Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Khoảnh Khắc Cuộc Đời - Kỳ 55

Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn


Về nhà nghỉ lưng một chút là đã gần 3 giờ chiều Long sửa soạn đi làm, vì hôm nay không có thời giờ để nấu cơm  nên anh đành ghé nhà hàng mua một phần cơm đem theo. Vừa vào cửa thì Bob đả hỏi:
- Đơn mầy viết xong chưa? Đưa tao coi.
Long đưa tập bìa cứng có kẹp tờ đơn trong đó cho Bob. Anh ta lật ra xem rồi cười hỏi:
- Mầy viết hay là nhờ người khác vậy?
Long ngạc nhiên trước câu hỏi đó nhưng cũng vẫn vui vẻ trả lời:
- Thì tôi viết tối qua chứ ai, bộ tệ lắm sao mà anh hỏi.
Bob yên lặng một lúc rồi nói sang chuyện khác:
- Mầy thay đồ xong thì tới phòng ăn chờ tao.
Trên bảng thông tin ở phòng ăn đã có dán thông báo tuyển Sanitation Foreperson. Nhưng mà phòng ăn giờ đó không có ai cả. Các bộ phận khác thì đang làm việc còn Sanitation thì chưa có ai đến, vì 6 giờ họ mới bắt đầu làm. Phòng ăn rộng thêng thang mà ngồi một mình thì buồn chết được Long bỏ tiền vào máy bán cà phê tự động mua một ly, rồi đem thuốc ra vừa nhâm nhi cà phê, vừa hút thuốc giết thời gian trong khi chờ Bob.
 Hút tàn hết hai điếu thuốc thì Bob đến. Anh ta dẫn Long lên căn nhà nhỏ ở tầng chót được gọi là Penhouse. Nơi đây là phòng làm việc và tiếp khách của ông chủ tịch Gallo. Căn phòng rất rộng trong đó có một cái bàn bầu dục và khoảng hơn chục cái ghế, phòng còn trang bị đủ các loại máy điện tử,  kế bên là nơi làm việc của Ernie. 
Công ty Gallo do cha tryuền con nối thuộc gốc dân Ý. Ông cha để lại cho người con đã 6 năm rồi. Từ khi David về điều hành thì mức bán tăng nhanh mỗi năm, bây giờ David sắp rời khỏi, cho nên ông ta muốn xếp đặt lại bộ máy điều hành. Bob gõ cửa phòng ba tiếng đúng bài bản, thì bên trong có người lên tiếng.
- Mời vào.
Ernie không biết cao cở nào, nhưng rất mập với bộ râu quai nón cắt tỉa cầu kỳ 
- Mời các anh ngồi.
- Cám ơn ông. Long vừa ngồi xuống vừa nói.
Ernie vừa xem lá đơn xin việc của Long vừa hỏi:
- Tôi có nghe David và Bob nói nhiều về anh, nhưng mà không nghe họ nói anh đã từng làm Hiệu Trưởng.
- Tôi không kể cho mọi người nghe là vì Hiệu Trưởng hay thầy cô giáo, thì cũng cùng là người dạy dỗ cho học sinh mà thôi. Không có gì khác biệt nhau nhiều.
Ernie cười hỏi tiếp:
- Trong thời gian, anh làm việc có khi nào gặp cảnh đánh lộn trong trường không?
- Có chứ! Học sinh nước nào mà không có cải vả đánh nhau trong trường, chỉ có điều là ít hay nhiều mà thôi.
- Không.Tôi hỏi là các nhân viên trong trường của anh kìa?
- Trường khác thì tôi không biết. Nhưng chỗ tôi thì tuyệt đối không.
Ernie có vẻ đăm chiêu nghĩ ngợi một lúc sau mới hỏi tiếp:
- Anh có thể nói cho tôi nghe, anh phân công cho các đồng sự của anh như thế nào không?
Thì ra những câu hỏi căn bản mà Ernie đưa ra đều bị Paul đoán trước hết rồi cho nên Long trả lời không chút do dự:
- Tất cả các thầy cô giáo đều được huấn luyện như nhau cho nên công việc được phân chia theo nguyên tắc công bằng và đồng đều, đúng lý phải luôn luôn luân phiên với nhau. Nhưng mà ngành giáo dục có khác biệt, vì thầy cô giáo cần phải theo giỏi từng học sinh, nên không thể luân phiên thường xuyên được.
- Nếu mà có cuộc đình công xảy ra thì anh phải làm sao?
Câu hỏi ngoài sự dự đoán của Paul và Long, làm chàng chới với nhưng dù sao cũng phải trả lời. Long nói theo cảm nhận của chính mình 
- Tôi là một thành viên của Union, nếu có đình công tôi bắt buộc phải tuân theo, nhưng mà tôi thì lại rất cần tiền, nếu luật lệ cho phép được đi làm, thì tôi sẽ không đình công mà đi làm như thường. 
- Anh không biết thành viên Union có quyền ký tên từ bỏ nhiệm vụ và quyền lợi của mình sao?
- Tôi là thành viên mới nên chưa có dịp tìm hiểu nhiều.
- Cái đó không quan trọng, anh có thể tìm Calrol mà hỏi về bản hợp đồng. Kể từ hôm nay anh sẽ phụ giúp cho Bob tất cả những gì mà anh ta cần. Quay sang Bob.  Ernie nói:
- Chuyện chọn Foreperson của anh coi như xong rồi, tôi không cần phải phỏng vấn thêm ai nữa đâu. Thôi các anh trở ra làm việc của mình đi.

Xuống phòng ăn tiếp tục uống cà phê, Bob cười vui vẻ nói:
- Tao không ngờ thằng mập đó, nó hỏi mầy dễ như vậy. Lúc trước nó quay tao cả tiếng đồng hồ. Nhưng dù sao tao cũng chúc mừng mầy. Có lẽ tuần sau tao mới công bố chuyện hôm nay, để tụi nó khỏi kiếm chuyện lôi thôi...
Bắt đầu tối hôm đó Long cố gắng làm xong phần việc của mình sớm hơn, để dành nhiều thời gian còn lại đi theo Bob xem anh ta có cần giúp gì không...

Sáng hôm sau Phước, Hùng và chị Thủy đều cho biết, check đã gởi tới rồi nên nhờ chàng chỉ cho họ cách đổi ra thành tiền mặt. Long nói:
- Thì mọi người cứ đến nhà Hùng trước đi, khoảng nửa giờ sau tôi xuống tới chỉ cho, chứ làm gì mà rối lên vậy.
Sau khi xem những tấm checks của sở an sinh xã hội Long giải thích:
- Check nầy do ngân hàng Bank of America phát ra, chúng ta cứ đến bất cứ chi nhánh nào của nó đổi thành tiền đều được cả. Còn đến ngân hàng khác đổi, thì cần phải mở tài khoản với họ. Hôm nay tôi sẽ đổi dùm cho, vì tôi có mở tài khoản với Bank đó. Nói xong Long lấy check của từng người lật ra phía sau viết câu "pay to the order of Long Nguyen". Xong rồi kêu từng người một ký tên và ghi số thẻ căn cước vào. Sau đó dẫn 3 người vô Bank of America xem cách thức đổi tiền ở ngân hàng ra sao.
Lấy đầy đủ 320$ không bị trừ đi xu nào chị Thủy khoái quá cười hoài không khép miệng:
- Điệu nầy phải cho bà Ánh biết, để bả làm theo, chứ không thôi nhà bả mỗi tháng mất hết hơn 30$ uổng quá.
Long hỏi Phước:
- Hôm qua đi xin trợ cấp làm tới đâu rồi? 
- Người ta hẹn thứ hai tuần sau, họ mới dẫn đi được, còn biểu mình đi làm số an sinh xã hội trước. 
- Vậy thì về kêu tụi nó đi, chỗ đó đi bộ chừng 10 phút thôi. Rồi quay sang chị Thủy Long dặn:
- Chừng một giờ sau tôi về dẫn Kim Hoa đi xem trường.

Long, sau đi khi làm thẻ an sinh cho anh em Thanh và Hoà xong rồi, thì đến nhà chị Thủy, vừa nhận chuông xong, một lúc sau, ba chị em ra cửa. Hôm nay Kim Liên mặc một chiếc quần tây may theo kiểu Việt Nam chính hiệu (chắc đồ nầy đem từ nhà qua) cộng thêm chiếc áo cũng là áo kiểu ở quê nhà. Lâu lắm Long mới nhìn lại gái Việt trên xứ Mỹ đúng nghĩa (ít ra cũng qua cách ăn mặc bề ngoài) 
Bốn người thả bộ từ từ xuống đường Market Long nói:
- Hôm nay mình đi xe đường hầm cho biết .
Chị Thủy thì ng̣ạc nhiên còn hai nàng kia thì trố mắt nhìn chàng:
- Cậu nói đường hầm ở ngay đây sao? chị cười tiếp lời:
- Thôi đừng thấy tui quê gồi nói gạt nghen. Ở chỗ nầy là thành phố làm gì có đường hầm.
- Thì chị cứ theo coi thử đi. Hôm qua tôi gọi hỏi kỹ rồi. Dưới đây có xe điện chữ N chạy tới đường Juda và đường số 7 cách trường  học của Hoa có 1 block đường mà thôi. Nếu đúng y như vậy em Hoa đi học rất là tiện.
Kim Hoa nghe vậy hăng hái chạy nhanh lên nắm tay Long kéo đi:
- Lẹ lên, anh nói làm em nôn quá. Dễ đi như vậy thì em không sợ lạc, chớ đi lòng vòng sang qua, rẻ lại em không nhớ nổi đâu.
Xuống đường hầm Long dáo dác nhìn quanh, thì ra nó là đường rầy xe lửa dưới lòng đất. Nó cũng có chỗ ngồi chờ xe như trên mặt đất, trên băng ghế đã có vài người ngồi chờ. Chàng đến gần một người ngồi phía sau cùng hỏi: 
- Xin lỗi bà. Có phải chỗ nầy là trạm xe đi Sunset (tên gọi của một khu  vực có trường trung học New Comer) không?
--Đúng rồi. Khi xe qua khỏi đường hầm là bắc đầu khu vực Sunset.
- Vậy giá vé bao nhiêu vậy? Bà ta ngạc nhiên ngước nhìn chàng rồi trả lời:
- Nó cũng là xe bus Muni của thành phố mà.
- Vậy sao, xin cám ơn bà. Long sang qua hỏi Thủy:
- Chí có tiền cắc đi xe bus không?
- Sao không? Lúc nào cũng thủ sẵn trong túi mà. Vừa lúc đó xe bus chữ N trờ tới. Nó dài gần gấp đôi xe trên mặt đất phía trên là một cái cần câu bằng dây điện, được nối với điện thành phố, phía dưới 4 bánh xe bằng sắt chạy trên đường rầy. Đúng ra thì phải gọi nó là "xe lửa điện". Chỗ nầy là trạm thứ nhì nên xe còn rất trống. Chị Thủy lên đầu tiên để trả tiền cho bốn người, rồi cùng Kim Hoa ngồi chung một băng. Long lên sau cùng nên Kim liên nhích sang một bên để chàng ngồi chung. Xe tuy là chạy dưới đường hầm nhưng cùng ghé đến 4 trạm nữa mới trồi lên mặt đất. Cứ mỗi trạm dừng là người tài xế đọc tên con đường ở trạm đó. Đến đường số 10 thì Long kêu tất cả xuống xe.
Khu nầy nhà cửa thật  khang trang, sạch sẽ có lẽ  giàu có hơn Khu Tenderloin mà chị Thùy và bọn Đức ở. Trường New Comer cách đó nửa block  đường, nó là một căn biệt thự 3 tầng nhìn phía ngoài rất đẹp. 
- Trường của em đó. Long chỉ Kim Hoa.
 Nó nhìn tới nhìn lui một hồ rồi hỏi:
- Em vô xem được không?
- Vô làm gì ? Chừng nào đầy đủ giấy tờ thi vô luôn, bây giờ mà đem em vô xem, thì anh biết lấy lý do gì đây? Thôi đi vòng quanh chơi cho biết rồi về.
Chung quanh trường nhiều nhà hàng, tiệm tạp hóa và rất nhiều dịch vụ khác, đúng là một khu thị tứ sầm uất.Trước khi lên xe về Long dặn Kim Hoa:
- Em đếm thử xem có bao nhiêu trạm từ trường tới nhà để sau nầy khỏi  bị lạc...

(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 56)

Lanh Nguyễn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét