Truyện ngắn nhiều kỳ của lanh Nguyễn
Chiều thứ hai vừa bước vào sở làm Julia đã nhanh miệng:
- Chào buổi tối! Cục đường của em.
Cứ như thế, khi nói chuyên với Long nàng lúc thì gọi là mật ong, gọi chán thì kêu cục đường, lúc khác thì gọi anh yêu. Gọi bằng tiếng nào nghe cũng ngọt ngào tình tứ, nàng cũng chẳng hề che giấu quan hệ tình cảm với Long. Julia dặn Dũng :
- Từ nay em cứ về trước đi, chị sẽ đưa anh Long về cho. Tụi chị có thêm nhiều việc cần làm, em khỏi phải chờ .
Vậy là mỗi tối dù có thêm việc, hay là đã làm xong rồi, nàng cũng lái xe lòng vòng tìm nhà hàng MacDonald 's mở cửa 24 giờ vào ăn bánh Hamburger, để khi trở về đến văn phòng thì mọi người đã về hết không còn ai nữa.
Đôi khi nàng đến nhà Long mà chú ba và Dũng chưa ngủ, thì nàng đem băng cát-sét ra đọc, hoặc chỉ mở băng ra nghe lại chờ mọi người đi ngủ để rồi tiếp tục cuộc chiến trường kỳ chưa phân thắng bại.
Mỗi sáng thứ bảy nàng đều theo Long đến trại hè để chở hai cô em cùng Long đi chơi, vừa vui, vừa lấy lòng gia đình chú thím ba. Xem ra Julia cũng nghiên cứu và biết nhiều về phong tục của người Việt Nam. Phượng và Nga cũng mau chóng thân thiện với nàng lắm.
Lịch trình dầy đặc ấy, đã kéo dài gần hai tháng, làm Long mệt phờ người, mỗi tối ngủ không quá bốn tiếng đồng hồ, ban ngày đi học, ban đêm cày hai jobs, lâu, lâu Julia kẹt mới tha cho chàng ít hôm, nhưng sau đó nàng lại đòi trả bài bù lại. Khi hai đứa nhỏ trở về nhà vì trại hè đã kết thúc, ngày thứ bảy nàng dành ra dạy thêm cho chúng, để chúng chuẩn bị tựu trường vào niên học mới. Julia rất khôn ngoan trong giao tế, nên dù đoán biết nàng từng ngủ qua đêm nhiều lần ở nhà mình, nhưng tất cả mọi người trong nhà đều lờ đi như chưa hề hay biết.
Rồi mùa thu đến cây cối hai bên đường nhuộm màu vàng úa, từng loạt lá vàng rơi tơi tả theo những cơn gió nhẹ. Học sinh bắt đầu trở lại trường để học. Thời tiết từ từ chuyển sang lạnh lẽo, không khí oi bức của mùa hè, vụt biến đi nhanh chóng, để nhường chỗ cho những cơn gió nhẹ hiu, hiu, nhưng cũng đủ làm cho dân tị nạn mới đến phải nổi gai cùng mình vì lạnh.
Người Mỹ thì rất thích mùa thu vì cảnh vật hữu tình, đi đâu cũng thấy một màu vàng rực rở, không khí trong lành mát mẻ, còn người Việt thì đã thấy lạnh cắt da rồi.
Julia đã trở về trường trên Columbus, đêm tiễn đưa, nàng hứa mỗi chiều thứ sáu sẽ về gặp nhau.
Long trở về với cuộc sống yên bình, phẳng lặng của ba tháng trước. Mỗi tối đi làm về sau khi tắm rửa, ăn uống xong về phòng học bài. Một vài hôm đầu được nghỉ ngơi thoải mái, nhưng từ đêm thứ tư trở đi đã thấy trống vắng nhớ nhung bâng khuâng..Thế mới biết cái gì có trước mặt thì mình không hề quí, để khi không còn thì nuối tiếc, nhớ mong...
Chiều thứ sáu lặng lẽ đi qua như những buổi chiều bình thường khác, Julia chắc bận nhiều việc quá nên chưa về được, vì thông thường những ngày đầu sau khi nhập học có nhiều việc cần phải giải quyết như, chỗ ở hay phải tìm việc làm mới. Long nghỉ như vậy.
Sáng thứ bảy không có người chở đi chơi, hai cô nhỏ cứ la cà rủ rê đá banh, đánh cầu, nhưng Long bắt chúng vào luyện giọng đọc, để chàng nghe được tiếng của Julia trong máy cho đở nhớ. Hai đứa nhỏ bây giờ không còn coi cái máy thu băng là một trò chơi lạ nữa, nên chúng vào đọc chưa được mười phút là đã kiếm cớ bỏ đi chơi bài với nhau rồi. Nghe băng một hồi rồi cũng chán, Long chuyển qua viết thơ về thăm gia đình, thư viết xong , thời gian trống trải còn quá nhiều, không biết làm gì để lấp đầy. Chả lẽ tìm tụi nhỏ chơi bài. Long tự hỏi.
Nhưng rồi chàng lấy viết ra tiếp tục viết thư cho những người quen có tên trong cuốn sổ ghi địa chỉ. Ba cái thư ngắn gọn nội dung na ná như nhau được gởi cho Thông, Bảo và Phước, kể về sinh hoạt nơi đây, còn thêm vào cái cảnh hoang vắng của xứ khỉ ho cò gáy nầy. Thư gởi đi nhưng chắc gì có hồi âm, vì từ trước đến nay chàng cũng đã gởi đi nhiều thư lắm rồi nhưng mà có ai gởi lại đâu. Kể cả thùng quà gởi đến nay đả hơn ba tháng mà chưa biết gia đình có nhận được không.
Lại thêm một tuần chờ đợi trong vô vọng, sáng thứ bảy chuông cửa reo vang, Long không chờ Phượng từ trên lầu xuống mở cửa, mà chính chàng chạy nhanh ra để mong gặp lại Julia. Nhưng người đến không phải là nàng mà là anh Hải:
- Chào anh! Hôm nay có chuyện gì không mà đến chơi sớm vậy?
Anh Hải vừa khệ nệ ôm hai thùng bia đi vào, vừa nói:
- Hôm nay tới đây chơi với chú và anh Ba một bữa cho đã, mai tôi đi tiểu bang khác rồi. Ở đây lạnh quá, hơn nữa thằng con tôi sắp tới tuổi đi học rồi mà trường mẫu giáo thì xa quá.
Chú ba vừa xuống tới:
- Vậy ông tính đi đâu? Sao hổm rày êm ru không nghe nói gì ráo trọi vậy?
- Thì thằng bạn chung đơn vị vừa mới liên lạc được mấy hôm nay thôi.
Chú ba chép miệng than:
- Ông mà đi thì tôi không còn tay nào nhậu nữa cả.
Long vào bếp định làm vài món nhắm nhưng thím ba cũng xuống theo
- Thôi mấy anh em ngồi nói chuyện đi, vụ bếp núc để tui lo cho.
Long đem bao khoai tây chiên và đậu phọng rang ra để ba người làm lai rai. Long hỏi:
- Anh moved đi đâu vậy?
- Nghe nó nói chỗ đó kêu là Westminster gì đó, hình như là ở nam Ca-Li thì phải.
- Vậy là gần cô Nhung rồi. Có khi về đó anh gặp lại cô ta cũng không chừng.
Anh Hải vừa khui bia vừa cười:
- Nhắc mới nhớ nghen, từ hôm cổ đi tới giờ có thơ từ gì cho chú không vậy?
Long cười khổ trả lời:
- Từ thì có, còn thơ thì không. Bên đó đàn bà con gái quí hơn vàng, cổ mà ra đường thiên hạ bu theo rần rần, làm gì còn thời gian rảnh để mà viết thơ với từ.
Anh Hải cười hì, hì:
- Thì cũng tại chú già kén chẹn hôm làm gì, xứ tạm bợ nầy cái gì cũng là tạm bợ cả mà.
Chú ba cười lớn:
- Thôi vô đi, nhắc làm chi cho thầy buồn, hôm nay quắc cần câu một bữa đi, không biết tới đời nào, kiếp nào anh em mới gặp lại.
Ba người vừa uống bia vừa bàn chuyện đời, bổng anh Hải vổ đùi một cái chát la lên:
- Chết mồ hong, xém một chút tui quên mất chuyện quan trọng rồi, nói xong anh buôn đũa chạy ra xe, một lúc sau anh đem vào một bọc foodstamp nói:
- Từ ngày cô Nhung đi tới giờ, không biết làm sao giải quyết hết ba cái quỷ nầy, đồ ăn thì còn chất đầy cả tủ lạnh mà mỗi tháng nó cứ gởi về hoài không biết mua thứ gì nữa. Phải nó cho mình tiền mặt đở khổ biết bao nhiêu.
Chú ba cũng đồng tình:
- Tui thì có khác gì ông đâu, bốn tháng nay chắc là dư cũng sáu, bảy trăm gì đó chứ không ít đâu.
- Rồi anh tính làm sao xài nó? Bỏ đi thì phí quá, nhưng mà mình đâu biết chỗ cô Nhung mua đồ ở đâu mà đem tới xài.
Chú ba như sực nhớ ra hỏi Long:
- Thầy đi với cổ một lần rồi có còn nhớ chỗ nào không vậy?
- Ở Columbus nhưng mà đường nào thì tôi chịu chớ làm sao mà nhớ nổi.
Anh Hải thất vọng:
- Vậy cũng như không, tưởng mấy ông biết thì đổi dùm tôi, kiếm ít tiền mặt, ai dè mấy ông cũng trớt he như tui. Nhưng mà đem cái nầy về làm gì, tui tặng lại chú nếu mà có lên Columbus tìm được chỗ mua bia, khi uống nhớ nhắc tui một tiếng là vui rồi.
Ba người mỗi người mang một nỗi buồn riêng nên uống đến khi nằm ngủ luôn trên bàn lúc nào không ai hay biết.
Anh Hải đi rồi chú ba buồn lắm, mà không buồn sao được, anh ta là người bạn duy nhất của chú, còn Long bao nhiêu thời gian rảnh hai đứa con chú chiếm hết rồi, chỉ năm khi mười họa có khách khứa tới nhậu nhẹt thì tụi nó mới không dám tìm.
Hôm nay vừa đi học về thì thím ba cười nói:
- Hôm nay thầy có thơ nè, đoán coi, ai gởi tới?
Long mừng rơn trong bụng nhưng đoán không ra là của ai, Nhung, hay Mỹ Ngọc cho nên nói trớ đi:
- Chắc là thơ Việt Nam phải không?
Thím cười to:
- Đúng bon, thầy nối nghiệp con Dung cháu tôi được rồi đó.
Long mừng rở cầm lá thư sau hơn 27 tháng dài không một tin tức gì về gia đình cả.
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 34)
Lanh Nguyễn
Chiều thứ hai vừa bước vào sở làm Julia đã nhanh miệng:
- Chào buổi tối! Cục đường của em.
Cứ như thế, khi nói chuyên với Long nàng lúc thì gọi là mật ong, gọi chán thì kêu cục đường, lúc khác thì gọi anh yêu. Gọi bằng tiếng nào nghe cũng ngọt ngào tình tứ, nàng cũng chẳng hề che giấu quan hệ tình cảm với Long. Julia dặn Dũng :
- Từ nay em cứ về trước đi, chị sẽ đưa anh Long về cho. Tụi chị có thêm nhiều việc cần làm, em khỏi phải chờ .
Vậy là mỗi tối dù có thêm việc, hay là đã làm xong rồi, nàng cũng lái xe lòng vòng tìm nhà hàng MacDonald 's mở cửa 24 giờ vào ăn bánh Hamburger, để khi trở về đến văn phòng thì mọi người đã về hết không còn ai nữa.
Đôi khi nàng đến nhà Long mà chú ba và Dũng chưa ngủ, thì nàng đem băng cát-sét ra đọc, hoặc chỉ mở băng ra nghe lại chờ mọi người đi ngủ để rồi tiếp tục cuộc chiến trường kỳ chưa phân thắng bại.
Mỗi sáng thứ bảy nàng đều theo Long đến trại hè để chở hai cô em cùng Long đi chơi, vừa vui, vừa lấy lòng gia đình chú thím ba. Xem ra Julia cũng nghiên cứu và biết nhiều về phong tục của người Việt Nam. Phượng và Nga cũng mau chóng thân thiện với nàng lắm.
Lịch trình dầy đặc ấy, đã kéo dài gần hai tháng, làm Long mệt phờ người, mỗi tối ngủ không quá bốn tiếng đồng hồ, ban ngày đi học, ban đêm cày hai jobs, lâu, lâu Julia kẹt mới tha cho chàng ít hôm, nhưng sau đó nàng lại đòi trả bài bù lại. Khi hai đứa nhỏ trở về nhà vì trại hè đã kết thúc, ngày thứ bảy nàng dành ra dạy thêm cho chúng, để chúng chuẩn bị tựu trường vào niên học mới. Julia rất khôn ngoan trong giao tế, nên dù đoán biết nàng từng ngủ qua đêm nhiều lần ở nhà mình, nhưng tất cả mọi người trong nhà đều lờ đi như chưa hề hay biết.
Rồi mùa thu đến cây cối hai bên đường nhuộm màu vàng úa, từng loạt lá vàng rơi tơi tả theo những cơn gió nhẹ. Học sinh bắt đầu trở lại trường để học. Thời tiết từ từ chuyển sang lạnh lẽo, không khí oi bức của mùa hè, vụt biến đi nhanh chóng, để nhường chỗ cho những cơn gió nhẹ hiu, hiu, nhưng cũng đủ làm cho dân tị nạn mới đến phải nổi gai cùng mình vì lạnh.
Người Mỹ thì rất thích mùa thu vì cảnh vật hữu tình, đi đâu cũng thấy một màu vàng rực rở, không khí trong lành mát mẻ, còn người Việt thì đã thấy lạnh cắt da rồi.
Julia đã trở về trường trên Columbus, đêm tiễn đưa, nàng hứa mỗi chiều thứ sáu sẽ về gặp nhau.
Long trở về với cuộc sống yên bình, phẳng lặng của ba tháng trước. Mỗi tối đi làm về sau khi tắm rửa, ăn uống xong về phòng học bài. Một vài hôm đầu được nghỉ ngơi thoải mái, nhưng từ đêm thứ tư trở đi đã thấy trống vắng nhớ nhung bâng khuâng..Thế mới biết cái gì có trước mặt thì mình không hề quí, để khi không còn thì nuối tiếc, nhớ mong...
Chiều thứ sáu lặng lẽ đi qua như những buổi chiều bình thường khác, Julia chắc bận nhiều việc quá nên chưa về được, vì thông thường những ngày đầu sau khi nhập học có nhiều việc cần phải giải quyết như, chỗ ở hay phải tìm việc làm mới. Long nghỉ như vậy.
Sáng thứ bảy không có người chở đi chơi, hai cô nhỏ cứ la cà rủ rê đá banh, đánh cầu, nhưng Long bắt chúng vào luyện giọng đọc, để chàng nghe được tiếng của Julia trong máy cho đở nhớ. Hai đứa nhỏ bây giờ không còn coi cái máy thu băng là một trò chơi lạ nữa, nên chúng vào đọc chưa được mười phút là đã kiếm cớ bỏ đi chơi bài với nhau rồi. Nghe băng một hồi rồi cũng chán, Long chuyển qua viết thơ về thăm gia đình, thư viết xong , thời gian trống trải còn quá nhiều, không biết làm gì để lấp đầy. Chả lẽ tìm tụi nhỏ chơi bài. Long tự hỏi.
Nhưng rồi chàng lấy viết ra tiếp tục viết thư cho những người quen có tên trong cuốn sổ ghi địa chỉ. Ba cái thư ngắn gọn nội dung na ná như nhau được gởi cho Thông, Bảo và Phước, kể về sinh hoạt nơi đây, còn thêm vào cái cảnh hoang vắng của xứ khỉ ho cò gáy nầy. Thư gởi đi nhưng chắc gì có hồi âm, vì từ trước đến nay chàng cũng đã gởi đi nhiều thư lắm rồi nhưng mà có ai gởi lại đâu. Kể cả thùng quà gởi đến nay đả hơn ba tháng mà chưa biết gia đình có nhận được không.
Lại thêm một tuần chờ đợi trong vô vọng, sáng thứ bảy chuông cửa reo vang, Long không chờ Phượng từ trên lầu xuống mở cửa, mà chính chàng chạy nhanh ra để mong gặp lại Julia. Nhưng người đến không phải là nàng mà là anh Hải:
- Chào anh! Hôm nay có chuyện gì không mà đến chơi sớm vậy?
Anh Hải vừa khệ nệ ôm hai thùng bia đi vào, vừa nói:
- Hôm nay tới đây chơi với chú và anh Ba một bữa cho đã, mai tôi đi tiểu bang khác rồi. Ở đây lạnh quá, hơn nữa thằng con tôi sắp tới tuổi đi học rồi mà trường mẫu giáo thì xa quá.
Chú ba vừa xuống tới:
- Vậy ông tính đi đâu? Sao hổm rày êm ru không nghe nói gì ráo trọi vậy?
- Thì thằng bạn chung đơn vị vừa mới liên lạc được mấy hôm nay thôi.
Chú ba chép miệng than:
- Ông mà đi thì tôi không còn tay nào nhậu nữa cả.
Long vào bếp định làm vài món nhắm nhưng thím ba cũng xuống theo
- Thôi mấy anh em ngồi nói chuyện đi, vụ bếp núc để tui lo cho.
Long đem bao khoai tây chiên và đậu phọng rang ra để ba người làm lai rai. Long hỏi:
- Anh moved đi đâu vậy?
- Nghe nó nói chỗ đó kêu là Westminster gì đó, hình như là ở nam Ca-Li thì phải.
- Vậy là gần cô Nhung rồi. Có khi về đó anh gặp lại cô ta cũng không chừng.
Anh Hải vừa khui bia vừa cười:
- Nhắc mới nhớ nghen, từ hôm cổ đi tới giờ có thơ từ gì cho chú không vậy?
Long cười khổ trả lời:
- Từ thì có, còn thơ thì không. Bên đó đàn bà con gái quí hơn vàng, cổ mà ra đường thiên hạ bu theo rần rần, làm gì còn thời gian rảnh để mà viết thơ với từ.
Anh Hải cười hì, hì:
- Thì cũng tại chú già kén chẹn hôm làm gì, xứ tạm bợ nầy cái gì cũng là tạm bợ cả mà.
Chú ba cười lớn:
- Thôi vô đi, nhắc làm chi cho thầy buồn, hôm nay quắc cần câu một bữa đi, không biết tới đời nào, kiếp nào anh em mới gặp lại.
Ba người vừa uống bia vừa bàn chuyện đời, bổng anh Hải vổ đùi một cái chát la lên:
- Chết mồ hong, xém một chút tui quên mất chuyện quan trọng rồi, nói xong anh buôn đũa chạy ra xe, một lúc sau anh đem vào một bọc foodstamp nói:
- Từ ngày cô Nhung đi tới giờ, không biết làm sao giải quyết hết ba cái quỷ nầy, đồ ăn thì còn chất đầy cả tủ lạnh mà mỗi tháng nó cứ gởi về hoài không biết mua thứ gì nữa. Phải nó cho mình tiền mặt đở khổ biết bao nhiêu.
Chú ba cũng đồng tình:
- Tui thì có khác gì ông đâu, bốn tháng nay chắc là dư cũng sáu, bảy trăm gì đó chứ không ít đâu.
- Rồi anh tính làm sao xài nó? Bỏ đi thì phí quá, nhưng mà mình đâu biết chỗ cô Nhung mua đồ ở đâu mà đem tới xài.
Chú ba như sực nhớ ra hỏi Long:
- Thầy đi với cổ một lần rồi có còn nhớ chỗ nào không vậy?
- Ở Columbus nhưng mà đường nào thì tôi chịu chớ làm sao mà nhớ nổi.
Anh Hải thất vọng:
- Vậy cũng như không, tưởng mấy ông biết thì đổi dùm tôi, kiếm ít tiền mặt, ai dè mấy ông cũng trớt he như tui. Nhưng mà đem cái nầy về làm gì, tui tặng lại chú nếu mà có lên Columbus tìm được chỗ mua bia, khi uống nhớ nhắc tui một tiếng là vui rồi.
Ba người mỗi người mang một nỗi buồn riêng nên uống đến khi nằm ngủ luôn trên bàn lúc nào không ai hay biết.
Anh Hải đi rồi chú ba buồn lắm, mà không buồn sao được, anh ta là người bạn duy nhất của chú, còn Long bao nhiêu thời gian rảnh hai đứa con chú chiếm hết rồi, chỉ năm khi mười họa có khách khứa tới nhậu nhẹt thì tụi nó mới không dám tìm.
Hôm nay vừa đi học về thì thím ba cười nói:
- Hôm nay thầy có thơ nè, đoán coi, ai gởi tới?
Long mừng rơn trong bụng nhưng đoán không ra là của ai, Nhung, hay Mỹ Ngọc cho nên nói trớ đi:
- Chắc là thơ Việt Nam phải không?
Thím cười to:
- Đúng bon, thầy nối nghiệp con Dung cháu tôi được rồi đó.
Long mừng rở cầm lá thư sau hơn 27 tháng dài không một tin tức gì về gia đình cả.
(Còn tiếp... Xin xem tiếp kỳ 34)
Lanh Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét