Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Thắm thoát mà Paul đã đi du lịch được bốn tuần lễ còn Long thì lên chức Foreperson được hơn 2 tháng rồi, mọi việc trong chỗ làm được anh cải tổ lại toàn bộ.
Trước kia toàn nhà máy được chia ra 8 khu vực để giao cho 8 người phụ trách dọn dẹp. Bây giờ Long chỉ phân ra 7 khu vực mà thôi. Lúc đầu họ không đồng ý, vì Long giao cho họ nhiều việc hơn trước, nhưng Long chỉ lại cho họ cách làm mới lẹ hơn. Mỗi khu vực mới không có chỗ nào mà chàng làm quá 7 tiếng vì vậy họ không thể nào từ chối được. Tuy lúc đầu họ rất ghét, vì cho rằng Long bây giờ đã theo phe chủ, nhưng từ khi Bob về sớm giao lại cho chàng thì họ từ từ hiểu ra và thông cảm.
Trước đây đúng giờ về, thì mọi người mới được phép bấm thẻ, rồi lên phòng thay quần áo khô ra về. Bây giờ thì Long giao hẹn, nếu người nào làm sạch sẽ hết, khi chàng xem lại mà không có một chỗ nào dơ thì được lên sớm 15 phút, để thay đồ và có thể uống cà phê nếu muốn. Khi mọi việc đã đi vào nề nếp họ được nghỉ sớm nên cố gắng làm nhanh hơn, thời gian lên sớm từ từ kéo dài tới nửa giờ, rồi một giờ. Người dư ra thì dùng để điền vào chỗ trống khi có người nghỉ, hoặc có vấn đề phàn nàn của nhân viên kiểm soát vệ sinh.
Những ông inspecter nầy đặt một cái văn phòng nhỏ sát cửa ra vào, ngày nào cũng đến xem xét mấy tiếng đồng hồ, có khi đến về ban đêm để xem ca tối, xem công nhân có làm đúng các tiêu chuẩn vệ sinh hay không.
Long từ khi nhận nhiệm vụ phụ tá cho Bob thì anh ta giao lại hoàn toàn cho chàng trông coi Sanitation department còn anh ta thì qua xem bên bộ phận cắt Salame vô bao, đóng gói. Nhìn kỹ lại tất cả các department trong nhà máy thì những Foreperson đều làm hết tất cả mọi việc, còn supervisor thì chỉ có đi cà nhỏng, chỉ tay 5 ngón mà thôi.
Xã hội nào cũng vậy mà.
Bob thì đỡ hơn những tay khác, anh ta về sớm nhưng lúc nào cũng để lại số phone nơi anh ta đang ở chơi cho Long liên lạc khi cần, Bob còn cho chàng mỗi tháng nghỉ một ngày có lương.
Cuộc sống như vậy tưởng là yên ổn quá rồi, nhưng mà cuộc đời không bao giờ là mặt nước ở trong hồ, mà nó là mặt nước ngoài biển khơi với nhiều trận cuồng phong hay ít ra nó cũng là nước trên sông lớn, với từng cơn gió giật.
Làm mới vừa hơn 2 tháng thì Bảo bị đuổi việc, không biết nó ngủ trong giờ làm, hay là chỉa tiền của trạm xăng bị phát giác. Làm không được bao lâu nên chưa đủ tiêu chuẩn để xin tiền thất nghiệp. Đến trung tâm tị nạn nhờ người ta tìm cho việc mới thì bị từ chối, vì họ không muốn mất lòng tin của khách hàng. Long kêu nó tới các nhà hàng Tàu xin việc, thì những người chủ không nhận vì tiếng Tàu của nó không chuẩn, người ta biết nó không phải dân tàu đến từ Trung Quốc, Hong Kong hoặc Đài Loan. Long đang tìm trong báo xem có chỗ nào khác để xin cho nó không, nhưng mà lòng vòng trong thành phố thì chưa có.
Rồi một buổi chiều cơm nước xong Long đang chuẩn bị đi làm, Tân đưa cho chàng một mảnh giấy nói:
- Đây là điạ chỉ nhỏ bạn, bên Hawaii của em, cô ta nhìn dễ thương lắm, cho anh đó. Có rảnh thì viết thơ làm quen đi. Bên đó nghe cô ta nói ít người Việt Nam, nên buồn lắm. Nói xong nó để mảnh giấy vô thùng đựng cơm của Long.
Hôm nay vừa bước vào hãng là Nick, supervisor của kitchen department kéo chàng vào văn phòng của anh ta nói :
- Ê Long! Chỗ tao có một thằng cắt thịt sắp về hưu, mầy có quen đứa nào khá khá tiếng Anh, có kinh nghiệm chút ít dẫn vô cho tao đi.
Long nghĩ ngay tới Bảo nhưng lại sợ thằng quỷ nầy làm không nên thân vì vậy mà anh chưa dám lên tiếng trả lời. Nick lại tiếp tục nói:
- Tệ hơn mầy một ít cũng không sao mà. Nó có thời gian để học việc 3 tháng.
Nghe vậy Long ngần ngại một lúc rồi nói :
- Tôi biết một người hồi ở Việt Nam, anh ta chuyên xẻ thịt heo bán, tiếng Anh thì cũng nói được chút ít nhưng viết, hoặc diễn tả nhiều thì chắc là không xong rồi.
Nick cười vui vẻ nói:
- Vậy là đạt yêu cầu rồi, cắt thịt thì cần tiếng anh nhiều để làm gì? Chỉ cần biết cầm dao thế nào cho đúng cách là được rồi. Vậy ngày mai mầy dẫn nó vô văn phòng cho tụi tao xem thử đi.
- Anh muốn thử cũng được để tôi gọi cho nó biết ngay bây giờ.
(Gallo ở thời điểm đó mua bò đã lột da nguyên con rồi xẻ ra lấy thịt trộn chung với thịt heo. Sau nầy để tiết kiệm chi phí mướn người xẻ thịt người ta nhập thịt bò thùng từ Úc Châu và Tân Tây Lan)
Long gọi về cho Bảo dặn nó 10 giờ sáng ngày mai sẽ đem nó vô Gallo phỏng vấn, còn người ta có nhận nó hay không thì phải coi ông trời tính thế nào.
Sáng hôm sau chàng vừa dậy, là đồ ăn sáng cà phê đã có sẵn, Long cười nói:
- Phải mỗi ngày em đều siêng năng như vậy thì đời bớt khổ biết bao nhiêu.
Nó cười cầu tài nhưng không nói gì. Long dặn dò:
- Vào phỏng vấn, cái gì biết thì nói, không biết thì hỏi lại. Còn chuyện đi làm thì em chỉ cần nói, chưa có làm qua ở đâu hết. Từ khi tới Mỹ đến giờ chỉ có đi học mà thôi. Em mà hé một tiếng, để lộ chuyện bị người ta đuổi việc, hoặc là bỏ việc ngang xương thì không ai mướn em đâu nghen. Còn kinh nghiệm, nếu mà em nói hay diễn tả không được, thì cứ bảo người ta cho mình làm thử một chút thì biết thôi. Mấy câu đó nói được không?
Bảo chắc chắn:
- Bao nhiêu đó thì anh khỏi lo, nhưng mà anh cũng phải theo ủng hộ tinh thần cho em chớ.
Tại văn phòng chính của hãng xúc xích Gallo trong khi Nick đang phỏng vấn, rồi dẫn Bảo đi xẻ thịt bò thử, thì Long lo lắng bồn chồn hút thuốc liên tục cho tới khi gặp Nick. Anh ta nói:
- Cũng không tệ lắm. Tao sẽ cho nó thử việc vào ngày mai, ca của nó bắt đầu 6 giờ sáng. Không được tới trễ.
Long từ giã ra về và dặn dò Bảo:
- Làm ở đây cần nhất là đúng giờ. Còn việc làm thì học từ từ cũng được, em mà loạn họan trong thời gian thử việc thì họ đuổi liền đó biết không?
- Biết mà, chổ tốt thì mình phải cố gắng chứ, kỳ nầy em bảo đảm với anh luôn.
Việc làm của Bảo vừa lo xong thì Thông lại rủ đi San Jose nữa anh ta nói:
- Ý Sáu mấy kỳ rồi nhắc ông quá trời, hỏi tui sao ông không xuống chơi nữa. Tui hứa là khi nào tui nghỉ đúng ngày chủ nhật thì sẽ kéo ông theo. Vậy tuần nầy có đi được không?
- Đi thì đi, ở nhà cũng có làm gì đâu, không nhậu thì cũng uống cà phê tán dóc với tụi nó thôi. Lúc nầy không có Paul ở nhà cũng buồn.
Không biết tay Thông nầy có nổ, có khoe gì với ý Sáu không mà bà ta cũng vồn vã với chàng hơn kỳ rồi nhiều lắm. Nhưng mà mấy chuyện nhỏ nhặt đó Long không mấy quan tâm.
Còn Tùng, chồng Ngọc Xuân thì rủ Long:
- Tôi thấy bây giờ mình nên mua một chiếc xe Bus nhỏ chở kháck đi casino, vừa lấy được tiền xe, vừa được tiền thưởng của sòng bài, lời dữ lắm. Anh thấy thế nào?
Long cười lớn nói:
- Thấy cái gì được mà thấy? Tiền bạc thì tôi đâu có được bao nhiêu? Làm đủ ăn, đủ xài, dư một chút thì gởi về nhà là may mắn lắm rồi. Hơn nữa tôi còn chưa đổi bằng lái xe, nghỉ tới ba cái vụ đó làm chi cho mệt.
Tùng giải thích:
- Không phải vậy. Anh ra tiền hùn với tụi nầy mua xe, còn mọi chuyện khác tụi tôi lo hết.
Long vẫn lắc đầu:
- Nói thiệt với ông, tôi thì chắc là có máu cờ bạc trong người, nên mỗi khi gặp sòng bài là y như cá gặp nước, vì vậy cái gì có liên quan tới cờ bạc thì tôi tránh xa, không dám đến gần, sợ mình không chịu nổi sự cám dổ. Hơn nữa tôi làm gì có dư giả tiền bạc mà mời hùn với hạp.
- Vậy sao nghe ông Thông nói anh làm mười mấy đồng một giờ, mà còn ở nhà không tốn tiền nữa. Ông mà không dư thì ai dư nổi?
- Trời ơi! Tin làm chi, ông đó chỉ nói giỡn chơi cho vui thôi mà.
Ý Sáu nghe vậy chêm vào:
- Hay là thầy để dành tiền cưới vợ?
- Ai chịu ưng đâu mà cưới? Xe mà tôi còn chưa mua được nữa kia, Ý nhắc làm chi tới chuyện vợ con, nghe mà mắc cở quá trời.
Ý Sáu hỏi:
- Còn chuyện thầy với cô Ngọc thì sao? Bây giờ có việc làm ổn định, thì tính tới luôn cho rồi đi.
Long không biết trả lời sao cho phải nên chỉ cười trừ:
- Có ai chịu gả con gái đâu mà cưới, có lẽ tôi phải chịu khó học lại thì mới mong có người gã con gái cho.
- Thầy nói quá vậy thôi, chứ ở đây có việc làm nuôi nổi gia đình là tốt rồi, thôi vụ đó để tôi tính dùm cho.
Tưởng là bà ta nói chơi cho vui nên chàng làm thinh không bàn tới nữa mà chỉ nghe hai ông thần kia đang bàn thảo kế hoạch, mua xe bus nhỏ chở khách đi casino.
Ngày thứ hai vừa tan học xong, Long xuống tới tầng lầu hai thì gặp ngay Mỹ Ngọc đứng chờ:
- Anh lên chức rồi phải không?
- Chức gì mà lên? Chức xịt nước hay là chức lau nhà?
- Anh lúc nầy hơi xạo rồi đó. Hôm qua em nghe Phước nói anh dẫn thằng Bảo vô làm được rồi. Không có chức làm sao đem người khác vô làm được?
- Tôi chỉ là thấy người ta đang cần người cắt thịt nên chỉ nó vô xin việc mà thôi, em không tin thì cứ tìm nó mà hỏi đi. Ai xạo với em làm gì?
Mỹ Ngọc yên lặng một hồi rồi nói:
- Em muốn nói chuyện với anh một chút được hông?
- Chuyện gì? Em cứ nói đi, có gì đâu mà phải hỏi. Hay là vô quán cà phê hoặc nhà hàng Mekong được không?
- Thôi vô quán KFC đi người ta không hiểu tiếng Việt, mình dễ nói chuyện hơn .
Hai người vô tiệm bán gà chiên mua một ít rồi ngồi vừa ăn vừa nói chuyện.
- Em có chuyện gì muốn nói thì nói đi, tôi đang chờ nghe đây.
Mỹ Ngọc hớp một ngụm nước ngọt rồi từ từ kể:
- Trước hết em xin lỗi, vì trước đây em có đối xử lạnh lùng với anh, tại vì em nghe lời xúi giục bậy bạ, hơn nữa lúc anh qua số tiền mà anh đưa cho em giữ đã cho mượn hết rồi nên em không dám nói chuyện với anh, em sợ anh hỏi tới thì không biết trả lời sao.
- Vậy chắc bây giờ người ta trả tiền cho em rồi, nên em hết sợ mà tới tìm tôi chứ gì?
Mỹ Ngọc chớp chớp đôi mắt như muốn khóc làm Long không nở nói thêm gì nữa:
- Không phải vậy. Tiền thì người ta vẫn chưa trả, nhưng mà em biết là anh sẽ không hỏi tới, vì anh còn cho hia Thông mượn mua xe nữa mà, vì vậy mà em mới dám tới nói chuyện chớ bộ.
Long cười:
- Cô bé lầm rồi, tôi qua sau thì làm gì có tiền mà cho người tới trước mượn? Chắc là ai đó gạt em cho vui thôi, tin họ làm gì?
Mỹ Ngọc cải lại:
- Em đã nói rồi, em có ăng ten mà, chuyện gì của anh em cũng đều biết rõ hết.
Long nghiêm chỉnh hỏi:
- Vậy ý em là sao? Chuyện tiền bạc thì tôi đã quên rồi. Dù sao trong đó cũng có phần của em, em muốn xài ra sao thì tùy ý, lỡ hết rồi thì thôi, có chi mà phải bàn tới? Tôi chỉ hơi buồn vì lúc ở Ohio đã gởi cho em không biết bao nhiêu thư mà chẳng có nhận được một cái thư hồi âm nào của em hết.
- Thì tại em bận học mà.
Long cười lớn như trút nổi bực bội trong lòng bấy lâu:
- Nếu em bận chắc là không bận hơn tôi đâu. Tôi vừa học, vừa đi làm, mổi ngày hơn 12 tiếng đồng hồ, mà vẫn viết thư cho em được.
Mỹ Ngọc cải lại:
- Em có viết cho anh một cái. Anh không nhận được sao?
- Viết lúc nào, nếu có gởi là nhận được chứ, làm sao mà lạc thư được? Tụi thằng Phước, thằng Bảo gởi tới đều nhận được cả mà.
- Thiệt đó, em không có xạo đâu. Cái thơ viết bằng tiếng Anh đó.
Long dở khóc dở cười khi nghe Mỹ Ngọc gọi hai chữ " ME TOO " là lá thư.
- Có hai chữ đó mà em nói là thư sao? Vậy nghĩa nó là gì em biết chứ? Là chúng mình chia tay từ khi tôi gởi cho em lá thư cuối cùng đúng không?
Mỹ Ngọc lặng thinh hồi lâu rồi nói nhỏ:
- Sao anh không nghĩ hai tiếng đó em trả lời cho lá thư anh viết bằng tiếng Anh? Mà trả lời cho thư nào cũng vậy bây giờ mình không bắt đầu lại được sao?
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 60)
Lanh Nguyễn
Thắm thoát mà Paul đã đi du lịch được bốn tuần lễ còn Long thì lên chức Foreperson được hơn 2 tháng rồi, mọi việc trong chỗ làm được anh cải tổ lại toàn bộ.
Trước kia toàn nhà máy được chia ra 8 khu vực để giao cho 8 người phụ trách dọn dẹp. Bây giờ Long chỉ phân ra 7 khu vực mà thôi. Lúc đầu họ không đồng ý, vì Long giao cho họ nhiều việc hơn trước, nhưng Long chỉ lại cho họ cách làm mới lẹ hơn. Mỗi khu vực mới không có chỗ nào mà chàng làm quá 7 tiếng vì vậy họ không thể nào từ chối được. Tuy lúc đầu họ rất ghét, vì cho rằng Long bây giờ đã theo phe chủ, nhưng từ khi Bob về sớm giao lại cho chàng thì họ từ từ hiểu ra và thông cảm.
Trước đây đúng giờ về, thì mọi người mới được phép bấm thẻ, rồi lên phòng thay quần áo khô ra về. Bây giờ thì Long giao hẹn, nếu người nào làm sạch sẽ hết, khi chàng xem lại mà không có một chỗ nào dơ thì được lên sớm 15 phút, để thay đồ và có thể uống cà phê nếu muốn. Khi mọi việc đã đi vào nề nếp họ được nghỉ sớm nên cố gắng làm nhanh hơn, thời gian lên sớm từ từ kéo dài tới nửa giờ, rồi một giờ. Người dư ra thì dùng để điền vào chỗ trống khi có người nghỉ, hoặc có vấn đề phàn nàn của nhân viên kiểm soát vệ sinh.
Những ông inspecter nầy đặt một cái văn phòng nhỏ sát cửa ra vào, ngày nào cũng đến xem xét mấy tiếng đồng hồ, có khi đến về ban đêm để xem ca tối, xem công nhân có làm đúng các tiêu chuẩn vệ sinh hay không.
Long từ khi nhận nhiệm vụ phụ tá cho Bob thì anh ta giao lại hoàn toàn cho chàng trông coi Sanitation department còn anh ta thì qua xem bên bộ phận cắt Salame vô bao, đóng gói. Nhìn kỹ lại tất cả các department trong nhà máy thì những Foreperson đều làm hết tất cả mọi việc, còn supervisor thì chỉ có đi cà nhỏng, chỉ tay 5 ngón mà thôi.
Xã hội nào cũng vậy mà.
Bob thì đỡ hơn những tay khác, anh ta về sớm nhưng lúc nào cũng để lại số phone nơi anh ta đang ở chơi cho Long liên lạc khi cần, Bob còn cho chàng mỗi tháng nghỉ một ngày có lương.
Cuộc sống như vậy tưởng là yên ổn quá rồi, nhưng mà cuộc đời không bao giờ là mặt nước ở trong hồ, mà nó là mặt nước ngoài biển khơi với nhiều trận cuồng phong hay ít ra nó cũng là nước trên sông lớn, với từng cơn gió giật.
Làm mới vừa hơn 2 tháng thì Bảo bị đuổi việc, không biết nó ngủ trong giờ làm, hay là chỉa tiền của trạm xăng bị phát giác. Làm không được bao lâu nên chưa đủ tiêu chuẩn để xin tiền thất nghiệp. Đến trung tâm tị nạn nhờ người ta tìm cho việc mới thì bị từ chối, vì họ không muốn mất lòng tin của khách hàng. Long kêu nó tới các nhà hàng Tàu xin việc, thì những người chủ không nhận vì tiếng Tàu của nó không chuẩn, người ta biết nó không phải dân tàu đến từ Trung Quốc, Hong Kong hoặc Đài Loan. Long đang tìm trong báo xem có chỗ nào khác để xin cho nó không, nhưng mà lòng vòng trong thành phố thì chưa có.
Rồi một buổi chiều cơm nước xong Long đang chuẩn bị đi làm, Tân đưa cho chàng một mảnh giấy nói:
- Đây là điạ chỉ nhỏ bạn, bên Hawaii của em, cô ta nhìn dễ thương lắm, cho anh đó. Có rảnh thì viết thơ làm quen đi. Bên đó nghe cô ta nói ít người Việt Nam, nên buồn lắm. Nói xong nó để mảnh giấy vô thùng đựng cơm của Long.
Hôm nay vừa bước vào hãng là Nick, supervisor của kitchen department kéo chàng vào văn phòng của anh ta nói :
- Ê Long! Chỗ tao có một thằng cắt thịt sắp về hưu, mầy có quen đứa nào khá khá tiếng Anh, có kinh nghiệm chút ít dẫn vô cho tao đi.
Long nghĩ ngay tới Bảo nhưng lại sợ thằng quỷ nầy làm không nên thân vì vậy mà anh chưa dám lên tiếng trả lời. Nick lại tiếp tục nói:
- Tệ hơn mầy một ít cũng không sao mà. Nó có thời gian để học việc 3 tháng.
Nghe vậy Long ngần ngại một lúc rồi nói :
- Tôi biết một người hồi ở Việt Nam, anh ta chuyên xẻ thịt heo bán, tiếng Anh thì cũng nói được chút ít nhưng viết, hoặc diễn tả nhiều thì chắc là không xong rồi.
Nick cười vui vẻ nói:
- Vậy là đạt yêu cầu rồi, cắt thịt thì cần tiếng anh nhiều để làm gì? Chỉ cần biết cầm dao thế nào cho đúng cách là được rồi. Vậy ngày mai mầy dẫn nó vô văn phòng cho tụi tao xem thử đi.
- Anh muốn thử cũng được để tôi gọi cho nó biết ngay bây giờ.
(Gallo ở thời điểm đó mua bò đã lột da nguyên con rồi xẻ ra lấy thịt trộn chung với thịt heo. Sau nầy để tiết kiệm chi phí mướn người xẻ thịt người ta nhập thịt bò thùng từ Úc Châu và Tân Tây Lan)
Long gọi về cho Bảo dặn nó 10 giờ sáng ngày mai sẽ đem nó vô Gallo phỏng vấn, còn người ta có nhận nó hay không thì phải coi ông trời tính thế nào.
Sáng hôm sau chàng vừa dậy, là đồ ăn sáng cà phê đã có sẵn, Long cười nói:
- Phải mỗi ngày em đều siêng năng như vậy thì đời bớt khổ biết bao nhiêu.
Nó cười cầu tài nhưng không nói gì. Long dặn dò:
- Vào phỏng vấn, cái gì biết thì nói, không biết thì hỏi lại. Còn chuyện đi làm thì em chỉ cần nói, chưa có làm qua ở đâu hết. Từ khi tới Mỹ đến giờ chỉ có đi học mà thôi. Em mà hé một tiếng, để lộ chuyện bị người ta đuổi việc, hoặc là bỏ việc ngang xương thì không ai mướn em đâu nghen. Còn kinh nghiệm, nếu mà em nói hay diễn tả không được, thì cứ bảo người ta cho mình làm thử một chút thì biết thôi. Mấy câu đó nói được không?
Bảo chắc chắn:
- Bao nhiêu đó thì anh khỏi lo, nhưng mà anh cũng phải theo ủng hộ tinh thần cho em chớ.
Tại văn phòng chính của hãng xúc xích Gallo trong khi Nick đang phỏng vấn, rồi dẫn Bảo đi xẻ thịt bò thử, thì Long lo lắng bồn chồn hút thuốc liên tục cho tới khi gặp Nick. Anh ta nói:
- Cũng không tệ lắm. Tao sẽ cho nó thử việc vào ngày mai, ca của nó bắt đầu 6 giờ sáng. Không được tới trễ.
Long từ giã ra về và dặn dò Bảo:
- Làm ở đây cần nhất là đúng giờ. Còn việc làm thì học từ từ cũng được, em mà loạn họan trong thời gian thử việc thì họ đuổi liền đó biết không?
- Biết mà, chổ tốt thì mình phải cố gắng chứ, kỳ nầy em bảo đảm với anh luôn.
Việc làm của Bảo vừa lo xong thì Thông lại rủ đi San Jose nữa anh ta nói:
- Ý Sáu mấy kỳ rồi nhắc ông quá trời, hỏi tui sao ông không xuống chơi nữa. Tui hứa là khi nào tui nghỉ đúng ngày chủ nhật thì sẽ kéo ông theo. Vậy tuần nầy có đi được không?
- Đi thì đi, ở nhà cũng có làm gì đâu, không nhậu thì cũng uống cà phê tán dóc với tụi nó thôi. Lúc nầy không có Paul ở nhà cũng buồn.
Không biết tay Thông nầy có nổ, có khoe gì với ý Sáu không mà bà ta cũng vồn vã với chàng hơn kỳ rồi nhiều lắm. Nhưng mà mấy chuyện nhỏ nhặt đó Long không mấy quan tâm.
Còn Tùng, chồng Ngọc Xuân thì rủ Long:
- Tôi thấy bây giờ mình nên mua một chiếc xe Bus nhỏ chở kháck đi casino, vừa lấy được tiền xe, vừa được tiền thưởng của sòng bài, lời dữ lắm. Anh thấy thế nào?
Long cười lớn nói:
- Thấy cái gì được mà thấy? Tiền bạc thì tôi đâu có được bao nhiêu? Làm đủ ăn, đủ xài, dư một chút thì gởi về nhà là may mắn lắm rồi. Hơn nữa tôi còn chưa đổi bằng lái xe, nghỉ tới ba cái vụ đó làm chi cho mệt.
Tùng giải thích:
- Không phải vậy. Anh ra tiền hùn với tụi nầy mua xe, còn mọi chuyện khác tụi tôi lo hết.
Long vẫn lắc đầu:
- Nói thiệt với ông, tôi thì chắc là có máu cờ bạc trong người, nên mỗi khi gặp sòng bài là y như cá gặp nước, vì vậy cái gì có liên quan tới cờ bạc thì tôi tránh xa, không dám đến gần, sợ mình không chịu nổi sự cám dổ. Hơn nữa tôi làm gì có dư giả tiền bạc mà mời hùn với hạp.
- Vậy sao nghe ông Thông nói anh làm mười mấy đồng một giờ, mà còn ở nhà không tốn tiền nữa. Ông mà không dư thì ai dư nổi?
- Trời ơi! Tin làm chi, ông đó chỉ nói giỡn chơi cho vui thôi mà.
Ý Sáu nghe vậy chêm vào:
- Hay là thầy để dành tiền cưới vợ?
- Ai chịu ưng đâu mà cưới? Xe mà tôi còn chưa mua được nữa kia, Ý nhắc làm chi tới chuyện vợ con, nghe mà mắc cở quá trời.
Ý Sáu hỏi:
- Còn chuyện thầy với cô Ngọc thì sao? Bây giờ có việc làm ổn định, thì tính tới luôn cho rồi đi.
Long không biết trả lời sao cho phải nên chỉ cười trừ:
- Có ai chịu gả con gái đâu mà cưới, có lẽ tôi phải chịu khó học lại thì mới mong có người gã con gái cho.
- Thầy nói quá vậy thôi, chứ ở đây có việc làm nuôi nổi gia đình là tốt rồi, thôi vụ đó để tôi tính dùm cho.
Tưởng là bà ta nói chơi cho vui nên chàng làm thinh không bàn tới nữa mà chỉ nghe hai ông thần kia đang bàn thảo kế hoạch, mua xe bus nhỏ chở khách đi casino.
Ngày thứ hai vừa tan học xong, Long xuống tới tầng lầu hai thì gặp ngay Mỹ Ngọc đứng chờ:
- Anh lên chức rồi phải không?
- Chức gì mà lên? Chức xịt nước hay là chức lau nhà?
- Anh lúc nầy hơi xạo rồi đó. Hôm qua em nghe Phước nói anh dẫn thằng Bảo vô làm được rồi. Không có chức làm sao đem người khác vô làm được?
- Tôi chỉ là thấy người ta đang cần người cắt thịt nên chỉ nó vô xin việc mà thôi, em không tin thì cứ tìm nó mà hỏi đi. Ai xạo với em làm gì?
Mỹ Ngọc yên lặng một hồi rồi nói:
- Em muốn nói chuyện với anh một chút được hông?
- Chuyện gì? Em cứ nói đi, có gì đâu mà phải hỏi. Hay là vô quán cà phê hoặc nhà hàng Mekong được không?
- Thôi vô quán KFC đi người ta không hiểu tiếng Việt, mình dễ nói chuyện hơn .
Hai người vô tiệm bán gà chiên mua một ít rồi ngồi vừa ăn vừa nói chuyện.
- Em có chuyện gì muốn nói thì nói đi, tôi đang chờ nghe đây.
Mỹ Ngọc hớp một ngụm nước ngọt rồi từ từ kể:
- Trước hết em xin lỗi, vì trước đây em có đối xử lạnh lùng với anh, tại vì em nghe lời xúi giục bậy bạ, hơn nữa lúc anh qua số tiền mà anh đưa cho em giữ đã cho mượn hết rồi nên em không dám nói chuyện với anh, em sợ anh hỏi tới thì không biết trả lời sao.
- Vậy chắc bây giờ người ta trả tiền cho em rồi, nên em hết sợ mà tới tìm tôi chứ gì?
Mỹ Ngọc chớp chớp đôi mắt như muốn khóc làm Long không nở nói thêm gì nữa:
- Không phải vậy. Tiền thì người ta vẫn chưa trả, nhưng mà em biết là anh sẽ không hỏi tới, vì anh còn cho hia Thông mượn mua xe nữa mà, vì vậy mà em mới dám tới nói chuyện chớ bộ.
Long cười:
- Cô bé lầm rồi, tôi qua sau thì làm gì có tiền mà cho người tới trước mượn? Chắc là ai đó gạt em cho vui thôi, tin họ làm gì?
Mỹ Ngọc cải lại:
- Em đã nói rồi, em có ăng ten mà, chuyện gì của anh em cũng đều biết rõ hết.
Long nghiêm chỉnh hỏi:
- Vậy ý em là sao? Chuyện tiền bạc thì tôi đã quên rồi. Dù sao trong đó cũng có phần của em, em muốn xài ra sao thì tùy ý, lỡ hết rồi thì thôi, có chi mà phải bàn tới? Tôi chỉ hơi buồn vì lúc ở Ohio đã gởi cho em không biết bao nhiêu thư mà chẳng có nhận được một cái thư hồi âm nào của em hết.
- Thì tại em bận học mà.
Long cười lớn như trút nổi bực bội trong lòng bấy lâu:
- Nếu em bận chắc là không bận hơn tôi đâu. Tôi vừa học, vừa đi làm, mổi ngày hơn 12 tiếng đồng hồ, mà vẫn viết thư cho em được.
Mỹ Ngọc cải lại:
- Em có viết cho anh một cái. Anh không nhận được sao?
- Viết lúc nào, nếu có gởi là nhận được chứ, làm sao mà lạc thư được? Tụi thằng Phước, thằng Bảo gởi tới đều nhận được cả mà.
- Thiệt đó, em không có xạo đâu. Cái thơ viết bằng tiếng Anh đó.
Long dở khóc dở cười khi nghe Mỹ Ngọc gọi hai chữ " ME TOO " là lá thư.
- Có hai chữ đó mà em nói là thư sao? Vậy nghĩa nó là gì em biết chứ? Là chúng mình chia tay từ khi tôi gởi cho em lá thư cuối cùng đúng không?
Mỹ Ngọc lặng thinh hồi lâu rồi nói nhỏ:
- Sao anh không nghĩ hai tiếng đó em trả lời cho lá thư anh viết bằng tiếng Anh? Mà trả lời cho thư nào cũng vậy bây giờ mình không bắt đầu lại được sao?
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 60)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét