Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Càng gần hết mùa thu trời mỗi ngày mỗi lạnh thêm. Nhiệt độ bắt đầu xuống dưới 40 độ F, sáng sớm ra xe trên kiếng xe đã có một lớp đá đống dầy cui. Đi ra đường phải mặc áo lạnh nặng nề như cục chì, thêm khăn choàng cổ lòng thòng bất tiện vô cùng. Long than với thím ba:
- Trời ơi! Chưa tới mùa đông mà lạnh cở nầy, sang đông chắc thím cháu mình ngủm luôn quá.
- Không ngủm được đâu thầy ơi, bất quá cả nhà mình thành người tuyết thôi hè. Phượng trả lời thay má nó.
Thím ba vừa run rẩy vừa nói:
- Thầy và tụi nhỏ còn trẻ mà than nổi gì, tui với ổng già rồi mới mệt đây nè.
Chú ba an ủi:
- Không sao đâu, ít hôm rồi sẽ quen dần thôi mà, năm rồi, tôi mới đầu cũng bị vậy, nhưng ráng thét rồi cũng qua.
Ngưng một chút chú tiếp:
- Nhưng sao năm nay lạnh sớm quá, mà lạnh dẫu hơn nữa chứ. Thằng cha Hải coi vậy mà hên khỏi phải chịu lạnh nữa rồi.
- Hay là mình dời qua bên đó ở đi ba. Phượng đề nghị.
- Con tưởng muốn đi dễ à? Chú Hải có bạn bè bên đó nên mới đi được, còn mình thì quen biết ai mà đi? Nếu mà đi được thì ba đi trước khi má con tới rồi, chứ có phải đợi tới năm nay đâu?
Thím ba thì vẫn than thở:
- Cái cô Nhung nầy đã giúp thì giúp cho trót, qua bên đó ở yên rồi thì rủ mình qua luôn có phải tốt hơn không, đàng nầy qua rồi, êm luôn không thơ từ điện thoại gì ráo trọi.
Phượng cằn nhằn:
- Thì tại thầy chê người ta, cho nên cổ giận không thèm liên lạc nữa.
- Tại hai đứa em, dành với người ta, nên người ta giận bỏ đi, bây giờ đổ thừa ai được nữa.
- Tại thầy, tại thầy.
Hai đứa cùng la lên
- Tại hai đứa em.
Ba thầy trò đồ thừa qua lại làm không khí trong nhà đở buồn tẻ lạnh lẽo.
Trưa thứ hai đi học về, thím ba lại nói:
- Thầy có thơ nữa nè, mà không phải thơ Việt Nam. Đâu đoán xem coi là thơ của ai.
- Chắc không phải thơ của Nhung hay Mỹ Ngọc đâu. Nếu mà người ta muốn liên lạc thì họ đã gởi lâu rồi chứ không chờ đến giờ nầy đâu. Chắc là thơ của mấy đứa học trò rồi.
- Của ai thì tôi không biết, nhưng mà tên lạ hoắt lạ quơ hè. Nói xong thím đưa cho Long hai cái thư.
Long mở thư cửa thằng học trò cũ Lý Hồng Châu ra xem trước. Lá thư ngắn, gọn, chỉ là hỏi thăm sức khỏe nhưng đoạn chót thì nó khuyên Long, nếu ở bên chàng lạnh lẽo buồn chán thì trở về bên nó mướn nhà, rồi thầy trò ở chung cho vui. Cái thư thứ nhì của Thân Thành Bảo cũng là tương tự.
Bảo nói:
- Ba thằng ở chung nhà nó đã dọn ra riêng hết rồi. Nó khuyên Long về ở chung cho vui, nó sẽ hỏi ông Paul (người bảo trợ của nó) dùm cho.
Long trao thơ cho chú thím ba xem, hai người nhìn Long dò xét:
- Thầy tính sao?
Long trầm ngâm suy nghỉ hồi lâu:
- Bây giờ thì thiệt tình tôi chưa biết tính sao nữa. Ở đây tuy là lạnh và buồn nhưng hoàn cảnh nầy, bắt buộc mình phải đi học, không học thì đâu có việc gì khác mà làm. Còn về bên đó, thì xô bồ hơn. Thành phố San Francisco lớn hơn Cincinnati lại nhiều cám dỗ quá, sợ mình không học được nữa.
Chú ba cười, cười góp ý:
- Thầy thì lúc nào cũng nghe nhắc tới ba cái vụ học hành, còn trẻ trung gì nữa đâu? Chỗ nào ở được thì ở, chỗ nào cũng là tạm bợ mà thôi. Tui mà có người quen rủ đi như thầy thì tui dong mất lâu rồi.
- Hay là thầy về đó trước đi, chỗ ăn ở ổn định rồi thì hú tụi tui qua ở chung cho vui. Thím ba góp thêm vào.
Để tôi suy nghĩ kỹ đã, chứ đi rồi mà trở lại nữa thấy kỳ, kỳ.
Thím ba cười rộ lên:
- Thì ra cũng là sợ gặp lại cô Mỹ Ngọc chứ gì.
Rồi thím nghiêm mặt góp ý:
- Nói thiệt nghen thầy, tui chưa gặp cô ta lần nào, nhưng mà cái ngữ trước sau không tình không nghĩa đó, có cho tui, tui cũng không thèm đâu. Thầy mà có về lại bên đó, cũng đừng nên đi tìm cô ta làm chi nữa.
Hai hôm sau Long lại nhận được một lá thư nữa. Thím ba vừa đưa thư vừa nói, chắc là thêm một đứa học trò nào rủ thầy về bển nữa rồi.
Long cầm lá thư trên tay lật qua lại không thấy tên và địa chỉ người gởi, nhìn kỷ dấu bưu điện thì thấy đến từ San Francisco, chàng hồi họp xé ra, nhưng chỉ là một tờ giấy tập được cắt ngay ngắn, trong đó chỉ vỏn vẹn có hai từ tiếng Anh "Me too". Me too dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tôi cũng vậy, Long đã gởi đi hành chục lá thư nội dung khác nhau, vậy thì "cũng vậy" ở đây theo lá thơ nào. Lá thư bằng Anh ngữ nói về nỗi nhớ thương dai dẳng kéo dài cả năm nay, hay lá thư bằng việt ngữ cuối cùng mà Long đã dứt khoát quên nàng, hay là ai đó phá mình chơi không chừng. Nhưng mà là gì đi nữa Long đã quyết định quên nàng rồi nên không còn xem nó là vấn đề quan trọng.
Thấy Long đọc thư mà làm thinh không nói gì thím ba tò mò hỏi:
- Thơ ai mà thầy trầm tư quá vậy?
Long làm thinh không trả lời mà đưa thơ cho thím ba xem, cầm cái thư lật qua lật lại thím hỏi:
- Ai mà phá thầy vậy cà? Gởi thơ mà không viết chữ nào hết. Rảnh gh.. ê đi.
- Thì rảnh mới có thời gian phá chơi chớ, nói xong chàng bỏ vô phòng không thèm đem theo lá thư.
Chuyện trở về hay ở lại làm chàng suy nghĩ nát óc mà chưa có quyết định dứt khoát, thì hôm sau nhận thêm một lá thư của Bảo, nó cho biết ông Paul đã đồng ý cho chàng ở nhà ông ta rồi. Long buộc lòng phải viết một lá thư gởi cho ông Paul, trình bày mọi việc và xin quết định chính thức của ông ta. Một tuần sau Long nhận được thư hồi báo của Paul cho phép Long ở nhà ông đến khi nào chàng muốn đi cũng được.
Ngày lễ tạ ơn của Mỹ là một ngày lễ lớn chỉ nhỏ hơn lễ chúa giáng sinh mà thôi, nhưng đối với người Việt thì nó rất bình thường, nó cũng là một ngày như mọi ngày, chỉ có đều khỏi phải đi làm hoặc đi học mà thôi. Mọi người đang đóng góp ý kiến về lá thư của Paul. Ai cũng khuyên chàng về lại San Francisco chừng nào chỗ ăn ở ổn định thì mọi người sẽ dọn qua ở chung, chỉ duy nhất bé Nga là không đồng ý nó nói:
- Rủi thầy đi luôn như cô Nhung rồi sao? Ở đây chơi cũng vui vậy về bển một mình làm gì?
Phượng la:
- Em con nít mà biết cái gì.
- Chị cũng vậy, chị cũng con nít vậy. Sao chị nói được mà chị không cho em nói?
- Hai đứa bây ồn quá để cho thầy Long tính. Thím ba la tụi nhỏ.
Hai đứa còn đang nghinh nhau thì có tiếng xe đậu trước sân. Phượng chạy ra mở cửa xem ai tới thì Julia bước vào:
- Chào tất cả mọi người, chúc mọi người có một ngày lễ tạ ơn vui vẻ, hạnh phúc.
Mọi người ai cũng chúc lại nàng một câu giống nhau. Nga gặp Julia thì mừng lắm tưởng chừng như có đồng minh bênh vực mình, khuyên Long ở lại. Nó cầm tay Julia nói:
- Em hỏi chi một câu được không?
- Em nói đi.
- Chị muốn thầy Long ở đây hay là về San Francisco?
- Ý em là sao?
Long không muốn mọi người bàn ra, tán vào nên kéo Julia vô phòng vừa đi vừa nói:
- Vào đây anh cho em xem cái nầy.
Julia rất đổi ngạc nhiên nhưng cũng yên lặng theo sau. Long lấy lá thư của Paul đưa cho nàng xem.
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 36)
Lanh Nguyễn
Càng gần hết mùa thu trời mỗi ngày mỗi lạnh thêm. Nhiệt độ bắt đầu xuống dưới 40 độ F, sáng sớm ra xe trên kiếng xe đã có một lớp đá đống dầy cui. Đi ra đường phải mặc áo lạnh nặng nề như cục chì, thêm khăn choàng cổ lòng thòng bất tiện vô cùng. Long than với thím ba:
- Trời ơi! Chưa tới mùa đông mà lạnh cở nầy, sang đông chắc thím cháu mình ngủm luôn quá.
- Không ngủm được đâu thầy ơi, bất quá cả nhà mình thành người tuyết thôi hè. Phượng trả lời thay má nó.
Thím ba vừa run rẩy vừa nói:
- Thầy và tụi nhỏ còn trẻ mà than nổi gì, tui với ổng già rồi mới mệt đây nè.
Chú ba an ủi:
- Không sao đâu, ít hôm rồi sẽ quen dần thôi mà, năm rồi, tôi mới đầu cũng bị vậy, nhưng ráng thét rồi cũng qua.
Ngưng một chút chú tiếp:
- Nhưng sao năm nay lạnh sớm quá, mà lạnh dẫu hơn nữa chứ. Thằng cha Hải coi vậy mà hên khỏi phải chịu lạnh nữa rồi.
- Hay là mình dời qua bên đó ở đi ba. Phượng đề nghị.
- Con tưởng muốn đi dễ à? Chú Hải có bạn bè bên đó nên mới đi được, còn mình thì quen biết ai mà đi? Nếu mà đi được thì ba đi trước khi má con tới rồi, chứ có phải đợi tới năm nay đâu?
Thím ba thì vẫn than thở:
- Cái cô Nhung nầy đã giúp thì giúp cho trót, qua bên đó ở yên rồi thì rủ mình qua luôn có phải tốt hơn không, đàng nầy qua rồi, êm luôn không thơ từ điện thoại gì ráo trọi.
Phượng cằn nhằn:
- Thì tại thầy chê người ta, cho nên cổ giận không thèm liên lạc nữa.
- Tại hai đứa em, dành với người ta, nên người ta giận bỏ đi, bây giờ đổ thừa ai được nữa.
- Tại thầy, tại thầy.
Hai đứa cùng la lên
- Tại hai đứa em.
Ba thầy trò đồ thừa qua lại làm không khí trong nhà đở buồn tẻ lạnh lẽo.
Trưa thứ hai đi học về, thím ba lại nói:
- Thầy có thơ nữa nè, mà không phải thơ Việt Nam. Đâu đoán xem coi là thơ của ai.
- Chắc không phải thơ của Nhung hay Mỹ Ngọc đâu. Nếu mà người ta muốn liên lạc thì họ đã gởi lâu rồi chứ không chờ đến giờ nầy đâu. Chắc là thơ của mấy đứa học trò rồi.
- Của ai thì tôi không biết, nhưng mà tên lạ hoắt lạ quơ hè. Nói xong thím đưa cho Long hai cái thư.
Long mở thư cửa thằng học trò cũ Lý Hồng Châu ra xem trước. Lá thư ngắn, gọn, chỉ là hỏi thăm sức khỏe nhưng đoạn chót thì nó khuyên Long, nếu ở bên chàng lạnh lẽo buồn chán thì trở về bên nó mướn nhà, rồi thầy trò ở chung cho vui. Cái thư thứ nhì của Thân Thành Bảo cũng là tương tự.
Bảo nói:
- Ba thằng ở chung nhà nó đã dọn ra riêng hết rồi. Nó khuyên Long về ở chung cho vui, nó sẽ hỏi ông Paul (người bảo trợ của nó) dùm cho.
Long trao thơ cho chú thím ba xem, hai người nhìn Long dò xét:
- Thầy tính sao?
Long trầm ngâm suy nghỉ hồi lâu:
- Bây giờ thì thiệt tình tôi chưa biết tính sao nữa. Ở đây tuy là lạnh và buồn nhưng hoàn cảnh nầy, bắt buộc mình phải đi học, không học thì đâu có việc gì khác mà làm. Còn về bên đó, thì xô bồ hơn. Thành phố San Francisco lớn hơn Cincinnati lại nhiều cám dỗ quá, sợ mình không học được nữa.
Chú ba cười, cười góp ý:
- Thầy thì lúc nào cũng nghe nhắc tới ba cái vụ học hành, còn trẻ trung gì nữa đâu? Chỗ nào ở được thì ở, chỗ nào cũng là tạm bợ mà thôi. Tui mà có người quen rủ đi như thầy thì tui dong mất lâu rồi.
- Hay là thầy về đó trước đi, chỗ ăn ở ổn định rồi thì hú tụi tui qua ở chung cho vui. Thím ba góp thêm vào.
Để tôi suy nghĩ kỹ đã, chứ đi rồi mà trở lại nữa thấy kỳ, kỳ.
Thím ba cười rộ lên:
- Thì ra cũng là sợ gặp lại cô Mỹ Ngọc chứ gì.
Rồi thím nghiêm mặt góp ý:
- Nói thiệt nghen thầy, tui chưa gặp cô ta lần nào, nhưng mà cái ngữ trước sau không tình không nghĩa đó, có cho tui, tui cũng không thèm đâu. Thầy mà có về lại bên đó, cũng đừng nên đi tìm cô ta làm chi nữa.
Hai hôm sau Long lại nhận được một lá thư nữa. Thím ba vừa đưa thư vừa nói, chắc là thêm một đứa học trò nào rủ thầy về bển nữa rồi.
Long cầm lá thư trên tay lật qua lại không thấy tên và địa chỉ người gởi, nhìn kỷ dấu bưu điện thì thấy đến từ San Francisco, chàng hồi họp xé ra, nhưng chỉ là một tờ giấy tập được cắt ngay ngắn, trong đó chỉ vỏn vẹn có hai từ tiếng Anh "Me too". Me too dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tôi cũng vậy, Long đã gởi đi hành chục lá thư nội dung khác nhau, vậy thì "cũng vậy" ở đây theo lá thơ nào. Lá thư bằng Anh ngữ nói về nỗi nhớ thương dai dẳng kéo dài cả năm nay, hay lá thư bằng việt ngữ cuối cùng mà Long đã dứt khoát quên nàng, hay là ai đó phá mình chơi không chừng. Nhưng mà là gì đi nữa Long đã quyết định quên nàng rồi nên không còn xem nó là vấn đề quan trọng.
Thấy Long đọc thư mà làm thinh không nói gì thím ba tò mò hỏi:
- Thơ ai mà thầy trầm tư quá vậy?
Long làm thinh không trả lời mà đưa thơ cho thím ba xem, cầm cái thư lật qua lật lại thím hỏi:
- Ai mà phá thầy vậy cà? Gởi thơ mà không viết chữ nào hết. Rảnh gh.. ê đi.
- Thì rảnh mới có thời gian phá chơi chớ, nói xong chàng bỏ vô phòng không thèm đem theo lá thư.
Chuyện trở về hay ở lại làm chàng suy nghĩ nát óc mà chưa có quyết định dứt khoát, thì hôm sau nhận thêm một lá thư của Bảo, nó cho biết ông Paul đã đồng ý cho chàng ở nhà ông ta rồi. Long buộc lòng phải viết một lá thư gởi cho ông Paul, trình bày mọi việc và xin quết định chính thức của ông ta. Một tuần sau Long nhận được thư hồi báo của Paul cho phép Long ở nhà ông đến khi nào chàng muốn đi cũng được.
Ngày lễ tạ ơn của Mỹ là một ngày lễ lớn chỉ nhỏ hơn lễ chúa giáng sinh mà thôi, nhưng đối với người Việt thì nó rất bình thường, nó cũng là một ngày như mọi ngày, chỉ có đều khỏi phải đi làm hoặc đi học mà thôi. Mọi người đang đóng góp ý kiến về lá thư của Paul. Ai cũng khuyên chàng về lại San Francisco chừng nào chỗ ăn ở ổn định thì mọi người sẽ dọn qua ở chung, chỉ duy nhất bé Nga là không đồng ý nó nói:
- Rủi thầy đi luôn như cô Nhung rồi sao? Ở đây chơi cũng vui vậy về bển một mình làm gì?
Phượng la:
- Em con nít mà biết cái gì.
- Chị cũng vậy, chị cũng con nít vậy. Sao chị nói được mà chị không cho em nói?
- Hai đứa bây ồn quá để cho thầy Long tính. Thím ba la tụi nhỏ.
Hai đứa còn đang nghinh nhau thì có tiếng xe đậu trước sân. Phượng chạy ra mở cửa xem ai tới thì Julia bước vào:
- Chào tất cả mọi người, chúc mọi người có một ngày lễ tạ ơn vui vẻ, hạnh phúc.
Mọi người ai cũng chúc lại nàng một câu giống nhau. Nga gặp Julia thì mừng lắm tưởng chừng như có đồng minh bênh vực mình, khuyên Long ở lại. Nó cầm tay Julia nói:
- Em hỏi chi một câu được không?
- Em nói đi.
- Chị muốn thầy Long ở đây hay là về San Francisco?
- Ý em là sao?
Long không muốn mọi người bàn ra, tán vào nên kéo Julia vô phòng vừa đi vừa nói:
- Vào đây anh cho em xem cái nầy.
Julia rất đổi ngạc nhiên nhưng cũng yên lặng theo sau. Long lấy lá thư của Paul đưa cho nàng xem.
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 36)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét