Truyện ngắn của Lanh Nguyễn
Đang nằm mơ thấy đi tát đìa bắt cá với cô Út Hường. Thưởng bỗng nghe nhiều tiếng động bụp, bùm, bum...
Mới đầu thì ở phía bên trái, rồi sang qua phía phải, lúc sau thì dồn dập không còn phân biệt ở bên nào nữa, nó quay ra tìm Long định hỏi thì không thấy bạn mình đâu,Thưởng hoảng hồn kêu hai đứa kia dậy:
- Thức dậy, thức dậy đi có chuyện gì rồi kìa, người ta báo động rân trời, còn thằng Long chạy đâu mất cũng không biết.
Phú vẫn còn ngáy ngủ giọng nhừa nhựa trả lời:
- Có chuyện gì đâu chắc là người ta đang quết bánh phồng ăn Tết đó thôi.
- Vậy mình đi coi cho biết đi.
Phú vẫn còn nửa say nửa tỉnh nó không mở mắt nổi nên lầu bầu nói:
- Muốn coi thì hai thằng mầy đi coi đi, còn tao thì phải ngủ tiếp.
Vừa lúc đó thì có tiếng thằng Tài nói chuyện phía ngoài lu nước:
- Nửa đêm mầy tháo mấy cánh cửa làm gì dzậy? Đi phụ quết bánh phồng với tao đi.
Long trả lời:
- Tao phải quét dọn chùi rửa nhà cửa cho ổng bả chứ lát trưa dẫn tụi nó đi coi tát đìa tới chiều tối mới về, ngày mai 28 Tết rồi mà năm nay không có ngày 30 thì sợ làm không kịp.Thôi mầy đi đi, sẵn rủ tụi nó theo chơi cho biết.
- Nhưng mầy không đi tao biết phụ nhà nào đây?
- Sao mầy lèn èn quá vậy? Năm nào mầy với thằng Hùng cũng đi bây giờ còn hỏi tao là sao? Nhà nào không có thanh niên thì tới phụ mấy ông già mà quết bánh, còn nhà nào không có con gái thì mấy nàng đến phụ mấy bà già cán bánh, không lẽ mầy muốn đi cán bánh sao hỏi tao kỳ vậy? À! Hay là mầy dẫn ba thằng nó qua nhà Tư Lệ đi, cho tụi nó thèm nhỏ nước miếng chơi. Ba chị em nhà đó cũng chiến lắm.
Tài cười hì hì:
- Mầy không sợ ba chị em nó mê mấy anh chàng ở chợ sao? Kêu làm việc gì không kêu chỉ biết xúi dại thôi.
Long cười lớn hỏi lại:
- Ba chị em nó mầy mê đứa nào vậy? Hay là khoái hết một chùm hoa?
- Mắc dịch mầy. Chuyện gì cũng tại mầy hết. Một đứa tao còn cua chưa được nói chi tới hoa chùm hay là hoa bụi. Tụi nó nói tao chết nhát, chặt mấy ngón tay để trốn lính nên không đứa nào thèm.
Long giựt mình phân trần:
- Sao mầy không nói ba ngón tay của mầy bị tao chặt. Vì hôm mầy bị rắn hổ cắn tao lính quýnh quá, chặt có ngón trỏ mà không dè vớt luôn hai ngón kia. Ê! Nhưng mà nhờ vậy nên máu độc ra hết mầy mới còn sống, chứ biết đâu chừng không vớt hết ba ngón đố ai biết nó mổ mầy trúng ngón nào mà chặt? Rồi chậm tay bị nọc chạy vô tim chết mất mạng còn đâu mà cằn nhằn.Thôi! Buồn làm gì? Hôm nào có dịp tao thanh minh thanh nga cho mầy...
Nói thiệt với các bồ chuyện quết bánh phồng tui không rành mấy, hai thằng bạn kế nhà thì năm nào cũng đi phụ lòng vòng trong xóm, có nhà thì ngày 20 là đã bắt đầu quết bánh rồi, làm tới 27 hay 28 Tết thì sau đó không còn ai quết bánh nữa. Chuyện ngâm nếp có trộn đường hay bột nổi vô bao nhiêu tui cũng dốt đặc. Tui chỉ biết lơ mơ khi quết bánh thì hai thằng phải nhanh tay và đều nhau, một chày nện xuống thì chày của đứa kia giơ lên trời cứ như thế mà thay phiên nhau cho đến khi nếp nhuyễn thành bột rồi các bà nội trợ đem lên, thi nhau vò cục tròn cán dẹp ra đem phơi khô trên những manh chiếu mới, nếu là chiếu cũ thì được giặt sạch sẽ...Vì thế tui mới bán cái 3 thằng bạn qua cho thằng Tài dẫn đi xem quết bánh phồng nhà Tư Lệ.
Chuyện bốn thằng nó đi chơi như thế nào tui không biết, cũng quên hỏi lại, vì tui bận phải lo sửa soạn chùi rửa mấy cánh cửa nhà, quét dọn lau bàn thờ ông bà, năm nào rảnh thì sơn phết chút đỉnh...
Bốn đứa nó đi coi quết bánh tới mặt trời lên hơn một sào mới về tới nhà, tui đã làm xong bổn phận còn chuyện mua trái cây chưng cúng là của má tui lo.Tui định kêu tụi nó xuống ghe qua chợ uống cà phê ăn sáng rồi theo Út Hường đi xem tát đìa bắt cá ăn Tết, nhưng thằng Thưởng đề nghị:
- Hay là đi đò chơi cho biết đi. Nghe nói thường thường mấy cô lái đò ở quê đẹp lắm mà, tụi tao muốn coi thử xem Út Hường, Tư Lệ, Năm Tú, Út Nga so với cô lái đò ai đẹp hơn...
Thằng Tài trả lời:
- Ai đẹp hơn thì tui hổng biết, nhưng mỗi người có một nét độc đáo khác nhau, có điều tụi tui không dám nghĩ tới chuyện ghẹo hai chị em cô lái đò.
- Sao vậy? Sợ bị người ta đánh hả?
- Không phải! Hai cô đó nhiều người mê quá mình rớ vô làm gì cho uổng công mà không được việc gì hết.
Từ nhà Long đến bến đò, qua chợ Mong Thọ chừng 300 mét. Nhà trên bờ sông cái nầy cách cái kia không xa mấy, lúc tối chỉ lo chài cá mà cũng tại trời tối nên không để ý.
Năm nay người ta đa số đã thu hoạch lúa xong hết rồi nên quởn lắm, nhà nào cũng đang quét dọn sửa sang chưng bày để đón Tết. Mới qua khỏi nhà thằng Tài thì mấy đứa con nít kéo theo rần rần, chắc tại hồi tối tụi nhỏ không nhìn mặt kỷ nên bây giờ chạy theo cho biết mặt anh hùng. Người lớn thì gặp Long ai cũng có một câu quen quen:
- Con về nhà ăn Tết hả? Về hồi nào vậy?
Còn Long cũng thuộc lòng câu.
- Dạ! Con về chiều hôm qua cùng với 3 đứa bạn...
Hai chị em cô lái đò không phải là dân cố cựu ở Mong Thọ hai cô nghe nói đến từ trong vùng quê Gò Quao hay Vị Thanh, cùng hàng chục gia đình khác trong đó có gia đình Tư Lệ, đó là vào khoản năm 1969 lúc mà chiến trường ở những vùng trong vô cùng sôi động...
Vừa bước lên bờ là thằng Phú phê bình liền:
- Cô lái đò cũng thường thôi mà, không có nét gì ác đạn, độc đáo cả. Vậy mà hồi nảy anh Tài khen quá trời làm tui tưởng thiệt.
- Mầy không nhận thấy nét đặc biệt à? Long hỏi.
Cả ba thằng đồng thanh lên tiếng:
- Đặt sệt thì thấy chứ đặc biệt thì không.
Long cười cười nhắc lại lời cô lái:
- Anh gì ơi! Làm ơn ngồi xuống dùm em, đứng lên coi chừng té lật chìm ghe đó. Anh Tài ngồi trước mũi ghe lấy dầm móc phụ dùm em cho mau đi... tụi mầy nghe chưa? Giọng nói của cô lái đò đúng là ngọt như đường cát, mát như đường phèn mà "ngọt mật thì chết ruồi" cho nên thằng Tài không dám rớ vô là đúng bon rồi.
Chợ Mong Thọ lúc đó nhiều người gọi là khu chợ "chòm hõm". Tuy là nó có nhà lồng chợ cũng lớn, nằm ở phía sau cách mặt lộ đá khá xa nhưng không có ai bày hàng bán cả, thiên hạ chỉ đem hàng ra bày đầy hết hai bên lề đường từ lộ đá trở vô, đủ cả mặt hàng nằm lộn xộn với nhau, ai tới trước ngồi phía trước, ai tới sau ngồi kế đó, không phân biệt hay là chia ra nhiều khu theo từng mặt hàng như ở ngoài chợ lớn.
Quán cà phê của cô Út A nằm ngoài bìa, trước cửa quán có hàng bún cá của bà Ba Thành nằm bên phải, còn bên trái là xe bánh mì thịt của cô Hai Hoa.
Năm người đến vào giờ đó, chợ sắp tan nên quán hơi vắng khách còn tới mấy cái bàn trống. Cô Út lên tiếng hỏi:
- Bạn của con hả? À! Mà sao năm nay anh chị Hai lại không bán hàng Tết vậy?
- Dạ! Chắc tại không có ai phụ ruộng nương nên làm không kịp, cho nên ba má con mới bỏ bán hàng Tết chỉ lo làm ruộng không thôi. Năm nay cô dượng bán khá không vậy?
Cô Út nầy hỏi cho có hỏi chứ không quan tâm đến câu trả lời như thế nào, chỉ lo tiếp tục nói tiếp ý của mình thôi:
- Tết năm nay con cũng không qua chợ bán hàng nữa, tụi nó nhắc con quá chừng.
Thằng Tài vọt miệng hỏi lại:
- Ai mà nhắc nó vậy cô Út .
Cô Út A chưa kịp trả lời thì cô Xuyến con gái bà chủ sạp bán bún bước vô với nụ cười tươi hỏi:
- Mấy anh ăn bún cá nghen? Hôm nay em làm đặc biệt cho.
Thưởng hớt nhanh:
- Làm tô bún đặc biệt mà có tính tiền đặc biệt không vậy cô chủ?
Người đẹp nhoẽn miệng cười duyên nói nhỏ:
- Nếu khi dẹp tô tính tiền mà má em không có ở đây em không lấy tiền còn được nói chi là tính giá đặc biệt.
Cô bán bún mời chưa xong thì cô Hoa bán bánh mì bước vào:
- Ăn bánh mì đi mấy anh, tiếp dùm em đi mấy ngày nay học trò nghỉ học, bán ế quá, giờ nầy còn nhóc luôn chắc chiều nay nhà em phải ăn bánh mì trừ cơm rồi.
Năm đứa còn lưỡng lự chưa biết kêu thứ nào thì cô Út nói:
- Thì hai đứa nó nhắc con chứ còn ai vô đây? Mà mấy đứa uống gì cô làm cho.
Sau khi gọi cà phê, bún xong Long còn kêu đem về 5 ổ bánh mì thịt để trưa ra đồng ăn.
Chuyện con gái miền quê có chút ít nhan sắc thích con trai ở tỉnh thành rất là bình thường cho nên tui không kể cho các bạn nghe chỉ nhắc lại chuyện lạ, thanh niên ở chợ khoái con gái ở quê tui mà thôi.
Bún cá, cà phê chưa kịp trôi xuống dạ dày thì 3 đứa bạn đã hối không kịp thở:
- Về nhà lẹ lẹ đi, cô Út mà đi rồi ai dẫn coi tát đìa bắt cá?
- Thì thằng Tài dắt tụi mầy đi chứ ai vô đây nữa?
Cả 3 thằng cùng hát bài đồng ca:
- Đi với anh Tài thì tụi tao ở nhà, tìm thứ khác chơi vui hơn...
Vậy là 5 thằng tui gấp rút trở về nhà. Vừa bước vô nhà là gặp ngay Út Hường đang tán dóc với cô em:
- Anh Hai đi thăm chị Xuyến hay chị Hoa mà lâu vậy? Út Hường hỏi.
- Thăm chợ, coi chỗ mình ngồi bán hàng ai chiếm, luôn tiện giới thiệu chợ chòm hõm cho tụi bạn xem chơi vậy mà. Nhưng sao em còn ngồi đây. Chừng nào mới đi chở cá về ?
- Ba dặn em qua nói với anh "ba mời mấy người bạn của anh ra ruộng nhậu cá lóc nướng trui ở ngoài đồng" cho biết.
Chi Huyền, Thưởng, Phú khoái tỉ cùng reo lên:
- Vậy có cần thay quần áo không? Hay là cứ mặc đồ nầy mà đi.
- Thay hay không tùy ý tụi bây, còn tao phải mặc đồ dân ruộng coi có phụ được việc gì không, chứ đồ nầy mà xuống sình thì giặt nửa ngày chưa sạch.
Bốn đứa trong những bộ đồ đi ruộng chỉ có Chi Huyền là cùng cở với Long nên nhìn không tức cười mấy, còn hai thằng kia một đứa ốm mà cao cho nên quần không vừa lòi đôi chân khẳng khiêu một khúc, còn thằng kia hơi mập nên quần áo chật cứng nhìn không giống ai, lại chơi thêm ba cái nón lá trên đầu. Vừa từ trong buồng bước ra đã làm cho 2 cô nữ sinh Kiên Thành ôm bụng cười ra nước mắt...
- Bây giờ đi được chưa? Mà đi từ sau nhà anh hay là xuống nhà em? Long hỏi.
- Anh Tỏ đang chờ sau nhà anh tự nảy giờ, thôi mau ra đi không thôi ảnh chờ lâu lại cự nự mất công.
Nhà Út Hường không phải điền chủ nhưng làm rất nhiều ruộng. Ba cô sở hữu trên 100 công tầm cắt. Có một bầy trâu 4 con lớn và 2 con nghé, đào hơn chục cái đìa trên lung chuối nước. Mỗi năm thu hoạch hơn ngàn giạ lúa. Mấy anh chị thì học hết lớp nhất là về nhà lấy chồng lấy vợ tiếp tục sự nghiệp cày bừa, chỉ duy nhất có Út Hường còn đang học lớp 9 trường Kiên Thành Rạch Sỏi, vì thế mà Bác Tám cưng cô ta lắm, ông rất trọng bạn bè của cô, nhứt là Long đã từng dạy kèm cho Út Hường từ khi thi vô Đệ Thất.
Tỏ đang cột hai con trâu đã mang sẵn cộ dưới gốc bụi trâm bầu, nó đang nằm trên cộ hát nghêu ngao bài tân cổ giao duyên "bánh bông lan". Long khều cái chân đen thui của nó nói:
- Ca mùi quá đâu có thua Tấn Tài bao nhiêu. Sao không xin vô đoàn Thanh Minh Thanh Nga mà làm kép chánh đi, ở đây làm chi cho uổng phí giọng ca vàng vậy?
Thằng Tỏ ngồi bật dậy trả lời:
- Anh ngạo em hoài, ca hát cho đời bớt khổ mà cũng hổng yên với anh. Thôi mình đi lẹ lên để còn phụ bắt cá nữa .Bác Tám đi hồi 6 giờ sáng chắc đìa giờ nầy sắp cạn nước rồi.
- Năm nay ai đứng tát sòng gào cho bác Tám mà em bị ra rìa vậy? Long hỏi.
Thằng tư cô le.
- Ủa! Tư ko-le là ai mà sao nghe cái tên lạ hoắt vậy?
Út Hường ôm bụng cười ngất nói:
- Ba em mới làm cái máy bơm nước nhỏ 4 ngựa hiệu ko-le, mấy hôm trước bơm thử để tát cái mương sau hè nó chạy êm lắm tát nước cũng mau. Năm nay đem tát đìa thử vì vậy không ai đứng sòng tát gào hết.
- Cho nên tui bị bỏ ra rìa làm chuyện sai vặt nè. Khổ chưa?
Phú vọt miệng chen vào:
- Anh được đi theo làm vệ sĩ cho người đẹp sướng muốn chết còn than khổ nỗi gì?
Thằng Tỏ cười hồn nhiên trả lời:
- Mấy cô gái con của bác Tám, xóm nhà lá tụi tui đâu có cửa, ổng gả cho dân chợ không hè. Năm rồi chị Tím cũng theo chồng ra Rạch Giá còn cô Út dân có học chắc cũng lấy chồng ở chợ mà thôi...
Út Hường chưa kịp lên tiếng thì Long phân công:
- Em cởi con trâu Pháo kéo cái cộ chở 4 người đi trước, anh cởi con Xe kéo hai cái thùng "tonle" đi sau.
Nói xong Long bắt thằng Tỏ khiêng cái thùng không ra cộ sau rồi leo lên lưng con Xe ngồi chờ. Thằng Tỏ ngồi trên mình con Pháo dùng sợi dây dàm quơ quơ rồi thúc vô hông con Pháo miệng thì la:
- Đi, đi Pháo
Con trâu Pháo giựt mình bước tới kéo cái cộ tre nhanh về phía trước làm 3 thằng bạn ngã nghiêng muốn té nhào trên cộ. Út Hường ôm bụng cười...
Hơn nửa giờ sau đoàn người tới chỗ tát đìa. Mấy người làm công đang lu bu kéo cỏ lên bờ chuẩn bị sẵn sàng chờ nước cạn là xuống bắt cá...
Nói thiệt với các bạn, có lần thằng Tài kể với tui, cô Tím chị Út Hường trước khi đi lấy chồng có nói với nó rẳng: (Là cô ta thích tui lắm nhưng mà chờ hoài hổng thấy tui nói tiếng nào hết, nên đành phải đi lấy chồng, không thôi sợ bị ế. Cổ còn dặn lại cô em cua cho được tui dùm cổ). Hổng biết để trả thù cái tội làm ngơ hay là thằng Tài nói xạo để chọc tui cũng không chừng, vì vậy mà tui muốn thử xem chuyện đó thiệt hay là giả cho nên tạo điều kiện để ba đứa bạn có cơ hội "tán" cô Út. Tụi nó tán ra sao thằng Tỏ thì nghe kỷ lắm để học nằm lòng mà tán đứa khác, còn tui thì không thể kể lại cho các bồ nghe đâu, lỡ mà tụi nó đọc được thì hổng chừng tìm tui để xin tí huyết...
Tui vừa nhảy xuống lưng trâu thì bác Tám tới, sẵn đó tui bèn giới thiệu tên từng đứa bạn.
- Hôm qua tới giờ tụi cháu chơi vui hông? Bác Tám hỏi.
Ba thằng nó dành nhau trả lời một lượt, làm như là chậm một tí thì ông ta không chịu gả con gái cho vậy:
- Dạ! Ở đây chơi vui lắm đó bác. Chắc khi ra trường tụi cháu xin về Rạch Giá luôn.
À! Tui quên kể cho các bạn chuyện đặc biệt nầy. Số là khóa 9 của tụi tui khi thi vô Trường Sư Phạm là đã chọn tỉnh trước rồi. Ba thằng bạn tui đều chọn tỉnh Kiến Phong chỉ có mình "ên" tui là chọn Rạch Giá mà thôi (vì nhà tui ở Rạch Giá mà). Vậy mà tụi nó dám xạo với ông già để lấy lòng, tui thiệt bái phục tụi nó quá sức nhưng cũng ráng làm thinh.
Bốn đứa tụi tui theo bác Tám đến xem người ta đang vét nước của cái đìa sắp cạn.
Cá bổi như sặc, rô, trê, thác lác v..v... đang theo dòng nước nhỏ đổ xuống từng bầy.Thằng Tỏ đã nhảy xuống phụ với một anh khác lấy cái giỏ tre lớn chận hứng, một chút xíu là gần nửa giỏ cá đủ loại, nó lập tức thay cái giỏ khác cứ luân phiên như thế cho đến khi nước cạn. Máy không còn vét được nước nữa mới thôi. Những người làm công đang chuẩn bị chờ lịnh của bác Tám là xuống bắt cá, mấy đứa nhỏ theo bắt hôi cũng sẵn sàng nôn nóng chờ xuống đìa.
Nhìn đám cá lóc xẹt qua xẹt lại ba thằng bạn của tui quýnh lên muốn xuống bắt thử chơi. Chi Huyền đánh bạo tới hỏi:
- Bác cho tụi cháu xuống bắt thử chút chơi được không?
Thằng Tỏ phản đối liền:
- Ý! Hông được đâu. Mấy anh xuống dọc bùn cá lóc chúi hết khó bắt lắm.
Mấy đứa nhỏ theo bắt hôi chắc đang vái thầm:
- Lạy trời cho ông Tám để mấy anh nầy xuống mò cá thì đã cho tụi mình...
Long đinh ninh bác Tám sẽ từ chối, nhưng thật không ngờ ổng chẳng có một chút do dự phán:
- Mấy cháu muốn bắt cá chơi cho vui thì cứ xuống bắt có sao đâu.
Nghe vậy Long hoảng hồn nói:
- Không được đâu bác tụi nó sẽ làm cá chúi hết mất nhiều lắm đó.
Ông Tám cười cười nói:
- Hổng sao. Ba đứa bạn của cháu cứ mặc tình xuống phía trước mà mò bắt cho đã đi còn cháu với thằng Tỏ và bác thì đi ngay giữa mấy người kia đi cập hông chịu khó mò sâu mò kỹ một chút là được mà. Cho dù có sót nhiều hơn mọi khi cũng không sao, lâu, lâu coi như tặng cho tụi nhỏ bắt hôi ăn tết chơi vậy mà.
Bốn cái giỏ không được thẩy xuống cho Út Hường, Chi Huyền, Thưởng và Phú bốn người xuống giữa đìa vừa mò cá vừa giỡn còn chọi sình qua lại tưng bừng khói lửa, xem vui đáo để, bọn nhỏ bắt cá hôi quên cả chuyện xuống đìa mà xúm lại chỉ trỏ cá chạy chỗ nầy cá nhủi chỗ kia y như là ở chợ cá không bằng...
Nói thiệt nghen các bạn ở quê có nhiều việc khác ở chợ lắm. Nếu kể hoài có lẽ nó sẽ biến thành "trường thiên tiểu thuyết" vậy thôi tui tạm dừng ở đây nghen còn chuyện 3 thằng bạn hiền với cô Út bắt được bao nhiêu cá, rồi ăn cá nướng trui ở ruộng ngon như thế nào, tối về nhà xem người ta đến phụ làm mắm cá ra sao hay là chuyện làm heo ăn tết, chia lúa thịt hoặc là đốt pháo "bằng ống trúm bỏ khí đá vô " thì để có dịp khác tui sẽ kể bởi vì bây giờ nhớ chuyện xưa buồn quá nên chịu hổng nổi nữa bởi vì...
Bạn bè mỗi đứa mỗi nơi
Chỉ còn kỷ niệm của thời xa xôi
Cuộc đời dong ruổi nổi trôi
Bao giờ gặp lại? Để thôi mong chờ
Thoạt nghe lại tiếng ầu ơ
Nhớ thôi là nhớ đến bờ ruộng xưa
Đêm nằm nghe lại tiếng mưa
Tưởng là tiếng của người chưa tỏ tình ...
Lanh Nguyễn
Đang nằm mơ thấy đi tát đìa bắt cá với cô Út Hường. Thưởng bỗng nghe nhiều tiếng động bụp, bùm, bum...
Mới đầu thì ở phía bên trái, rồi sang qua phía phải, lúc sau thì dồn dập không còn phân biệt ở bên nào nữa, nó quay ra tìm Long định hỏi thì không thấy bạn mình đâu,Thưởng hoảng hồn kêu hai đứa kia dậy:
- Thức dậy, thức dậy đi có chuyện gì rồi kìa, người ta báo động rân trời, còn thằng Long chạy đâu mất cũng không biết.
Phú vẫn còn ngáy ngủ giọng nhừa nhựa trả lời:
- Có chuyện gì đâu chắc là người ta đang quết bánh phồng ăn Tết đó thôi.
- Vậy mình đi coi cho biết đi.
Phú vẫn còn nửa say nửa tỉnh nó không mở mắt nổi nên lầu bầu nói:
- Muốn coi thì hai thằng mầy đi coi đi, còn tao thì phải ngủ tiếp.
Vừa lúc đó thì có tiếng thằng Tài nói chuyện phía ngoài lu nước:
- Nửa đêm mầy tháo mấy cánh cửa làm gì dzậy? Đi phụ quết bánh phồng với tao đi.
Long trả lời:
- Tao phải quét dọn chùi rửa nhà cửa cho ổng bả chứ lát trưa dẫn tụi nó đi coi tát đìa tới chiều tối mới về, ngày mai 28 Tết rồi mà năm nay không có ngày 30 thì sợ làm không kịp.Thôi mầy đi đi, sẵn rủ tụi nó theo chơi cho biết.
- Nhưng mầy không đi tao biết phụ nhà nào đây?
- Sao mầy lèn èn quá vậy? Năm nào mầy với thằng Hùng cũng đi bây giờ còn hỏi tao là sao? Nhà nào không có thanh niên thì tới phụ mấy ông già mà quết bánh, còn nhà nào không có con gái thì mấy nàng đến phụ mấy bà già cán bánh, không lẽ mầy muốn đi cán bánh sao hỏi tao kỳ vậy? À! Hay là mầy dẫn ba thằng nó qua nhà Tư Lệ đi, cho tụi nó thèm nhỏ nước miếng chơi. Ba chị em nhà đó cũng chiến lắm.
Tài cười hì hì:
- Mầy không sợ ba chị em nó mê mấy anh chàng ở chợ sao? Kêu làm việc gì không kêu chỉ biết xúi dại thôi.
Long cười lớn hỏi lại:
- Ba chị em nó mầy mê đứa nào vậy? Hay là khoái hết một chùm hoa?
- Mắc dịch mầy. Chuyện gì cũng tại mầy hết. Một đứa tao còn cua chưa được nói chi tới hoa chùm hay là hoa bụi. Tụi nó nói tao chết nhát, chặt mấy ngón tay để trốn lính nên không đứa nào thèm.
Long giựt mình phân trần:
- Sao mầy không nói ba ngón tay của mầy bị tao chặt. Vì hôm mầy bị rắn hổ cắn tao lính quýnh quá, chặt có ngón trỏ mà không dè vớt luôn hai ngón kia. Ê! Nhưng mà nhờ vậy nên máu độc ra hết mầy mới còn sống, chứ biết đâu chừng không vớt hết ba ngón đố ai biết nó mổ mầy trúng ngón nào mà chặt? Rồi chậm tay bị nọc chạy vô tim chết mất mạng còn đâu mà cằn nhằn.Thôi! Buồn làm gì? Hôm nào có dịp tao thanh minh thanh nga cho mầy...
Nói thiệt với các bồ chuyện quết bánh phồng tui không rành mấy, hai thằng bạn kế nhà thì năm nào cũng đi phụ lòng vòng trong xóm, có nhà thì ngày 20 là đã bắt đầu quết bánh rồi, làm tới 27 hay 28 Tết thì sau đó không còn ai quết bánh nữa. Chuyện ngâm nếp có trộn đường hay bột nổi vô bao nhiêu tui cũng dốt đặc. Tui chỉ biết lơ mơ khi quết bánh thì hai thằng phải nhanh tay và đều nhau, một chày nện xuống thì chày của đứa kia giơ lên trời cứ như thế mà thay phiên nhau cho đến khi nếp nhuyễn thành bột rồi các bà nội trợ đem lên, thi nhau vò cục tròn cán dẹp ra đem phơi khô trên những manh chiếu mới, nếu là chiếu cũ thì được giặt sạch sẽ...Vì thế tui mới bán cái 3 thằng bạn qua cho thằng Tài dẫn đi xem quết bánh phồng nhà Tư Lệ.
Chuyện bốn thằng nó đi chơi như thế nào tui không biết, cũng quên hỏi lại, vì tui bận phải lo sửa soạn chùi rửa mấy cánh cửa nhà, quét dọn lau bàn thờ ông bà, năm nào rảnh thì sơn phết chút đỉnh...
Bốn đứa nó đi coi quết bánh tới mặt trời lên hơn một sào mới về tới nhà, tui đã làm xong bổn phận còn chuyện mua trái cây chưng cúng là của má tui lo.Tui định kêu tụi nó xuống ghe qua chợ uống cà phê ăn sáng rồi theo Út Hường đi xem tát đìa bắt cá ăn Tết, nhưng thằng Thưởng đề nghị:
- Hay là đi đò chơi cho biết đi. Nghe nói thường thường mấy cô lái đò ở quê đẹp lắm mà, tụi tao muốn coi thử xem Út Hường, Tư Lệ, Năm Tú, Út Nga so với cô lái đò ai đẹp hơn...
Thằng Tài trả lời:
- Ai đẹp hơn thì tui hổng biết, nhưng mỗi người có một nét độc đáo khác nhau, có điều tụi tui không dám nghĩ tới chuyện ghẹo hai chị em cô lái đò.
- Sao vậy? Sợ bị người ta đánh hả?
- Không phải! Hai cô đó nhiều người mê quá mình rớ vô làm gì cho uổng công mà không được việc gì hết.
Từ nhà Long đến bến đò, qua chợ Mong Thọ chừng 300 mét. Nhà trên bờ sông cái nầy cách cái kia không xa mấy, lúc tối chỉ lo chài cá mà cũng tại trời tối nên không để ý.
Năm nay người ta đa số đã thu hoạch lúa xong hết rồi nên quởn lắm, nhà nào cũng đang quét dọn sửa sang chưng bày để đón Tết. Mới qua khỏi nhà thằng Tài thì mấy đứa con nít kéo theo rần rần, chắc tại hồi tối tụi nhỏ không nhìn mặt kỷ nên bây giờ chạy theo cho biết mặt anh hùng. Người lớn thì gặp Long ai cũng có một câu quen quen:
- Con về nhà ăn Tết hả? Về hồi nào vậy?
Còn Long cũng thuộc lòng câu.
- Dạ! Con về chiều hôm qua cùng với 3 đứa bạn...
Hai chị em cô lái đò không phải là dân cố cựu ở Mong Thọ hai cô nghe nói đến từ trong vùng quê Gò Quao hay Vị Thanh, cùng hàng chục gia đình khác trong đó có gia đình Tư Lệ, đó là vào khoản năm 1969 lúc mà chiến trường ở những vùng trong vô cùng sôi động...
Vừa bước lên bờ là thằng Phú phê bình liền:
- Cô lái đò cũng thường thôi mà, không có nét gì ác đạn, độc đáo cả. Vậy mà hồi nảy anh Tài khen quá trời làm tui tưởng thiệt.
- Mầy không nhận thấy nét đặc biệt à? Long hỏi.
Cả ba thằng đồng thanh lên tiếng:
- Đặt sệt thì thấy chứ đặc biệt thì không.
Long cười cười nhắc lại lời cô lái:
- Anh gì ơi! Làm ơn ngồi xuống dùm em, đứng lên coi chừng té lật chìm ghe đó. Anh Tài ngồi trước mũi ghe lấy dầm móc phụ dùm em cho mau đi... tụi mầy nghe chưa? Giọng nói của cô lái đò đúng là ngọt như đường cát, mát như đường phèn mà "ngọt mật thì chết ruồi" cho nên thằng Tài không dám rớ vô là đúng bon rồi.
Chợ Mong Thọ lúc đó nhiều người gọi là khu chợ "chòm hõm". Tuy là nó có nhà lồng chợ cũng lớn, nằm ở phía sau cách mặt lộ đá khá xa nhưng không có ai bày hàng bán cả, thiên hạ chỉ đem hàng ra bày đầy hết hai bên lề đường từ lộ đá trở vô, đủ cả mặt hàng nằm lộn xộn với nhau, ai tới trước ngồi phía trước, ai tới sau ngồi kế đó, không phân biệt hay là chia ra nhiều khu theo từng mặt hàng như ở ngoài chợ lớn.
Quán cà phê của cô Út A nằm ngoài bìa, trước cửa quán có hàng bún cá của bà Ba Thành nằm bên phải, còn bên trái là xe bánh mì thịt của cô Hai Hoa.
Năm người đến vào giờ đó, chợ sắp tan nên quán hơi vắng khách còn tới mấy cái bàn trống. Cô Út lên tiếng hỏi:
- Bạn của con hả? À! Mà sao năm nay anh chị Hai lại không bán hàng Tết vậy?
- Dạ! Chắc tại không có ai phụ ruộng nương nên làm không kịp, cho nên ba má con mới bỏ bán hàng Tết chỉ lo làm ruộng không thôi. Năm nay cô dượng bán khá không vậy?
Cô Út nầy hỏi cho có hỏi chứ không quan tâm đến câu trả lời như thế nào, chỉ lo tiếp tục nói tiếp ý của mình thôi:
- Tết năm nay con cũng không qua chợ bán hàng nữa, tụi nó nhắc con quá chừng.
Thằng Tài vọt miệng hỏi lại:
- Ai mà nhắc nó vậy cô Út .
Cô Út A chưa kịp trả lời thì cô Xuyến con gái bà chủ sạp bán bún bước vô với nụ cười tươi hỏi:
- Mấy anh ăn bún cá nghen? Hôm nay em làm đặc biệt cho.
Thưởng hớt nhanh:
- Làm tô bún đặc biệt mà có tính tiền đặc biệt không vậy cô chủ?
Người đẹp nhoẽn miệng cười duyên nói nhỏ:
- Nếu khi dẹp tô tính tiền mà má em không có ở đây em không lấy tiền còn được nói chi là tính giá đặc biệt.
Cô bán bún mời chưa xong thì cô Hoa bán bánh mì bước vào:
- Ăn bánh mì đi mấy anh, tiếp dùm em đi mấy ngày nay học trò nghỉ học, bán ế quá, giờ nầy còn nhóc luôn chắc chiều nay nhà em phải ăn bánh mì trừ cơm rồi.
Năm đứa còn lưỡng lự chưa biết kêu thứ nào thì cô Út nói:
- Thì hai đứa nó nhắc con chứ còn ai vô đây? Mà mấy đứa uống gì cô làm cho.
Sau khi gọi cà phê, bún xong Long còn kêu đem về 5 ổ bánh mì thịt để trưa ra đồng ăn.
Chuyện con gái miền quê có chút ít nhan sắc thích con trai ở tỉnh thành rất là bình thường cho nên tui không kể cho các bạn nghe chỉ nhắc lại chuyện lạ, thanh niên ở chợ khoái con gái ở quê tui mà thôi.
Bún cá, cà phê chưa kịp trôi xuống dạ dày thì 3 đứa bạn đã hối không kịp thở:
- Về nhà lẹ lẹ đi, cô Út mà đi rồi ai dẫn coi tát đìa bắt cá?
- Thì thằng Tài dắt tụi mầy đi chứ ai vô đây nữa?
Cả 3 thằng cùng hát bài đồng ca:
- Đi với anh Tài thì tụi tao ở nhà, tìm thứ khác chơi vui hơn...
Vậy là 5 thằng tui gấp rút trở về nhà. Vừa bước vô nhà là gặp ngay Út Hường đang tán dóc với cô em:
- Anh Hai đi thăm chị Xuyến hay chị Hoa mà lâu vậy? Út Hường hỏi.
- Thăm chợ, coi chỗ mình ngồi bán hàng ai chiếm, luôn tiện giới thiệu chợ chòm hõm cho tụi bạn xem chơi vậy mà. Nhưng sao em còn ngồi đây. Chừng nào mới đi chở cá về ?
- Ba dặn em qua nói với anh "ba mời mấy người bạn của anh ra ruộng nhậu cá lóc nướng trui ở ngoài đồng" cho biết.
Chi Huyền, Thưởng, Phú khoái tỉ cùng reo lên:
- Vậy có cần thay quần áo không? Hay là cứ mặc đồ nầy mà đi.
- Thay hay không tùy ý tụi bây, còn tao phải mặc đồ dân ruộng coi có phụ được việc gì không, chứ đồ nầy mà xuống sình thì giặt nửa ngày chưa sạch.
Bốn đứa trong những bộ đồ đi ruộng chỉ có Chi Huyền là cùng cở với Long nên nhìn không tức cười mấy, còn hai thằng kia một đứa ốm mà cao cho nên quần không vừa lòi đôi chân khẳng khiêu một khúc, còn thằng kia hơi mập nên quần áo chật cứng nhìn không giống ai, lại chơi thêm ba cái nón lá trên đầu. Vừa từ trong buồng bước ra đã làm cho 2 cô nữ sinh Kiên Thành ôm bụng cười ra nước mắt...
- Bây giờ đi được chưa? Mà đi từ sau nhà anh hay là xuống nhà em? Long hỏi.
- Anh Tỏ đang chờ sau nhà anh tự nảy giờ, thôi mau ra đi không thôi ảnh chờ lâu lại cự nự mất công.
Nhà Út Hường không phải điền chủ nhưng làm rất nhiều ruộng. Ba cô sở hữu trên 100 công tầm cắt. Có một bầy trâu 4 con lớn và 2 con nghé, đào hơn chục cái đìa trên lung chuối nước. Mỗi năm thu hoạch hơn ngàn giạ lúa. Mấy anh chị thì học hết lớp nhất là về nhà lấy chồng lấy vợ tiếp tục sự nghiệp cày bừa, chỉ duy nhất có Út Hường còn đang học lớp 9 trường Kiên Thành Rạch Sỏi, vì thế mà Bác Tám cưng cô ta lắm, ông rất trọng bạn bè của cô, nhứt là Long đã từng dạy kèm cho Út Hường từ khi thi vô Đệ Thất.
Tỏ đang cột hai con trâu đã mang sẵn cộ dưới gốc bụi trâm bầu, nó đang nằm trên cộ hát nghêu ngao bài tân cổ giao duyên "bánh bông lan". Long khều cái chân đen thui của nó nói:
- Ca mùi quá đâu có thua Tấn Tài bao nhiêu. Sao không xin vô đoàn Thanh Minh Thanh Nga mà làm kép chánh đi, ở đây làm chi cho uổng phí giọng ca vàng vậy?
Thằng Tỏ ngồi bật dậy trả lời:
- Anh ngạo em hoài, ca hát cho đời bớt khổ mà cũng hổng yên với anh. Thôi mình đi lẹ lên để còn phụ bắt cá nữa .Bác Tám đi hồi 6 giờ sáng chắc đìa giờ nầy sắp cạn nước rồi.
- Năm nay ai đứng tát sòng gào cho bác Tám mà em bị ra rìa vậy? Long hỏi.
Thằng tư cô le.
- Ủa! Tư ko-le là ai mà sao nghe cái tên lạ hoắt vậy?
Út Hường ôm bụng cười ngất nói:
- Ba em mới làm cái máy bơm nước nhỏ 4 ngựa hiệu ko-le, mấy hôm trước bơm thử để tát cái mương sau hè nó chạy êm lắm tát nước cũng mau. Năm nay đem tát đìa thử vì vậy không ai đứng sòng tát gào hết.
- Cho nên tui bị bỏ ra rìa làm chuyện sai vặt nè. Khổ chưa?
Phú vọt miệng chen vào:
- Anh được đi theo làm vệ sĩ cho người đẹp sướng muốn chết còn than khổ nỗi gì?
Thằng Tỏ cười hồn nhiên trả lời:
- Mấy cô gái con của bác Tám, xóm nhà lá tụi tui đâu có cửa, ổng gả cho dân chợ không hè. Năm rồi chị Tím cũng theo chồng ra Rạch Giá còn cô Út dân có học chắc cũng lấy chồng ở chợ mà thôi...
Út Hường chưa kịp lên tiếng thì Long phân công:
- Em cởi con trâu Pháo kéo cái cộ chở 4 người đi trước, anh cởi con Xe kéo hai cái thùng "tonle" đi sau.
Nói xong Long bắt thằng Tỏ khiêng cái thùng không ra cộ sau rồi leo lên lưng con Xe ngồi chờ. Thằng Tỏ ngồi trên mình con Pháo dùng sợi dây dàm quơ quơ rồi thúc vô hông con Pháo miệng thì la:
- Đi, đi Pháo
Con trâu Pháo giựt mình bước tới kéo cái cộ tre nhanh về phía trước làm 3 thằng bạn ngã nghiêng muốn té nhào trên cộ. Út Hường ôm bụng cười...
Hơn nửa giờ sau đoàn người tới chỗ tát đìa. Mấy người làm công đang lu bu kéo cỏ lên bờ chuẩn bị sẵn sàng chờ nước cạn là xuống bắt cá...
Nói thiệt với các bạn, có lần thằng Tài kể với tui, cô Tím chị Út Hường trước khi đi lấy chồng có nói với nó rẳng: (Là cô ta thích tui lắm nhưng mà chờ hoài hổng thấy tui nói tiếng nào hết, nên đành phải đi lấy chồng, không thôi sợ bị ế. Cổ còn dặn lại cô em cua cho được tui dùm cổ). Hổng biết để trả thù cái tội làm ngơ hay là thằng Tài nói xạo để chọc tui cũng không chừng, vì vậy mà tui muốn thử xem chuyện đó thiệt hay là giả cho nên tạo điều kiện để ba đứa bạn có cơ hội "tán" cô Út. Tụi nó tán ra sao thằng Tỏ thì nghe kỷ lắm để học nằm lòng mà tán đứa khác, còn tui thì không thể kể lại cho các bồ nghe đâu, lỡ mà tụi nó đọc được thì hổng chừng tìm tui để xin tí huyết...
Tui vừa nhảy xuống lưng trâu thì bác Tám tới, sẵn đó tui bèn giới thiệu tên từng đứa bạn.
- Hôm qua tới giờ tụi cháu chơi vui hông? Bác Tám hỏi.
Ba thằng nó dành nhau trả lời một lượt, làm như là chậm một tí thì ông ta không chịu gả con gái cho vậy:
- Dạ! Ở đây chơi vui lắm đó bác. Chắc khi ra trường tụi cháu xin về Rạch Giá luôn.
À! Tui quên kể cho các bạn chuyện đặc biệt nầy. Số là khóa 9 của tụi tui khi thi vô Trường Sư Phạm là đã chọn tỉnh trước rồi. Ba thằng bạn tui đều chọn tỉnh Kiến Phong chỉ có mình "ên" tui là chọn Rạch Giá mà thôi (vì nhà tui ở Rạch Giá mà). Vậy mà tụi nó dám xạo với ông già để lấy lòng, tui thiệt bái phục tụi nó quá sức nhưng cũng ráng làm thinh.
Bốn đứa tụi tui theo bác Tám đến xem người ta đang vét nước của cái đìa sắp cạn.
Cá bổi như sặc, rô, trê, thác lác v..v... đang theo dòng nước nhỏ đổ xuống từng bầy.Thằng Tỏ đã nhảy xuống phụ với một anh khác lấy cái giỏ tre lớn chận hứng, một chút xíu là gần nửa giỏ cá đủ loại, nó lập tức thay cái giỏ khác cứ luân phiên như thế cho đến khi nước cạn. Máy không còn vét được nước nữa mới thôi. Những người làm công đang chuẩn bị chờ lịnh của bác Tám là xuống bắt cá, mấy đứa nhỏ theo bắt hôi cũng sẵn sàng nôn nóng chờ xuống đìa.
Nhìn đám cá lóc xẹt qua xẹt lại ba thằng bạn của tui quýnh lên muốn xuống bắt thử chơi. Chi Huyền đánh bạo tới hỏi:
- Bác cho tụi cháu xuống bắt thử chút chơi được không?
Thằng Tỏ phản đối liền:
- Ý! Hông được đâu. Mấy anh xuống dọc bùn cá lóc chúi hết khó bắt lắm.
Mấy đứa nhỏ theo bắt hôi chắc đang vái thầm:
- Lạy trời cho ông Tám để mấy anh nầy xuống mò cá thì đã cho tụi mình...
Long đinh ninh bác Tám sẽ từ chối, nhưng thật không ngờ ổng chẳng có một chút do dự phán:
- Mấy cháu muốn bắt cá chơi cho vui thì cứ xuống bắt có sao đâu.
Nghe vậy Long hoảng hồn nói:
- Không được đâu bác tụi nó sẽ làm cá chúi hết mất nhiều lắm đó.
Ông Tám cười cười nói:
- Hổng sao. Ba đứa bạn của cháu cứ mặc tình xuống phía trước mà mò bắt cho đã đi còn cháu với thằng Tỏ và bác thì đi ngay giữa mấy người kia đi cập hông chịu khó mò sâu mò kỹ một chút là được mà. Cho dù có sót nhiều hơn mọi khi cũng không sao, lâu, lâu coi như tặng cho tụi nhỏ bắt hôi ăn tết chơi vậy mà.
Bốn cái giỏ không được thẩy xuống cho Út Hường, Chi Huyền, Thưởng và Phú bốn người xuống giữa đìa vừa mò cá vừa giỡn còn chọi sình qua lại tưng bừng khói lửa, xem vui đáo để, bọn nhỏ bắt cá hôi quên cả chuyện xuống đìa mà xúm lại chỉ trỏ cá chạy chỗ nầy cá nhủi chỗ kia y như là ở chợ cá không bằng...
Nói thiệt nghen các bạn ở quê có nhiều việc khác ở chợ lắm. Nếu kể hoài có lẽ nó sẽ biến thành "trường thiên tiểu thuyết" vậy thôi tui tạm dừng ở đây nghen còn chuyện 3 thằng bạn hiền với cô Út bắt được bao nhiêu cá, rồi ăn cá nướng trui ở ruộng ngon như thế nào, tối về nhà xem người ta đến phụ làm mắm cá ra sao hay là chuyện làm heo ăn tết, chia lúa thịt hoặc là đốt pháo "bằng ống trúm bỏ khí đá vô " thì để có dịp khác tui sẽ kể bởi vì bây giờ nhớ chuyện xưa buồn quá nên chịu hổng nổi nữa bởi vì...
Bạn bè mỗi đứa mỗi nơi
Chỉ còn kỷ niệm của thời xa xôi
Cuộc đời dong ruổi nổi trôi
Bao giờ gặp lại? Để thôi mong chờ
Thoạt nghe lại tiếng ầu ơ
Nhớ thôi là nhớ đến bờ ruộng xưa
Đêm nằm nghe lại tiếng mưa
Tưởng là tiếng của người chưa tỏ tình ...
Lanh Nguyễn
Một miền quê thật thanh bình của những ngày xưa củ , vừa mộc mạc vừa chân tình
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả đã mang cái hồn quê ấy cho những người con xa quê .... Làm người ta nghe như có cái gì đó man mác ....
Hoa Trần nè ,ảnh minh hoạ thật đúng với câu chuyện của tác giả , song Hoàng Thị cảm thấy thiếu thiếu cái gì đó .... Bóng dáng cô thôn nữ thì phải
Trả lờiXóaRất hiểu những lo toan của người làm cầu nối, cảm ơn Hoa Trần đã vất vả với fan trung hoc kiên thành
Cảm ơn Hoàng Thị . Ừ hé, nếu có thêm một cô thôn nữ với chiếc áo bà ba lem luốc nữa thì hay quá luôn...
XóaHoàng Thị ngày xưa với những chiều
Trả lờiXóaCó mây lờ lửng gió hiu hiu
Tóc thề lấc phấc bay theo gió
Ngày đó thơ ngây chưa thích yêu
Hoàng Thị ngày nay cũng những chiều
Nhìn mây đen phủ bóng tịch liêu
Tóc thề nhuộm trắng trời phiêu bạt
Vì đời loạn lạc mất tình yêu
Gót nhỏ buồn hiu bước độc hành
Trả lờiXóaTrường xưa tình củ giấc miên man
Cỏ cây ngon giấc hồn thu thảo
Miên viễn thanh bình gọi cố nhân.....
Cố nhân trở lại đã bao lần
Trả lờiXóaChiều buồn góc phố chỉ một thân
Trường xưa rêu phủ nằm trơ trọi
Nước đọng cỏ đầy cả góc sân
Bạn cũ bấy chừ ở nơi đâu?
Tóc xanh giờ chắc đã đổi màu
Có ai còn nhớ trường xưa ấy
Mong mỏi có ngày thấy lại nhau...
Đời dâu bể mỗi người một hướng
Trả lờiXóaÂn tình xưa như gió thoảng mưa sa
Miền viền xứ người sống đời hạnh phúc
Đất Sài Thành phố lạ bườc loanh quanh
Đời phiêu bạt tóc xanh chừ đã bạc
Chuyện tình buồn khép lại một góc tim
Trường xưa đã một lần em ghé lại
Bước độc hành thầm gọi " cố nhân ơi"