậy trong tứ chi, hai bàn tay quan trọng hơn hai bàn chân. Đám hỏi theo phong tục của chúng ta là gia đình bên đàng trai đem trầu cau qua nhà gia đình đàng gái dạm hỏi con gái người ta cho con trai mình. Còn mấy ông Tây, cái đám hỏi nầy có tên là xin cái bàn tay" (demander la main) của cô gái mình yêu. Xin được bàn tay nầy rồi là mấy ông Tây bắt đầu thấy thảm, bàn tay năm ngón em vẫn kiêu sa mà...
Thuở mới bắt đầu biết yêu, buổi hẹn hò đầu tiên rất khó quên. Đi cạnh bên mà lòng hồi họp, trái tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, hai tay như thừa thải, miệng muốn nói nhưng không ra lời. Chàng như vậy mà nàng cũng thế, tay đưa ra tính nắm rồi chần chừ rụt tay lại, tái diễn nhiều lần rồi hai bàn tay cũng nắm lấy nhau, bứt không đứt, rứt không rời. Chính hai bàn tay đã nối nhịp cho hai con tim.
Bắt tay là tỏ dấu thân thiện tỏ dấu vui mừng, đôi khi bắt tay là xoá tan hận thù. Ngày xưa theo quan niệm Khổng Tử trai gái không được gần nhau "nam nữ thụ thụ bất thân". Muốn nói chuyện với nhau phải đứng cách xa nhau chớ nói gì là bắt tay nhau như trai gái bây giờ. Thế mà có một chuyện vừa mới xảy ra ở Thuỵ Sĩ giống như truyện trai gái thời Khổng Tử..
Một gia đình gốc Trung Đông được Thuỵ Sĩ cho định cư. Một đứa con được sinh ra và được đi học ở một trường của Thuỵ Sĩ. Đứa con sinh ra ở Thuỵ Sĩ, việc nhập Quốc Tịch chỉ là một việc hợp thức hoá, một thủ tục mà thôi. Thế mà trong ngày tuyên thệ nhập quốc tịch, các thầy cô đến bắt tay chúc mừng đứa học trò thì bị từ chối với lý do theo một điều lệ Tôn giáo của họ nam nữ không cùng họ hàng quyến thuộc, không được bắt tay. Quan toà biết được chuyện nầy đình chỉ liền tức khắc lễ tuyên thệ nhập tịch của đứa học trò với quan điểm: bắt tay là tỏ dấu thân thiện, một cử chỉ văn minh, một sự chấp nhận nhập cuộc vào đời sống đất nước đã nhận họ.
Bàn tay 5 ngón, mỗi ngón có một nhiệm vụ riêng
Ngón cái là ngón ngắn nhứt và cũng là ngón lớn nhứt, mạnh nhứt. Mỗi khi cầm một vật gì, ngón cái làm trụ như một gọng kềm giử chặt đồ vật cùng với mấy ngón kia. Các lực sĩ khi đạt được thành tích tối cao thường đưa ngón cái lên để chứng tỏ ta là số một không ai hơn. Cho nên ngón cái tượng trưng cho sức mạnh, trong các phim chưởng chúng ta thường thấy các chưởng môn đeo một chiếc nhẫn cẩm thạch to tổ bố ở ngón tay cái, đó là chiếc nhẫn chưởng môn.
Ngón trỏ, ngón của quyền lực. Ngón nầy lão Đổ Nam Trung hay dùng. Muốn sai ai, người ta dùng ngón trỏ chỉ ngay người đó. Thấy nàng nào mang nhẫn ngón trỏ, các chàng hãy mau mau tránh xa, kẻo mang hoạ vào thân.
Muốn trở thành thống soái ba quân phải có đầy đủ tính chất của ngón cái và ngón trỏ.
Ngón giữa là ngón dài nhứt, bốn ngón kia cố vươn lên cho bằng ngón giữa nhưng không cách nào được. Nên ngón giữa tượng trưng cho sự cầu tiến. Thấy chàng nào mang nhẫn ngón giữa, các nàng nên yên chí....
Ngón áp út, ngón của tình yêu lứa đôi. Theo y học, ngón áp út có mạch máu chạy thẳng vào động mạch của tim, cho nên người ta đeo nhẫn cưới ở ngón áp út bên tay trái vì tay trái gần tim.
Ngón út như tên đã đặt là ngón nhỏ nhứt, ngón của sự yếu đuối. Ngón út lẻ loi ở chót không có chỗ dựa hai bên, nên ai đeo nhẩn ở ngón út chứng tỏ tui không có ai bên cạnh, hãy nhảy vô tấn công đi....
Ngoài những đặc tính trên, năm ngón tay còn tượng trưng cho các thành viên của một gia đình.
Ngón cái tượng trưng cho cha mẹ, ngón trỏ tượng trưng cho anh em, Ngón giữa chính là bạn, ngón áp út tượng trưng hiền thê của bạn và ngón út tương trưng cho con cái của bạn.
Bây giờ bạn hãy chấp hai bàn tay của bạn lại rồi gập hai ngón giữa xuống phía dưới gần sát bên nhau (không chạm vào nhau), xong bạn chống đầu mấy ngón tay còn lại với nhau. Bạn từ từ tách hai ngón cái ra, rồi ngón trỏ, kế đó ngón giữa và sau chót là ngón út, bạn thấy tách mấy ngón nầy ra một cách dễ dàng. Đó là vì cha mẹ của bạn sẽ ra đi không sống đời ở kiếp với bạn được, anh em của bạn khi lập gia đình họ sẽ ra riêng, con cái của bạn rồi cũng xa bạn để lập cuộc sống riêng tư.
Còn ngón áp út, bạn sẽ ngạc nhiên không thể nào tách rời chúng ra được đó là vì bạn và người bạn đời của bạn một khi đã đến với nhau thì dù cho bao nhiêu cay đắng, ngọt bùi, bao nhiêu bảo táp phong ba phủ đến, dù cho tất cả những người xung quanh đã bỏ ra đi thì hai người vẫn gắn bó với nhau, không bao giờ tách rời ra được.
Một điều nữa, hai bàn tay chấp vào nhau để trước ngực là biểu hiện của sự linh thiêng. Năm cũ sắp hết, chúng ta hãy chấp tay lại khấn cho cộng đồng Tha Hương năm mới được:
AN KHANG- THỊNH VƯỢNG.
TÚ LAN THANH
Bàn tay năm ngón còn đâu.
Trả lờiXóaBàn tay năm ngón thon dài
Cớ sao nở để em cày bấy lâu?
Khi xưa mẹ bắt mần dâu
Vượt biên cày tới bù đầu hết trơn
Khi xưa móng đẹp em sơn
Bây giờ trụi móng còn hơn người cùi
Vậy mà gẩm lại cũng vui
Việc nhà việc sở lui cui làm hoài
Cũng do bởi tại thương ai
Bàn tay năm ngón thon dài còn đâu???