Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh nguyễn
Sáng hôm sau Long dậy sớm. Mỹ Ngọc và má nàng đang chuẩn bị mang thùng thuốc xuống chợ bán. Long dặn dò:
- Đêm qua bị hốt hàng, sáng nay giá cả chắc là mắc hơn thường ngày nhiều lắm.
Má nàng mau mắn trả lời:
- Chuyện nầy tôi rành hơn thầy mà, khỏi lo.
Một giờ sau Mỹ Ngọc sang báo cáo:
- Hôm nay mình trúng mánh lớn rồi. Thùng thuốc má bán được 660 $. Chợ hôm nay cái gì cũng mắc hết, chắc là hôm qua Mã Lai chưa bán được bao nhiêu hàng thì cảnh sát tới.
Long vẫn còn ngại ngùng nên nói vuốt theo:
- Chắc vậy rồi.
Đến trưa chế My sang rủ Long ra suối giặt đồ, chàng ngạc nhiên hỏi:
- Mỹ Ngọc đâu? Mà chế lại kêu tôi?
Chế My cười một cách bí mật đáp:
- Đi đi rồi sẽ rõ.
Lên đến đỉnh dốc Mỹ Ngọc đang ngồi chờ sẵn:
- Hai người làm gì mà lâu dữ vậy?
Chế My trả lời:
- Từ từ chớ mắc chứng gì mà phải gấp gáp?
Mỹ Ngọc kéo tay Long đi nhanh về phía trước nói:
- Hôm nay dẫn em đi tìm suối nước khác đi. Con suối cũ muốn cạn hết rồi, nước còn ít lắm.
- Có một con suối lớn phía bên hông đảo, nhưng mà đường rất khó đi.
Chế My nói vô:
- Hay là thầy dắt con Ngọc qua đó xem coi nước còn nhiều không? Hôm nay để tui giặt đồ hết cho.
Nói xong cô ta dành lấy thau đồ rồi rẻ về phía con suối nhỏ, nhưng cũng không quên quay đầu lại dặn:
- Chừng nào hai người về nhớ ghé qua gọi tui nghen.
Long dắt Mỹ Ngọc đi luồn qua những con đường mòn nhỏ trong rừng, lần qua con suối lớn bên hông đảo. Những cây thông cao ngất chạy dài xuống một bải cát trắng nhỏ, nó rộng chừng bằng một nửa cái sân đá banh, bên dưới là một con suối, nước vẫn còn nhiều, đang chảy róc rách nghe êm tai vô cùng. Nơi nầy cách xa bãi trước nơi dân tị nạn sống chen chút nên rất ít người lui tới... Cỏ dại mọc đầy cả lối đi, con dốc rất cao nên khó di chuyển. Mỹ Ngọc sợ trợt chân té, nên luôn luôn ôm chặt cánh tay Long, thấy vậy chàng hỏi:
- Muốn xuống phía dưới không? Hay là ngồi trên nầy chơi một lúc rồi về?
- Muốn thì có muốn, nhưng xuống dưới rồi trở lên một mình sợ còn chưa nổi huống chi là cõng thêm em. Hay là tìm chỗ nào bằng bằng một chút mình ngồi chơi, nói chuyện đời cũng vui.
Long nhìn chung quanh quan sát địa hình một lúc, chàng chọn một gốc thông cách đường mòn chừng chục mét, đạp xẹp cỏ dại, rồi lựa những nhánh cây thông nhỏ, bẻ xuống, trải lên cỏ làm chiếu, hai người ngồi tựa vào gốc thông tâm tình.
Những câu chuyện không đầu, không đuôi, không đoạn kết. Từ chuyện trời trăng mây nước, chuyện đi bãi, đi giặt đồ, chuyện anh hàng xóm kế bên nhà tới chuyện chị bạn hàng trên chợ, ngày nào cũng có đề tài để bàn luận cả.
Ngày từng ngày qua đi nhanh chóng. Có hôm Long hỏi nàng:
- Em không giặt đồ mà bắt chế My thầu hết, không sợ bà ta cằn nhằn sao?
- Hổng dám cằn nhằn đâu. Em mua cho bả hai bộ đồ mới rồi đó. Nhưng mà anh biết hôn? Bà nầy cũng mánh lắm. Bả còn đòi thêm cái vali và đôi dép cao nữa đó.
Long ngạc nhiên hỏi:
- Ở đảo mua dép cao làm gì? Mà em có chịu không?
- Dám không chịu với bả à. Bả nói "Úc nhận rồi, chắc là tháng tới nó sang rước đi, mua cho bả hai món đó, cho bà ta đi định cư, bả cám ơn nhiều"
Giờ đây hai người đang đắm say với tình yêu trên ngọn đồi. Chuyện đi bãi không còn là niềm vui của Mỹ Ngọc nữa mà nó đã trở thành việc làm kiếm cơm cho gia đình. Cuộc chiến không cân sức giữa dân đi bãi và cảnh sát Mã Lai vẫn xảy ra hằng ngày.
Tụi Mã Lai ra đòn mới dân mua hàng tìm cách khắc phục. Từ hôm bị cảnh sát dùng ca nô hốt gần sạch hàng, dân đi bãi cắt cử người đứng canh trên mỏm đá đầu bãi, nếu nhìn thấy dạng chiếc ca nô là xoay đèn làm tín hiệu. Người lội tàu cũng bỏ đèn pin vào bọc nilon, hể thấy cảnh sát là báo hiệu cho dân trên bờ biết. Họ cũng đổi cách mua hàng, hàng mua xong được cột lại kỹ càng sẵn sàng xuống nước được thì mới trả tiền. Nhiều lần sau cảnh sát chỉ lấy ̣được những mặt hàng nặng ít giá trị, còn hàng nhẹ có giá trị kinh tế cao thì được giữ, cất kỷ, bảo vệ tốt.
Bọn chúng nhiều lần ăn không được nên ra một chiêu mới vô cùng tàn độc. Sáu thằng ôn dịch chia làm hai tốp vừa trên bờ vừa dưới nước ập vào một lượt, thêm lần nữa dân mua hàng thảm bại nặng nề. Bộ ba tam sên lần đầu phải chịu ngậm ngùi đưa thùng thuốc và bốn thùng mì cho chúng.
Bị hốt hàng Long đề nghị nghỉ xả xui một hôm để lấy lại tinh thần Hận đồng ý liền nhưng Mỹ Ngọc nói:
- Nghỉ mua hàng thì được. Còn nghỉ không đi giặt đồ thì em không đồng ý à nghen
- Ờ! Thì ngày mai đi sớm chịu chưa???
(Còn tiếp...Xin Xem tiếp Kỳ 10)
Sáng hôm sau Long dậy sớm. Mỹ Ngọc và má nàng đang chuẩn bị mang thùng thuốc xuống chợ bán. Long dặn dò:
- Đêm qua bị hốt hàng, sáng nay giá cả chắc là mắc hơn thường ngày nhiều lắm.
Má nàng mau mắn trả lời:
- Chuyện nầy tôi rành hơn thầy mà, khỏi lo.
Một giờ sau Mỹ Ngọc sang báo cáo:
- Hôm nay mình trúng mánh lớn rồi. Thùng thuốc má bán được 660 $. Chợ hôm nay cái gì cũng mắc hết, chắc là hôm qua Mã Lai chưa bán được bao nhiêu hàng thì cảnh sát tới.
Long vẫn còn ngại ngùng nên nói vuốt theo:
- Chắc vậy rồi.
Đến trưa chế My sang rủ Long ra suối giặt đồ, chàng ngạc nhiên hỏi:
- Mỹ Ngọc đâu? Mà chế lại kêu tôi?
Chế My cười một cách bí mật đáp:
- Đi đi rồi sẽ rõ.
Lên đến đỉnh dốc Mỹ Ngọc đang ngồi chờ sẵn:
- Hai người làm gì mà lâu dữ vậy?
Chế My trả lời:
- Từ từ chớ mắc chứng gì mà phải gấp gáp?
Mỹ Ngọc kéo tay Long đi nhanh về phía trước nói:
- Hôm nay dẫn em đi tìm suối nước khác đi. Con suối cũ muốn cạn hết rồi, nước còn ít lắm.
- Có một con suối lớn phía bên hông đảo, nhưng mà đường rất khó đi.
Chế My nói vô:
- Hay là thầy dắt con Ngọc qua đó xem coi nước còn nhiều không? Hôm nay để tui giặt đồ hết cho.
Nói xong cô ta dành lấy thau đồ rồi rẻ về phía con suối nhỏ, nhưng cũng không quên quay đầu lại dặn:
- Chừng nào hai người về nhớ ghé qua gọi tui nghen.
Long dắt Mỹ Ngọc đi luồn qua những con đường mòn nhỏ trong rừng, lần qua con suối lớn bên hông đảo. Những cây thông cao ngất chạy dài xuống một bải cát trắng nhỏ, nó rộng chừng bằng một nửa cái sân đá banh, bên dưới là một con suối, nước vẫn còn nhiều, đang chảy róc rách nghe êm tai vô cùng. Nơi nầy cách xa bãi trước nơi dân tị nạn sống chen chút nên rất ít người lui tới... Cỏ dại mọc đầy cả lối đi, con dốc rất cao nên khó di chuyển. Mỹ Ngọc sợ trợt chân té, nên luôn luôn ôm chặt cánh tay Long, thấy vậy chàng hỏi:
- Muốn xuống phía dưới không? Hay là ngồi trên nầy chơi một lúc rồi về?
- Muốn thì có muốn, nhưng xuống dưới rồi trở lên một mình sợ còn chưa nổi huống chi là cõng thêm em. Hay là tìm chỗ nào bằng bằng một chút mình ngồi chơi, nói chuyện đời cũng vui.
Long nhìn chung quanh quan sát địa hình một lúc, chàng chọn một gốc thông cách đường mòn chừng chục mét, đạp xẹp cỏ dại, rồi lựa những nhánh cây thông nhỏ, bẻ xuống, trải lên cỏ làm chiếu, hai người ngồi tựa vào gốc thông tâm tình.
Những câu chuyện không đầu, không đuôi, không đoạn kết. Từ chuyện trời trăng mây nước, chuyện đi bãi, đi giặt đồ, chuyện anh hàng xóm kế bên nhà tới chuyện chị bạn hàng trên chợ, ngày nào cũng có đề tài để bàn luận cả.
Ngày từng ngày qua đi nhanh chóng. Có hôm Long hỏi nàng:
- Em không giặt đồ mà bắt chế My thầu hết, không sợ bà ta cằn nhằn sao?
- Hổng dám cằn nhằn đâu. Em mua cho bả hai bộ đồ mới rồi đó. Nhưng mà anh biết hôn? Bà nầy cũng mánh lắm. Bả còn đòi thêm cái vali và đôi dép cao nữa đó.
Long ngạc nhiên hỏi:
- Ở đảo mua dép cao làm gì? Mà em có chịu không?
- Dám không chịu với bả à. Bả nói "Úc nhận rồi, chắc là tháng tới nó sang rước đi, mua cho bả hai món đó, cho bà ta đi định cư, bả cám ơn nhiều"
Giờ đây hai người đang đắm say với tình yêu trên ngọn đồi. Chuyện đi bãi không còn là niềm vui của Mỹ Ngọc nữa mà nó đã trở thành việc làm kiếm cơm cho gia đình. Cuộc chiến không cân sức giữa dân đi bãi và cảnh sát Mã Lai vẫn xảy ra hằng ngày.
Tụi Mã Lai ra đòn mới dân mua hàng tìm cách khắc phục. Từ hôm bị cảnh sát dùng ca nô hốt gần sạch hàng, dân đi bãi cắt cử người đứng canh trên mỏm đá đầu bãi, nếu nhìn thấy dạng chiếc ca nô là xoay đèn làm tín hiệu. Người lội tàu cũng bỏ đèn pin vào bọc nilon, hể thấy cảnh sát là báo hiệu cho dân trên bờ biết. Họ cũng đổi cách mua hàng, hàng mua xong được cột lại kỹ càng sẵn sàng xuống nước được thì mới trả tiền. Nhiều lần sau cảnh sát chỉ lấy ̣được những mặt hàng nặng ít giá trị, còn hàng nhẹ có giá trị kinh tế cao thì được giữ, cất kỷ, bảo vệ tốt.
Bọn chúng nhiều lần ăn không được nên ra một chiêu mới vô cùng tàn độc. Sáu thằng ôn dịch chia làm hai tốp vừa trên bờ vừa dưới nước ập vào một lượt, thêm lần nữa dân mua hàng thảm bại nặng nề. Bộ ba tam sên lần đầu phải chịu ngậm ngùi đưa thùng thuốc và bốn thùng mì cho chúng.
Bị hốt hàng Long đề nghị nghỉ xả xui một hôm để lấy lại tinh thần Hận đồng ý liền nhưng Mỹ Ngọc nói:
- Nghỉ mua hàng thì được. Còn nghỉ không đi giặt đồ thì em không đồng ý à nghen
- Ờ! Thì ngày mai đi sớm chịu chưa???
(Còn tiếp...Xin Xem tiếp Kỳ 10)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét