Truyện ngắn nhiều kỳ của Lanh Nguyễn
Gần sáu giờ chiều thì có tiếng chìa khóa mở cửa khua lắc cắc. Ông Paul vừa bước vào nhà vừa kéo dài giọng nói:
- I am ho. .me.
Long chạy ra:
- Chào ông! Tôi là Long, người mà lúc trước đã gởi thư xin ông cho ở trọ nhà. Hôm nay tôi tới ở.
- Chào mừng anh đến đây. Anh đi đường xa có mệt lắm không?
- Dạ không, lên xe tôi chỉ ngồi ngắm cảnh và ngủ thôi nên không thấy mệt. Còn ông đi làm về chắc là mệt?
Ông Paul cười lớn:
- Tiếng Anh cũng khá đấy chứ, tốt hơn tôi tưởng nhiều. Thú thiệt đọc thư anh tôi nghỉ là người nào đó viết dùm, nhưng bây giờ thì tôi biết là tôi lầm. Anh có muốn nói chuyện chơi với tôi không?
- Chỉ sợ ông đi làm về mệt thôi, chứ tôi lúc nào cũng muốn học thêm tiếng Anh hết.
Ông Paul có vẻ hài lòng với thành viên mới trong nhà:
- Vậy thì anh xuống bếp nấu cho một ấm nước sôi, ở đây tôi có cà phê gói pha sẵn, tôi thay đồ xong mình vừa uống cà phê vừa nói chuyện.
Ông Paul cũng thuộc tiếp người hút thuốc lá, vừa ngồi vào ghế sofa là kéo liền cái gạt tàn thuốc ra để trên bàn
- Anh có hút thuốc lá không vậy?
Long chưa kịp trả lời thì ông ta cười giòn nói tiếp. Hình như tôi hỏi hơi thừa, người Việt Nam các anh hầu như thanh niên nào cũng hút thuốc lá cả.
Long cũng cười tiếp lời:
- Ông cũng nghiên cứu nhiều về cuộc sống của người Việt chúng tôi lắm. Đúng là thanh niên Việt thích hút thuốc lá, vì khi mới vừa lớn lên họ tưởng lầm hút thuốc thì các cô gái trẻ sẽ cho mình là người lớn, với lại kẹp điếu thuốc trên tay thì coi oai hơn, đàn ông hơn, riết rồi họ ghiền thuốc lúc nào không hay.
Hai người bắt đầu nói chuyện về phong tục tập quán đời sống, sự khác biệt của hai dân tộc. Bảo thì đứng trơ mắt nhìn không tin nổi người mà trước đây nó từng quen biết, giờ có thể nói chuyện được với người bảo trợ nó.
Thấy nói chuyện đã lâu sợ Paul mệt và chán nên Long nói vào vấn đề chính:
- Hôm viết thư tôi chưa hỏi rõ, hôm nay xin ông cho biết tôi cần phụ trả tiền nhà và chi phí điện nước mỗi tháng bao nhiêu ạ?
Ông ta lại cười lớn hỏi lại:
- Bảo chưa nói với anh, tôi là người bảo trợ bốn đứa nó từ trại tị nạn Song Kha Thái Lan qua đây sao? Chúng nó ở đây đâu có phụ cho tôi cái gì. Mà không có chúng nó thì tôi cũng phải trả ngần ấy chi phí thôi, đâu có khác biệt gì nhiều. Nhưng mà cũng cám ơn anh quan tâm, còn như anh muốn chia sẽ trách nhiệm thì tiền điện thoại viễn liên nếu anh có gọi thì tự trả lấy. Bạn bè anh đến chơi không nên làm ồn và phải về trước 8 giờ tối vì tôi cần nghỉ nghơi sớm để đi làm.
- Xin cám ơn ông tôi xin tuân thủ những điều ông vừa mới nói. Chúc ông ngủ ngon.
Long thu dọn ly tách rồi rửa sạch đồ gạt tàn thuốc mới qua phòng mình nằm ngủ. Long vừa nằm xuống giường thì Bảo bước qua hỏi:
- Anh đi qua bển có 8 tháng, học cách nào mà nói chuyện được với ổng vậy?
- Thì cũng học như em, có điều lúc nào cũng tìm chuyện để nói, lúc đầu nói không hiểu thì dùng tay phụ họa, dùng tay lâu ngày thì bị mỏi, nên bây giờ không cần dùng nữa vậy thôi. Mà em ở chung với ông ta sao không tập nói chuyện thường xuyên, ông ta cũng vui tính chứ có khó khăn gì đâu .
Bảo gải đầu:
- Em sợ nói sai ông ta cười.
- Người ta nói chuyện với mình ai cũng muốn biết, người kia muốn nói cái gì, bởi vậy khi họ nghe mà không hiểu, nhất định họ sẽ hỏi lại cho tới khi họ hiểu, còn mình nói mà họ chưa hiểu thì mình ra dấu cho họ biết hoặc là dùng từ khác để diễn tả. Không ai cười chê đâu mà sợ, cứ phan đại đi, sợ hoài tới già một tiếng cũng không nói được.
- Em sẽ cố gắng thử...
Bảy giờ sáng Long vừa thức dậy thì ông Paul đã chuẩn bị xong để đi làm, sắp sửa bước ra cửa.
- Chào buổi sáng Paul, ông sắp đi làm à.
- Tôi 8;30 giờ sáng mới vào làm, bây giờ đến đó thì còn sớm, nhưng mà tôi còn phải ghé quán, ăn sáng uống cà phê nữa. Còn anh thức sớm làm gì ?
- Tôi thức giờ nầy đã là trể rồi, lúc ở Ohio 7 giờ sáng là đã ra xe đi học, ngày nào cũng thế nên quen.
Long xuống bếp định chiên cơm ăn sáng nhưng dầu ăn cũng không có nên đành phải tiếp tục món trứng gà chấm muối.
Xem đường xe bus trên bản đồ xong, chàng một mình đến sở an sinh xả hội. Tòa nhà lớn vỉ đại nầy, tọa lạc trên đường Otis nó chiếm gần một phần ba block đường, bên trong chằng chịt phòng ốc như bát quái trận đồ, người qua kẻ lại như khu chợ nhỏ, khác với vẻ yên lặng của Ohio. Long hỏi thăm một anh Mỹ đen có mang cây súng ngắn đang đứng xớ rớ trước cửa ra vô:
- Tôi là người tị nạn mới đến, muốn vào xin tiền trợ cấp, vậy thì tôi phải đến đâu, ông làm ơn chỉ dùm.
Anh ta không buồn mở miệng mà chỉ dùng tay chỉ vào cánh cửa lớn phía trước, đang có hai người bước vào cùng lúc. Long vội gật đầu cám ơn rồi bước theo họ. Bên trong cả chục dãy ghế dầy đặt người ngồi. Chàng nhìn quanh thấy có bàn hướng dẫn, nên đến hỏi nhờ họ chỉ giúp. Một bà Mỹ già trên ngực có đeo bảng, làm việc tự nguyện Long đến nhờ bà chỉ dùm thủ tục xin trợ cấp, bà ta vui vẻ bảo chàng xếp hàng, xin số thứ tự rồi ngồi chờ, đến khi nào có người gọi số của mình, thì theo họ rồi trình hết những giấy tờ mình đem theo, người phụ trách sẽ làm hồ sơ dùm mình. Long chờ hơn hai giờ đồng hồ thì cũng tới số của mình đang giữ.
Người gọi chàng là một phụ nữ trẻ da đen đúng như sự phỏng đoán của Bảo, có điều cô ta còn trẻ nên không thể gọi là bà được. Cô ta tự giới thiệu tên Teresa cán sự xã hội. Sau khi Long trình bày tình trạng của mình cô ta phán:
- Anh đã đi làm hơn bảy, tháng nên hội đủ điều kiện xin trợ cấp thất nghiệp, bao giờ sở thất nghiệp thôi cấp thì hảy trở lại đây chúng tôi sẽ giải quyết.
Long chả hiểu gì về luật lệ phức tạp nên hỏi lại:
- Tôi mới đến xứ nầy, luật lệ gì cũng không biết, cô làm ơn giải thích dùm được không?
Cô cán sự xã hội trẻ, vui vẻ giải nghĩa:
- Khi anh đi làm, người chủ có bổn phận mua bảo hiểm thất nghiệp cho anh, bảo hiểm nầy chỉ có hiệu lực khi anh đã làm từ sáu tháng trở lên. Anh đã làm 7 tháng 3 tuần lễ rồi nên anh đủ điều kiện xin thất nhhiệp. Bây giờ sở thất nghiệp sẽ cấp cho anh sáu tháng tiền phụ cấp, sau sáu tháng nếu anh chưa tìm được việc làm, thì sở an sinh xã hội sẽ cấp tiền cho anh theo đạo luật giúp người tị nạn. Chúng tôi cũng nói rõ cho anh biết, từ năm 1980 những người tị nạn độc thân chỉ còn được trợ cấp 18 tháng thôi, không như trước đây được 24 tháng.
- Cám ơn cô, nhưng tôi phải tới đâu để xin tiền thất nghiệp.
Teresa lấy ra một cải bản đồ xe bus chỉ cho Long, nên bắt xe số mấy tới đoạn đường nào thì chuyển xe, cô ta còn cẩn thận ghi vào mảnh giấy vàng phía dưới có keo, rồi dán vào tấm bản đồ cho Long, sau đó bắt tay chúc chàng may mắn.
Theo sự hướng dẫn tận tình của Teresa nửa giờ sau Long đến được sở thất nghiệp. Nơi nầy ít người lui tới hơn nên không phải xếp hàng lâu. Họ hỏi Long "tại sao nghỉ việc" Long thành thật trả lời:
- Ở Ohio lạnh quá tôi không chịu nổi nên phải chạy về đây ở cho đở lạnh.
Anh ta lạnh lùng phán:
- Thông thường nếu anh tự ý nghỉ việc thì sở thất nghiệp sẽ phạt anh một tháng đầu không được nhận trợ cấp, trừ trường hợp anh chứng minh được mình có lý do chính đáng. Còn trường hợp của anh vì lạnh không chịu nồi phải về đây ở, vậy có gì để chứng minh cho lời nói của anh không? Ví dụ như là Bác Sỉ nói anh bị yếu phổi không thể sống nơi có khí hậu lạnh chẳng hạn.
Long suy nghĩ một lúc rồi trả lời
- Đau phổi thì có, lúc tôi rời trại nhưng giấy Bác Sĩ thì không. Lúc tôi đi làm chịu lạnh không nổi thì xếp tôi biết nên có cho tôi giấy giới thiệu đề về bên nầy xin việc làm.
- Vậy chúng tôi có thể xem tờ giấy đó được không?
Sau khi xem xét xong anh ta dùng máy tính gỏ lóc cóc một hồi rồi nói:
- Anh hội đủ điều kiện nhận tiền thất nghiệp trong vòng 6 tháng. Mỗi đầu tuần chúng tôi sẽ gởi cho anh một tấm check 105$ khoảng thứ tư thì anh sẽ nhận được. Phía dưới tấm check là bảng báo cáo hàng tuần, nếu anh bắt đầu đi làm thì tiền trợ cấp sẽ chấm dứt sau đó hai tuần. Nói như thế có nghĩa là lúc anh bắt đầu nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên ở sở làm cũng là lúc tiền trợ cấp thất nghiệp chấm dứt. Nếu anh đi làm mà không báo cáo, khi sở thất nghiệp phát hiện thì anh sẽ phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận, cộng thêm 10% tiền phạt và 10%tiền lời. Anh có còn thắc mắc hoặc hỏi thêm vấn đề gì nữa không?
Long bắt tay từ giã anh ta ra về mà trong lòng hoang mang cho những ngày sắp tới của mình...
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 41 )
Lanh Nguyễn
Gần sáu giờ chiều thì có tiếng chìa khóa mở cửa khua lắc cắc. Ông Paul vừa bước vào nhà vừa kéo dài giọng nói:
- I am ho. .me.
Long chạy ra:
- Chào ông! Tôi là Long, người mà lúc trước đã gởi thư xin ông cho ở trọ nhà. Hôm nay tôi tới ở.
- Chào mừng anh đến đây. Anh đi đường xa có mệt lắm không?
- Dạ không, lên xe tôi chỉ ngồi ngắm cảnh và ngủ thôi nên không thấy mệt. Còn ông đi làm về chắc là mệt?
Ông Paul cười lớn:
- Tiếng Anh cũng khá đấy chứ, tốt hơn tôi tưởng nhiều. Thú thiệt đọc thư anh tôi nghỉ là người nào đó viết dùm, nhưng bây giờ thì tôi biết là tôi lầm. Anh có muốn nói chuyện chơi với tôi không?
- Chỉ sợ ông đi làm về mệt thôi, chứ tôi lúc nào cũng muốn học thêm tiếng Anh hết.
Ông Paul có vẻ hài lòng với thành viên mới trong nhà:
- Vậy thì anh xuống bếp nấu cho một ấm nước sôi, ở đây tôi có cà phê gói pha sẵn, tôi thay đồ xong mình vừa uống cà phê vừa nói chuyện.
Ông Paul cũng thuộc tiếp người hút thuốc lá, vừa ngồi vào ghế sofa là kéo liền cái gạt tàn thuốc ra để trên bàn
- Anh có hút thuốc lá không vậy?
Long chưa kịp trả lời thì ông ta cười giòn nói tiếp. Hình như tôi hỏi hơi thừa, người Việt Nam các anh hầu như thanh niên nào cũng hút thuốc lá cả.
Long cũng cười tiếp lời:
- Ông cũng nghiên cứu nhiều về cuộc sống của người Việt chúng tôi lắm. Đúng là thanh niên Việt thích hút thuốc lá, vì khi mới vừa lớn lên họ tưởng lầm hút thuốc thì các cô gái trẻ sẽ cho mình là người lớn, với lại kẹp điếu thuốc trên tay thì coi oai hơn, đàn ông hơn, riết rồi họ ghiền thuốc lúc nào không hay.
Hai người bắt đầu nói chuyện về phong tục tập quán đời sống, sự khác biệt của hai dân tộc. Bảo thì đứng trơ mắt nhìn không tin nổi người mà trước đây nó từng quen biết, giờ có thể nói chuyện được với người bảo trợ nó.
Thấy nói chuyện đã lâu sợ Paul mệt và chán nên Long nói vào vấn đề chính:
- Hôm viết thư tôi chưa hỏi rõ, hôm nay xin ông cho biết tôi cần phụ trả tiền nhà và chi phí điện nước mỗi tháng bao nhiêu ạ?
Ông ta lại cười lớn hỏi lại:
- Bảo chưa nói với anh, tôi là người bảo trợ bốn đứa nó từ trại tị nạn Song Kha Thái Lan qua đây sao? Chúng nó ở đây đâu có phụ cho tôi cái gì. Mà không có chúng nó thì tôi cũng phải trả ngần ấy chi phí thôi, đâu có khác biệt gì nhiều. Nhưng mà cũng cám ơn anh quan tâm, còn như anh muốn chia sẽ trách nhiệm thì tiền điện thoại viễn liên nếu anh có gọi thì tự trả lấy. Bạn bè anh đến chơi không nên làm ồn và phải về trước 8 giờ tối vì tôi cần nghỉ nghơi sớm để đi làm.
- Xin cám ơn ông tôi xin tuân thủ những điều ông vừa mới nói. Chúc ông ngủ ngon.
Long thu dọn ly tách rồi rửa sạch đồ gạt tàn thuốc mới qua phòng mình nằm ngủ. Long vừa nằm xuống giường thì Bảo bước qua hỏi:
- Anh đi qua bển có 8 tháng, học cách nào mà nói chuyện được với ổng vậy?
- Thì cũng học như em, có điều lúc nào cũng tìm chuyện để nói, lúc đầu nói không hiểu thì dùng tay phụ họa, dùng tay lâu ngày thì bị mỏi, nên bây giờ không cần dùng nữa vậy thôi. Mà em ở chung với ông ta sao không tập nói chuyện thường xuyên, ông ta cũng vui tính chứ có khó khăn gì đâu .
Bảo gải đầu:
- Em sợ nói sai ông ta cười.
- Người ta nói chuyện với mình ai cũng muốn biết, người kia muốn nói cái gì, bởi vậy khi họ nghe mà không hiểu, nhất định họ sẽ hỏi lại cho tới khi họ hiểu, còn mình nói mà họ chưa hiểu thì mình ra dấu cho họ biết hoặc là dùng từ khác để diễn tả. Không ai cười chê đâu mà sợ, cứ phan đại đi, sợ hoài tới già một tiếng cũng không nói được.
- Em sẽ cố gắng thử...
Bảy giờ sáng Long vừa thức dậy thì ông Paul đã chuẩn bị xong để đi làm, sắp sửa bước ra cửa.
- Chào buổi sáng Paul, ông sắp đi làm à.
- Tôi 8;30 giờ sáng mới vào làm, bây giờ đến đó thì còn sớm, nhưng mà tôi còn phải ghé quán, ăn sáng uống cà phê nữa. Còn anh thức sớm làm gì ?
- Tôi thức giờ nầy đã là trể rồi, lúc ở Ohio 7 giờ sáng là đã ra xe đi học, ngày nào cũng thế nên quen.
Long xuống bếp định chiên cơm ăn sáng nhưng dầu ăn cũng không có nên đành phải tiếp tục món trứng gà chấm muối.
Xem đường xe bus trên bản đồ xong, chàng một mình đến sở an sinh xả hội. Tòa nhà lớn vỉ đại nầy, tọa lạc trên đường Otis nó chiếm gần một phần ba block đường, bên trong chằng chịt phòng ốc như bát quái trận đồ, người qua kẻ lại như khu chợ nhỏ, khác với vẻ yên lặng của Ohio. Long hỏi thăm một anh Mỹ đen có mang cây súng ngắn đang đứng xớ rớ trước cửa ra vô:
- Tôi là người tị nạn mới đến, muốn vào xin tiền trợ cấp, vậy thì tôi phải đến đâu, ông làm ơn chỉ dùm.
Anh ta không buồn mở miệng mà chỉ dùng tay chỉ vào cánh cửa lớn phía trước, đang có hai người bước vào cùng lúc. Long vội gật đầu cám ơn rồi bước theo họ. Bên trong cả chục dãy ghế dầy đặt người ngồi. Chàng nhìn quanh thấy có bàn hướng dẫn, nên đến hỏi nhờ họ chỉ giúp. Một bà Mỹ già trên ngực có đeo bảng, làm việc tự nguyện Long đến nhờ bà chỉ dùm thủ tục xin trợ cấp, bà ta vui vẻ bảo chàng xếp hàng, xin số thứ tự rồi ngồi chờ, đến khi nào có người gọi số của mình, thì theo họ rồi trình hết những giấy tờ mình đem theo, người phụ trách sẽ làm hồ sơ dùm mình. Long chờ hơn hai giờ đồng hồ thì cũng tới số của mình đang giữ.
Người gọi chàng là một phụ nữ trẻ da đen đúng như sự phỏng đoán của Bảo, có điều cô ta còn trẻ nên không thể gọi là bà được. Cô ta tự giới thiệu tên Teresa cán sự xã hội. Sau khi Long trình bày tình trạng của mình cô ta phán:
- Anh đã đi làm hơn bảy, tháng nên hội đủ điều kiện xin trợ cấp thất nghiệp, bao giờ sở thất nghiệp thôi cấp thì hảy trở lại đây chúng tôi sẽ giải quyết.
Long chả hiểu gì về luật lệ phức tạp nên hỏi lại:
- Tôi mới đến xứ nầy, luật lệ gì cũng không biết, cô làm ơn giải thích dùm được không?
Cô cán sự xã hội trẻ, vui vẻ giải nghĩa:
- Khi anh đi làm, người chủ có bổn phận mua bảo hiểm thất nghiệp cho anh, bảo hiểm nầy chỉ có hiệu lực khi anh đã làm từ sáu tháng trở lên. Anh đã làm 7 tháng 3 tuần lễ rồi nên anh đủ điều kiện xin thất nhhiệp. Bây giờ sở thất nghiệp sẽ cấp cho anh sáu tháng tiền phụ cấp, sau sáu tháng nếu anh chưa tìm được việc làm, thì sở an sinh xã hội sẽ cấp tiền cho anh theo đạo luật giúp người tị nạn. Chúng tôi cũng nói rõ cho anh biết, từ năm 1980 những người tị nạn độc thân chỉ còn được trợ cấp 18 tháng thôi, không như trước đây được 24 tháng.
- Cám ơn cô, nhưng tôi phải tới đâu để xin tiền thất nghiệp.
Teresa lấy ra một cải bản đồ xe bus chỉ cho Long, nên bắt xe số mấy tới đoạn đường nào thì chuyển xe, cô ta còn cẩn thận ghi vào mảnh giấy vàng phía dưới có keo, rồi dán vào tấm bản đồ cho Long, sau đó bắt tay chúc chàng may mắn.
Theo sự hướng dẫn tận tình của Teresa nửa giờ sau Long đến được sở thất nghiệp. Nơi nầy ít người lui tới hơn nên không phải xếp hàng lâu. Họ hỏi Long "tại sao nghỉ việc" Long thành thật trả lời:
- Ở Ohio lạnh quá tôi không chịu nổi nên phải chạy về đây ở cho đở lạnh.
Anh ta lạnh lùng phán:
- Thông thường nếu anh tự ý nghỉ việc thì sở thất nghiệp sẽ phạt anh một tháng đầu không được nhận trợ cấp, trừ trường hợp anh chứng minh được mình có lý do chính đáng. Còn trường hợp của anh vì lạnh không chịu nồi phải về đây ở, vậy có gì để chứng minh cho lời nói của anh không? Ví dụ như là Bác Sỉ nói anh bị yếu phổi không thể sống nơi có khí hậu lạnh chẳng hạn.
Long suy nghĩ một lúc rồi trả lời
- Đau phổi thì có, lúc tôi rời trại nhưng giấy Bác Sĩ thì không. Lúc tôi đi làm chịu lạnh không nổi thì xếp tôi biết nên có cho tôi giấy giới thiệu đề về bên nầy xin việc làm.
- Vậy chúng tôi có thể xem tờ giấy đó được không?
Sau khi xem xét xong anh ta dùng máy tính gỏ lóc cóc một hồi rồi nói:
- Anh hội đủ điều kiện nhận tiền thất nghiệp trong vòng 6 tháng. Mỗi đầu tuần chúng tôi sẽ gởi cho anh một tấm check 105$ khoảng thứ tư thì anh sẽ nhận được. Phía dưới tấm check là bảng báo cáo hàng tuần, nếu anh bắt đầu đi làm thì tiền trợ cấp sẽ chấm dứt sau đó hai tuần. Nói như thế có nghĩa là lúc anh bắt đầu nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên ở sở làm cũng là lúc tiền trợ cấp thất nghiệp chấm dứt. Nếu anh đi làm mà không báo cáo, khi sở thất nghiệp phát hiện thì anh sẽ phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã nhận, cộng thêm 10% tiền phạt và 10%tiền lời. Anh có còn thắc mắc hoặc hỏi thêm vấn đề gì nữa không?
Long bắt tay từ giã anh ta ra về mà trong lòng hoang mang cho những ngày sắp tới của mình...
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 41 )
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét